Phân tích bài thơ Thu Điếu - Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Võ Duy Ngà, 7 Tháng sáu 2023.

  1. Võ Duy Ngà

    Bài viết:
    14
    "Thu Điếu" nằm trong chùm thơ thu gồm bài ba bài thơ hay nhất về theo nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ đã nói một nét thu đẹp và tĩnh lặng tại một làng quê xưa, biểu lộ một mối tình thu đẹp nhưng lại cô đơn, hơi đượm buồn của một người thi sĩ sao quá nặng tình với quê hương đất nước, cội nguồn, nơi mà những giọt máu rồng thiên đã rơi xuống tự bao giờ.

    "Áo thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    Sóng biếc theo làng hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

    Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt

    Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo

    Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

    Cũng giống với hai bài thơ khác cũng nói về mùa thu của Nguyễn Khuyến là "Thu Vịnh" và "Thu Ẩm", bài thơ "Thu Điếu" được viết vào thời gian sau khi ông từ quan về sống ở quê nhà vào năm 1884. "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh, thể thất ngôn bát cú đường luật. Cả bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam, được phát họa nên bằng ngôn từ, thể hiện được tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

    Ở ngay hai câu thơ mở đầu, Nguyễn Khuyến đã mở ra cho đọc giả thấy một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc vào thu tuyệt đẹp.

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".

    Một chiếc ao thu nước trong veo như có thể thấy được cả đáy, tỏa ra một khí thu đầy lạnh lẽo, như bao trùm cả không gian. Nguyễn Khuyến đã không nói đến cái se lạnh của đầu thu mà là sự lạnh lẽo vào thu phân, thu mạt. Trên mặt ao thu đã không biết bao giờ lại xuất hiện "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Một hình ảnh thơ đã gợi nên sự cô đơn của thuyền câu. "Bé tẻo teo" được sử dụng trong bài thơ để nhằm chỉ đến sự nhỏ bé, đồng thời được kết hợp với âm điệu thơ tạo nên sự hấp dẫn của cảnh vật qua chi tiết "trong veo - bé tẻo teo". Đó là một nét thu đẹp và êm đềm. Vớ cách sử dụng từ ngữ kết hợp âm điệu của bài thơ, người thi sĩ đại tài của Việt Nam đã vẻ ra một bức tranh mùa thu tĩnh lặng, dùng ngôn từ tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng cho bài thơ.

    Hai câu thực tả không gian hai chiều. Màu sắc đã hoàn toàn hòa hợp lại, có sóng biếc có lá vàng. Một cón gió nhẹ nhưng cũng đủ làm cho chiếc lá đưa vèo, làm sóng biếc lăn tản theo từng gợn.

    "Sóng nước theo làn hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".

    Trong hai câu thơ tiếp theo này, tác giả đã viết ra một phép đối thật tài tình, nó đã làm nổi bật lên nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy qua chi tiết "gợn tí - đưa vèo". Thật tinh tế trong cách dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí để phối cảnh với khẽ đưa vèo của lá vàng mùa thu. Ở hai câu thơ này, Nguyễn Khuyến đã tinh tế dùng phép đối để làm nổi bật thêm về mùa thu của bài thơ, dùng hai hình ảnh và từ ngữ nhìn ngoài thì đối lập nhưng khi kết hợp lại thì lại hòa hợp đến lạ thường.

    Để làm nổi bật hơn về sự cô đơn, hiu quạnh trong bài thơ. Nguyễn Khuyến đã viết rằng:

    "Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".

    Bầu trời thu xá nhân ngắt thăm thẳm và bao la. Những áng mây, tầng mây lơ lửng và nhè nhẹ trôi đi tạo nên sự thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và thật nhẹ nhàng. Không một bóng người nào qua lại trên con đường làng đi về cái ngõ xóm "ngõ trúc quanh co khách vắng teo". "Vắng teo" ở đây nghĩa là vô cùng vắng lặng, không xuất hiện một tiếng động nào dù chi rất nhỏ, gợi tả thêm về sự cô đơn vả v tống vắng. Ngõ trúc và tầng mây là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và giống như đang mơ màng vào cảnh vật và không gian. Với cái tài tình và sự tinh tế trong việc dùng từ, Nguyễn Khuyến đã vẽ ra một không gian thật cô dơn, trầm lặng trước mặt các độc giả, vừa làm nổi bật thêm về sự cô đơn, đượm buồn trong bài thơ vừa làm nổi bật hơn về bức tranh mùa thu mà người thi sĩ đã phác họa nên.

    Một bài thơ luôn có trong nó một sự kết thúc đầy ý nghĩa, nhưng ở câu thơ kết thúc cua Nguyễn Khuyến thì lại có thêm một điểm đặc biệt. Ông đã mang bao nhiêu nỗi niềm của mình với quê hương đất nước gói gọn vào trong hai câu thơ này:

    "Tựa gối ôn cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

    Từ "Thu Điếu" có nghĩa là mùa thu câu cá. Thế nhưng thật kì lạ, sáu câu thơ đầu bài lại chỉ nói đến cảnh vật như: "Ao thu", "thuyền câu", "sóng biếc", "lá vàng", "tầng mây", "ngõ trúc". Mãi đến phầm kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn rỗi "tựa gối ôm cần lâu chẳng được". Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe đâu cá động dưới chân bèo. Khiến độc giả như liên tưởng một người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc suy nghĩ đến một người câu cá chờ thời bên bờ sông, chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, tiếng thu cua làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện cùng nhau như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương thật lặng lẽ buồn và cô đơn. Một cuộc đời thanh bạch, mội tâm hồn thanh cao đáng trọng. Có ao xanh, sóng xanh, trời xanh, tre xanh, bèo xanh.. Nhưng lại chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo.

    Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế an nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu, tiếng thu gợi tả và nói lên cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: Veo - tèo - vèo - teo - bèo, phép đối lập tạo sự hài hòa và cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng.. Cho thấy một bút pháp nghệ thuật, điêu luyện, hồn nhiên, thật là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

    Qua đó, ta phần nào thấy được bao nỗi niềm bên trong trái tim người thi sĩ đại tài ấy. Sử dụng kết cấu gieo vần đầy nghệ thuật mang tính khác biệt, sử dụng từ ngữ đầy thanh tao kết hợp các ngụ ý của từng câu thơ. Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy bức tranh mùa thu tuy vẻ ngoài đơn so nhưng chan chứa bên trong là tình yêu đất nước, tình yêu quê hương, nhân dân. Một cuộc đời cống hiến cho nước nhà từ văn chương đến cả triều chính.

    Riêng với tôi, bài thơ là cả một nghệ thuật văn chương, một bức tranh thiên nhiên tuy vẻ ngoài tỉnh lặng nhưng lại có phần sinh động, từng nét thu đều được miêu tả thật chi tiết và chân thực trong bài thơ "Thu Điếu" của Tam Nguyên Yêm Đổ - Nguyễn Khuyến.
     
    Phượng Chiếu NgọcLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng sáu 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...