Phân Tích Sự Khác Nhau Giữa Phân Quyền, Phân Cấp Và Ủy Quyền Học phần: Pháp luật chính quyền địa phương Hình thức: - Phân quyền: Quy định trong luật - Phân cấp: Được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật - Ủy quyền: Bằng văn bản hành chính Chủ thể (bên trao) - Phân quyền: Quốc Hội - Phân cấp: Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương - Ủy quyền: Cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ thể (bên nhận) - Phân quyền: Cấp chính quyền địa phương: HĐND, UBND - Phân cấp: Chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới - Ủy quyền: Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp Nhiệm vụ, quyền hạn :(bên trao) - Phân quyền: Khoản 3 Điều 12: "Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương." - Phân cấp: Khoản 6 Điều 2: "Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp." - Ủy quyền: Khoản 7 Điều 2: "Việc ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đã ủy quyền." Nhiệm vụ, quyền hạn (bên nhận) - Phân quyền: Khoản 2 Điều 12: "Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền." - Phân cấp: Khoản 4 Điều 13: "Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp." - Ủy quyền: Khoản 3 Điều 14: "Cơ quan, tổ chức được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Cơ quan, tổ chức nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền."