PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỰ TÌNH 2 - HỒ XUÂN HƯƠNG Có một điều bí mật muôn lần tôi tự hỏi, "thi sĩ là gì?" Phải chăng, giống như Soren đã đáp "Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim" hay liệu rằng, người thi sĩ là những con người "bị nguyền rủa" như William Carlos đã nói: "Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần". Sự nguyền rủa khiến những người thi nhân nhìn thấy những hạt "bụi vàng" không ai thấy và dân hiến cho đời không chỉ là những kiệt tác muôn đời mà còn là mồ hôi và xương máu của chính những đau khổ họ từng trải qua. Bởi có mấy nhà thơ làm thơ mà chơi "ngông" được, phần nhiều họ đều là những con người tài hoa mà bạc mệnh, trời phú cho họ cái tài nhưng đầy đọa họ với những câu chuyện oan trái hẩm hiu. Dễ thấy nhất đó chính là thiên tài kì nữ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX Hồ Xuân Hương. Có lẽ, nét thi sĩ nổi bật nhất của Hồ Xuân Hương đã được trình làng từ rất sớm nhưng đặc sắc nhất phải kể đến là tác phẩm "Tự tình 2". Bài thơ Tự tình 2 là một trong số ba bài thơ thuộc chùm thơ Tự tình đã cất lên tiếng nói đồng cảm với số phận nhiều cay đắng đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tự tình là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình. Hay nói cách khác là sự hé mở nỗi lòng khó nói của tác giả Hồ Xuân Hương. Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của bản thân. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn hoàn bi kịch. "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!". Thi sĩ – một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình. Và nay ta được thấy một Hồ Xuân Hương bẽ bàng tủi hổ như người chinh phụ "Dạo hiên vắng thầm reo từng bước/ ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen" đã đau đớn thốt lên trong đêm khuya điêu tàn đơn chiếc: "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình 1" bà viết: "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, thậm chí nó còn đau lòng, não nề hơn. Bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay phải chăng, người phụ nữ ấy đã thao thức suốt đêm dài với một tâm trạng ngổn ngang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như một sự thúc giục thời gian trôi nhanh, nó như tiếng chày gã gạo, một ngọn gió quẩn quanh không ngừng nện xuống, không ngừng xâu xé để nhắc Hồ Xuân Hương nhớ đến thời gian, nhớ đến từng nét xuân xanh yêu kiều của mình đang dần bị đè bẹp và tan vỡ nhanh chóng. Và phải chăng, chính cái xã hội "chó đểu" khi ấy là nguyên nhân ghê gớm đã làm khô héo, xơ xác một đóa hồng vàng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ, mà thời gian cứ gấp gáp trôi đi, thì Xuân Hương nhận lại chỉ là sự bẽ bàng: "Trơ cái hồng nhan với nước non." Nỗi đau buồn đã đến cực độ không sao chịu nổi và Hồ Xuân Hương tự coi nhẹ chính mình. "Hồng nhan" là sắc mặt hồng hào, là vẻ đẹp của người phụ nữ, còn "trơ" là tủi hổ, là bẽ bàng, là cô độc mà cao hơn là mất hết cả cảm giác, cảm xúc. Từ "trơ" đặt câu với nghệ thuật đảo ngữ, ngoài bản lĩnh của Xuân Hương vẫn là nỗi đau Xuân Hương giống với nàng Kiều khi bị bỏ rơi không thương tiếc: "Đuốc hoa để đó, mặc người nằm trơ". Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân, cái duyên nay đã quá hẩm hiu lại còn thêm oan trái. Hồ Xuân Hương tự lấy mình đối với nước non, lấy tấm thân hao gầy, nhỏ bé và "rẻ rúng" của mình mà so sánh với sự kì vĩ của thiên nhiên, sông núi. Một sự ngông cuồng, phá cách đã đem đến một làn gió mới như trong bài Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan: "Đã vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt", thể hiện một sự bền gan và thách đố hiếm thấy nơi người phụ nữ phong kiến Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ đầy tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" và "tấm lòng son" trọn vẹn, có tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Để rồi đằng sau hai câu đề ấy là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, vươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ dàng như vọng tưởng: "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh," Hồ Xuân Hương đã sử dụng nghệ thuật đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Cũng như bao bậc tao nhân mặc khách, Xuân Hương muốn mượn chén rượu để khuây khỏa lòng mình, nhưng càng uống lại càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, để càng nhìn rõ hơn cái tủi hổ bẽ bàng của phận mình. Rượu tàn cơn say chỉ còn lại sự rã rời. Tình sau giấc thoảng chỉ còn lại nỗi chán chường. Hương rượu vương trên môi người những vị đắng chát còn hương tình ghim trong tim người khao khát những nước mắt và sầu đau. Cái vòng luẩn quẩn về duyên phận ấy sẽ mãi chẳng thể nào hóa giải được và tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo như người xưa từng nói: "Rút dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm." Tình cảnh của nữ sĩ họ Hồ sao lại đau đớn, đắng cay đến thế! Nhất là khi tự bà còn ý thức được bi kịch của đời mình: "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" Chưa bao giờ, vầng trăng lại lạnh lùng đến thế! Trăng không chịu bầu bạn, thấu hiểu cho người để rồi Hồ Xuân Hương phải tự lấy chút ít hồng nhan còn "trơ" lại của mình ra làm thức nhắm và sững sỡ khi nhận ra cuộc đời mình cũng như trăng, chẳng có gì là viên mãn cả. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xế". Bao hi vọng đợi chờ, nhưng đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tầm tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liền với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái. Hai câu luận là hai câu thơ tả cảnh "lạ lùng" được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi đã thể hiện niềm phẫn uất tột cùng của Hồ Xuân Hương: "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn". Với nỗi "oán hận trông ra', nữ thi sĩ thấy được đồng cảm, bởi chính thiên nhiên cũng như đang mang một nỗi niềm phẫn uất như con người. Những sinh vật mềm yếu, bé nhỏ như từng đám rêu thế mà cũng" xiên ngang mặt đất "được! Chỉ có lơ thơ" đá mấy hòn "mà cũng có thể" đâm toạc chân mây "một cách kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy một thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mặt, có thái độ, có hành động, cũng" xiên ngang ", cũng" đâm toạc "mọi trở ngại, thế lực, thế như chẻ tre mà vạch đất, vạch trời để hờn ghen, oán trách. Sự bứt phá mãnh liệt nơi thiên nhiên cũng chính là bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương, những giây phút ủy mị với buồn đau và nước mắt qua đi, người kì nữ ấy đã dũng cảm vươn lên, phản kháng và không hề cam chịu Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài, nữ sĩ đã buồn tủi viết: " Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con " Hai câu thơ bị cắt nhỏ đến mức vụn nát, chúng cứ day đi day lại như xát muối vào lòng Hồ Xuân Hương. Hết mùa xuân này đi qua, mùa xuân khác lại trở lại, như oán than của Xuân Diệu:" Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, /Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất ". Mỗi mùa xuân qua, Xuân Hương lại già thêm một tuổi nhưng u sầu cứ chất cao theo cấp số nhân mà chẳng thể nào vơi đi được. Chữ" ngán "nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ kết hợp với thủ pháp tăng tiến càng làm câu thơ thêm cay đắng, não nề. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều" mảnh ", thế mà chua chát thay chỉ được" san sẻ tí con con ". Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Tình đã vỡ ra thành" mảnh "lại còn bị" san sẻ ", đã" tí "lại" con con ". Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trong bài" Lấy chồng chung ": " Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng " Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Thông qua "Tự tình 2" nói riêng và toàn bộ sáng tác Hồ Xuân Hương nói chung, bà đã cho hậu thế thấy được rõ sự đấu tranh anh dũng với xã hội khắc nghiệt, khao khát có được hạnh phúc, được phát biểu ý kiến riêng của bà. Đây là một tấm gương quý giá và chính tư tưởng nhân văn cao cả này đã đưa Tự Tình 2 và rất nhiều sáng tác khác bước lên đài vinh quang: Kiệt tác, đủ sức sánh ngang và chống chịu lại mọi băng hoại của thời gian và trường tồn mãi với ngàn sau.