I/ Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014), bút danh khác là Nguyễn Sáng, quê ở An Giang. Từ năm 1954, ông bắt đầu viết văn. Sau 1975, ông là tổng thư kí Hội nhà văn TPHCM - Ông viết chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ với nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. - Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 2000. 2. Tác phẩm: A. Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. - Đoạn trích thuộc phần giữa truyện b. Thể loại: Truyện ngắn c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, nghị luận d. Bố cục: Bài văn được chia làm 2 phần - Phần 1: Từ đầu đến "Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống" : Tình cảm cha con của bé Thu và ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép. - Phần 2: Còn lại: Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. II/ Đọc hiểu văn bản 1. Tình huống truyện - Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng trớ trêu thay, bé Thu không nhận ra cha, mãi cho tới khi em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyển. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu cho con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể gửi món quà ấy cho con gái. 2. Phân tích A. Nhân vật bé Thu - Trước khi nhận ra cha: Nghe ba gọi bé Thu ngơ ngác, sợ hãi, tròn mắt nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má. Bướng bỉnh, ương ngạnh khi ở nhà với cha - Khi nhận ra cha: Trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Lúc ba chuẩn bị ra đi khuôn mặt bé Thu nghĩ ngỡi xa xăm rồi tới ôm ba thắm thiết - Tính cách bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Miêu tả diễn biến tâm lý thành côn, từ chỗ bé Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ yêu thương => tác giả rất hiểu rõ tâm lý trẻ em b. Tình cảm sâu nặng của ông Sáu với con - Ông xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách: Vội vàng kêu to, vừa bước, vừa kêu to - Ông đau đớn vì con không đáp lại tình cảm của mình mà bỏ chạy "sầm mặt lại, hay tay buông xuống như bị gãy" - Suốt ba ngày nghỉ phép ông không đi đâu chỉ quanh quẩn bên con, ông không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của - Khi chia tay ông bộ lộ tình yêu thương con sâu sắc, anh nhìn con bằng ánh mắt buồn c. Khi ông trở về chiến trường - Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con - Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nhớ con ông lấy lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc. - Thậm chí cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông: Vết thương nặng trong trần càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội => Ông Sáu là biểu tượng cho tình cảm người cha đầy thiêng liêng, sâu nặng III/ Tổng kết * Nghệ thuật - Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật "tôi" - là đồng đội của ông Sáu, người trức tiếp chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu - Tác dụng của việc lựa chọn vai kể + Giúp cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy + Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan