Hướng dẫn soạn chi tiết bài Chiều xuân - Anh Thơ theo SGK 11 bộ Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Vân Yên, 26 Tháng chín 2023.

  1. Vân Yên

    Bài viết:
    6
    I, Tác giả:

    - Tên: Nhà thơ Anh Thơ, tên thật là Vương Kiều Ân với các bút danh khác như Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh và Anh Thơ.

    - Tuổi: Sinh ngày 25-01-1918, mất ngày 14-03-2005.

    - Quê: Thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, quê gốc ở Phủ Lạng Thương.

    - Phong cách thơ: "Anh Thơ cũng có thơ tình nhưng viết theo định hướng nào, không phải là mối tình quê của trai gái vào buổi hội hè mà chủ yếu là tâm tình của cô gái bước vào tuổi đang yêu. Chỉ có những tâm trạng và xúc động giàu nữ tính trong buổi đầu đến với tình yêu, ngượng ngùng, chờ đợi, mong ước và cũng lo lắng băn khoăn" (Tạp chí sông Hương)

    - Quan niệm sáng tác: Anh Thơ quan niệm: "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kì câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến. Tôi yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi". Quan niệm này của Anh Thơ được thể hiện rõ nét trong hầu hết các sáng tác của bà.

    II, Tác phẩm:

    - Xuất xứ: Được rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ in năm 1941.

    - Nội dung: Bức tranh làng quê chiều xuân đẹp và buồn, thanh tĩnh, yên bình.

    - Bố cục: Gồm 3 phần:

    Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.

    Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

    Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

    - Nghệ thuật:

    + Thể thơ: 8 chữ

    + Ngôn ngữ: Gợi hình gợi cảm, giàu chất nhạc chất họa

    + Phép nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê.. làm tăng hiêụ quả thẩm mỹ.

    + Thủ pháp lấy động tả tĩnh

    III, Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

    Câu 1: Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.


    Gợi ý:

    Bức tranh chiều xuân được gợi tả với những hình ảnh quen thuộc là đặc trưng của miền quê Bắc Bộ như: Một bến đò vắng khách với con đò, quán nhỏ, hoa xoan, con đê làng, cỏ non, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò, đồng lúa..

    Bức tranh chiều xuân đẹp, bình yên nhưng gợi buồn qua hình ảnh mưa đổ bụi trầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian, biển đỏ thưa khách mênh mông, con đò nhỏ nghỉ ngơi nằm trôi theo dòng nước, quán tranh đứng im liền bên những chùm hoa xoan rơi rụng tơi bời.

    Bức tranh chiều xuân tuy gợi buồn nhưng vẫn điểm được chút sắc màu sinh động của sự sống thanh bình: Màu biết của cỏ non trải dài tràn cả con đường đê, đàn sáo đen sà xuống "mổ vu vơ" làm rộn cả cánh đồng chiều, những cánh bướm nhỏ với đủ màu sắc rập rờn, đàn trâu bò ung dung thong thả gặm cỏ mà tưởng như "cúi ăn mưa".. Những hoạt động ấy tuy không ồn ào, vội vã nhưng cũng đủ tạo ra những điểm chấm phá độc đáo, có phần làm vơi bớt nỗi buồn vắng vẻ của bến đò chiều.

    Bức tranh chiều xuân tĩnh lặng ấy dường như trở nên tươi tắn hơn, rộn rã và tràn đầy sức sống hơn với sự xuất hiện của âm thanh "lũ có con chốc chốc vụt bay ra" và hình ảnh "một cô nàng yếm thắm" đang mải mê "cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa". Tiếng động bất ngờ của lũ cò càng làm nổi bật sự tĩnh lặng của cảnh, vẻ đẹp của cô thôn nữ bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường, thân quen trở nên đẹp độc đáo và lạ thường.

    => Một bức tranh thể hiện đầy đủ đặc trưng của thiên nhiên trong Thơ mới - mĩ cảm tiêu biểu của thơ 45 - 75: Đẹp và buồn.

    Câu 2: Nhịp điệu của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?

    Gợi ý:

    Vần: Vần chân (vắng - lặng, cỏ - gió, ra - hoa), vần thông (trôi - bời). Ta thấy hầu hết vần của bài thơ đều là những âm tiết mở hoặc nửa khép, vì vậy nó tạo âm hưởng vang ra gọi liên tưởng về không gian mênh mông, rộng mở, chống chảy và vắng lặng của buổi chiều xuân nơi bến đò, con đê làng và đồng ruộng thân quen.

    Nhịp: Đây là thể thơ 7 chữ nên nhịp thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 4/3 đều đặn. Hơn nữa nhịp của bài thơ còn tạo nên từ nhịp độ hoạt động của muôn vật trong bức tranh ấy. Trong khoảng không gian chiều xuân, dưới cảm nhận của nhà thơ, mọi vật dường như đều chuyển động khẽ, chầm chậm, thậm chí là đứng yên. Nhịp thơ vì thế cũng thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Chỉnh nhịp thơ ấy đã góp phần gợi tả vẻ đẹp đặc trưng của buổi chiều xuân ở thôn quê: Thanh bình yên ả, tĩnh lặng.

    => "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác", hay từ nội dung đến nghệ thuật và hai phương diện hay ấy không tách rời nhau. Nghệ thuật sẽ làm sáng tỏ nội dung, làm đẹp nội dung.

    Câu 3: Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?

    Gợi ý:

    Bức tranh quê trong bài thơ đã khiến ta phải nghĩ lại rằng ta cần sống chậm lại để lắng nghe từng chuyển biến của thiên nhiên, cố gắng huy động nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận các vẻ đẹp và từng khoảnh khắc tuyệt diệu của thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên để tìm cho mình những khoảnh khắc thanh bình trong nhịp sống hối hả.

    (Tất cả đều chỉ là gợi ý, các bạn học sinh hãy từ đó mà phát triển, nghiên cứu, sáng tạo, không nên chỉ tập trung vào một đáp án nhất định nào. Chúc các bạn học tốt)
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng chín 2023
  2. Vân Yên

    Bài viết:
    6
    Tại sao bài này chưa đạt yêu cầu? Là do không đủ dài hay có vấn đề gì ạ?
     
  3. Tiên Phan Moderator

    Bài viết:
    233
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...