Phân tích và cảm nhận đoạn trích Chị em Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ảnh Tử Truy Quang, 26 Tháng sáu 2023.

  1. Ảnh Tử Truy Quang

    Bài viết:
    43
    Nguyễn Du là một thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều. Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng được Nguyễn Du sáng tạo bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát

    Truyện Kiều được chia làm ba phần, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" nằm ở phần đầu của bài thơ. Đoạn trích giới thiệu về gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình nhà họ Vương, Nguyễn Du tập trung miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều. Bằng nghệ thuật tả người đặc sắc có tính truyền thống của thơ cổ, với bút pháp ước lệ tượng trưng, đoạn trích đã làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt sắc hoàn hảo của hai chị em Thúy Kiều đồng thời cũng ngầm dự đoán số phận của họ. (Trong đó có đoạn thơ thật hay)

    (Trích thơ)

    Mở đầu đoạn trích nhà thơ đã giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em

    "Đầu lòng hai ả tố nga

    Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân"​

    Hai cô con gái đầu lòng trong gia đình họ Vương đều rất xinh đẹp "ả tố nga", chị là Thúy Kiều còn em là Thúy Vân.

    "Mai cốt cách tuyết tinh thần

    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"​

    Với bút pháp ước lệ tượng trưng, hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ "mười phân vẹn mười" tác giả đã lấy vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên "mai, tuyết" để so sánh với vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Đó là vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Dáng thanh mảnh như cây mai, tinh thần trắng teong như tuyết, cả hai đều đẹp "mười phân vẹn mười" nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp riêng đều toàn vẹn và hoàn hảo

    Kế tiếp đó, nhà thơ đưa bạn đọc đến với vẻ đẹp của Thúy Vân.

    "Vân xem trang trọng khác vời"​

    Câu thơ đã phần nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân. Đó là vẻ đẹp nghiêm trang, đứng đắn, phúc hậu và quý phái. Ở ba câu thơ sau, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân cụ thể hơn, chi tiết hơn

    "Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"​

    Lẽ ra nhà thơ phải miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trước bởi Thúy Kiều là chị nhưng ở đây Nguyễn Du lại chọn miều tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước mặc dù Thúy Vân là em. Đây chính là nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước chỉ là cái cớ để khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy vân cụ thể sắc nét đến từng chi tiết khiến cho hình ảnh Thúy Vân cứ hiện lên trước mắt người đọc. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp Nguyễn Du đã chọn ra những cái đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: "Trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.." Từ những hình ảnh miêu tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng mà cụ thể đến từng chi tiết, kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa "hoa cười, ngọc thốt" giúp người đọc hình dung ra một Thúy Vân với khuân mặt đầy đặn, hiền dịu như vầng trăng tròn, lông mày sắc nét đậm như con ngài, làn da trắng như tuyết, mái tóc óng mượt hơn mây trời, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc. Dung nhan của Thúy Vân qua nét tả thần tình của Nguyễn Du bỗng trở nên tươi đẹp và hấp dẫn. Đó là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái - một vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn. Với cách so sánh "thua, nhường" Nguyễn Du đã ngầm dự đoán số phận của Thúy Vân sẽ bình yên, suôn sẻ, phẳng lặng như chính vẻ tròn trịa, phúc hậu của nàng.

    Tiếp theo đó Nguyễn Du đưa bạn đọc đến với vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Nếu như nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái thì khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều nhà thơ không chỉ tái hiện lại vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn đề cao tài năng của nàng. Câu thơ đầu đã khái quát đặc điểm của Kiều:

    "Kiều càng sắc sảo mặn mà"​

    Có nghĩa là Kiều không chỉ đẹp mà còn sắc sảo về trí tuệ, mặn mà trong tình cảm. Khác với Thúy Vân, Nguyễn Du khẳng định Kiều hơn hẳn Thúy Vân cả về nhan sắc lẫn tài năng.​

    Với biện pháp so sánh, gợi mà không tả "càng", "so bề", "phần hơn" cho ta thấy tuy mỗi người có một vẻ đẹp riêng nhưng Kiều đẹp và tài năng hơn hẳn Thúy Vân.

    Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du không miêu tả đôi mắt nàng bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt thể hiện sự tinh anh của trí tuệ và trong sáng của tâm hồn.

    "Làn thu thủy, nét xuân sơn

    Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh"​

    Với bút pháp ước lệ, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên thật tuyệt mỹ. Đôi mắt đẹp của nàng trong xanh như nước hồ mùa thu, lông mày tươi xinh tràn trề sức sống như nét núi mùa xuân, dung nhan tươi thắm và rạng rỡ đến nỗi hoa phải ghen tị, dáng người tươi xinh mơn mởn đến liễu cũng phải hờn dỗi. Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ thông minh, chim sa cá lặn, hoa liễu hờn ghen, nghiêng nước nghiêng thành không ai sánh nổi. Nguyễn Du vẫn lấy vẻ đẹp thiên nhiên (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhân, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, một vẻ đẹp nhân văn. Từ "ghen" và "hờn" là sự đố kị của thanh niên, qua đó cũng phần nào ngầm đoán số phận của nàng sẽ không bình yên, suôn sẻ mà bấp bênh, trôi nổi.

    Thúy Kiều không chỉ là một tuyệt thế giai nhân mà còn là một cô gái rất mực tài hoa, tinh thông cầm, kì, thi, họa. Thông minh và tài hoa bẩm sinh mà cha mẹ và trời đất phú cho nàng. Nàng có nhiều tài nghệ, đàn hay hát giỏi, biết họa và biết làm thơ:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    duongthithu, Hoàng Ngọc MaiLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...