Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi congchuangutrongnha, 7 Tháng năm 2022.

  1. congchuangutrongnha

    Bài viết:
    76
    Câu hỏi: Hãy phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của ĐCSVN?

    Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin

    - Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp ; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc ; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, VI Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại".

    Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

    - Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn nó phải được thực hiện trên thực tế.

    - Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc ; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

    Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết

    - Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình

    - Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng

    - Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước hoặc kích động đòi ly khai dân tộc

    Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

    - Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

    - Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.

    Quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của ĐCSVN

    Đại hội XII khẳng định "Đoàn kết các dân tộc cổ vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vàng đồng bào dân tộc thiểu số.. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"

    Tựu trung lại, quan điểm cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện ở các nội dung sau:

    - Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

    - Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.

    - Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi ; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc ; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

    - Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo ; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái ; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

    - Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị"
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...