Soạn bài Chiếc Lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng - Lớp 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ấn Nguyệt Phù Dung, 9 Tháng một 2022.

  1. CHIẾC LƯỢC NGÀ - Nguyễn Quang Sáng

    I. Giới thiệu chung.

    1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.

    2. Tác phẩm: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (1966) được tác giả viết khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, nội dung kể về câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

    3. Tóm tắt:

    4. Tình huống:

    Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:

    ● Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.

    => Tình huống cơ bản.

    ● Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

    ⇒ Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ.


    II. Phân tích.

    1. Nhân vật bé Thu.

    - Cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

    * Bé Thu trong ngày đầu gặp cha.

    - Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu:

    + Thu đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi.

    + Khi thấy ba em bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má.

    - > Hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi.

    => Thu không chấp nhận sự thật vì người ba mà mình xem trong hình không giống như ông Sáu ở ngoài thực.

    * Bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà.


    - Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra, xem ông Sáu như người lạ.

    - Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

    - Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là "người ta".

    Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liền hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.

    - Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

    => Bé Thu phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh song cũng rất cá tính.


    * Bé Thu khi nhận ra cha.

    - Khi bỏ sang nhà bà ngoại, Thu đã được ngoại giải thích, lí giải vì sao ba lại có vết thẹo dài đó, cuộc sống của ba gian khổ như thế nào, và chính chiến tranh đã khiến cho ba có một vết thương như thế.

    - > Cô bé đã vô cùng buồn và áy náy, trằn trọc mãi không ngủ được, "nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn..".

    - Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người:

    + Không còn bướng bĩnh và lạnh lùng hay nhăn mày cau có như trước.

    + "vẻ mặt nó sám lại buồn rầu.. nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa".

    + Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đôi mắt nó bỗng xôn xao.

    - > Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba.


    - Khi ông Sáu cất lời từ biệt:

    + Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng - tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

    + "Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó."

    + Nó "ôm chặt lấy cổ ba", "nói trong tiếng khóc" để giữ không cho ba đi.

    + Nó khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.

    - > Tiếng khóc vừa là tiếng khóc của sự ân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách.

    => Dường như lúc này mọi khoảng cách giữa Thu với ba đã bị xóa bỏ. Cô bé không giấu giếm tình cảm của mình dành cho ba, nó lo sợ ba sẽ đi mất, cố mọi cách để giữ ba ở lại.

    => Tình yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.

    * Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật.

    - Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ.

    - Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc.

    - Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và am hiểu tâm lí trẻ thơ của nhà văn.

    - Nghệ thuật liệt kê được sử dụng hiệu quả.


    2. Nhân vật ông Sáu.

    * Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày. 1. Tình yêu dành cho con của ông Sáu: - Trong những ngày ông về thăm quê: + Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: Nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.

    + Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: Mặt sầm lại, hai tay buông xuống. ⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.

    + Thời gian ở bên con: Ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng "ba". Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.

    + Cảnh chia li: Ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. ⇒tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.

    - Trong những ngày ông ở căn cứ:

    + Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.

    + Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.

    + Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.

    + Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội. ⇒Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.

    2. Nhận xét về nghệ thuật:

    - Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.

    - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba.

    – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.

    - Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

    - Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.

    III. Tổng kết.

    Ghi nhớ: Sgk.
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...