Có một câu hát đã đi theo tôi mãi, tôi cũng chẳng biết tại sao lại nhớ câu hát đó rõ như vậy: "Đây là tiếng quân ca vang nơi quân trường đầy hào hùng, đem sức trai nêu chí anh hùng. Cố lên, cố lên, dù nhọc nhằn.. đem mồ hôi xương máu kết thành sử xanh". Mỗi khi câu hát đó vang lên tôi lại thấy thấp thoáng đâu đó xuất hiện hình ảnh đoàn quân đang tiến bước. Và cũng có một đoàn quân gây ám ảnh với tôi nhiều như thế, đó chính là đoàn quân Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Quang Dũng vốn là người đa tài ông vừa là một họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ cũng vừa là một chiến sĩ. Trong ông là sự tổng hoa giữa chất nghệ và chất thép. Chính xuất thân đó ông đã xây dựng thành công hình tượng người lính trên núi rừng Tây Bắc hung vĩ, mỹ lệ. Tây Tiến một đoàn quân bất tử, mãi mãi đi vào lịch sử Việt. Tây Tiến là một trung đoàn được thành lập vào tháng 2 năm 1947. Có nhiệm vụ phối hợp với bồ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào giữ vững non sông đất Việt. Bước chân của đoàn quân Tây Tiến đã đi qua hết các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.. Hầu hết nhũng chiến sĩ Tây Tiến đều là những thanh niên học sinh Hà Thành. Dù còn ở cái tuổi mới chớm, non nớt nhưng họ đã phải dấn thân vào nguy hiểm, không chỉ chiến đấu với quân địch mà còn chống chọi với thiên nhiên, núi rừng đặc biệt với căn bệnh sốt rét rừng đầy hiểm nguy. Nhưng cũng chính cái sức trẻ ấy trong suốt chặng đường hành quân chông gai tinh thần họ vẫn lạc quan, yêu đời, lãng mạn, một tâm hồn lộng gió thời đại. Mở đầu bài thơ Tây Tiến là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy khắc nghiệt, dữ dội. Có lẽ chính bởi Quang Dũng là một chiến sĩ Tây Tiến nên mới cảm nhận rõ từng ngọn núi, từng con suối mình đi qua. Thiên nhiên Tây Bắc đặc biệt mà khó có bài thơ nào viết về nơi đây có thể đặc tả được. Bài văn mở đầu băng một giọng văn tha thiết thấm đẫm sự nhớ nhung. Nó như tiếng gọi cảu Quang Dũng tới đoàn quân Tây Tiến năm xưa, những người tưng chia ngọt sẻ bùi: "Sông Mã sa rồi Tây Tiến ơi" Tác giả bắt đầu bằng hình ảnh sông Mã một con sông gắn liền với những bước chân của đoàn quân. Nếu Hà Nội có cầu ong Biên thì ở Tây Bắc núi rừng có dòng sông Mã. Nó là chứng nhân lịch sử trong những tháng ngày bảo vệ bờ cõi biên cương. Sông Mã cũng như Tây Tiến đều là người thân tác giả dành trọn thời gian nhớ thương. "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi" Cái nhớ đó của tác giả thật đặc biệt nó không chỉ đơn thuần la vui ghét đau buồn mà thật khó để diễn tả lên lời. Cảm xúc chơi vơi là một nỗi nhớ mênh mang tận thật khó để định hình. Không những là sự nhớ nhung mà còn là thứ cảm xúc lưng chừng, dai dẳng khiến lòng người nôn nao. Chính sự nhung nhớ đó đã khiến tác giả đắm chìm vào những kỷ niệm hành quân trên núi rừng Tây Bắc. "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" Quang Dũng đã lái người đọc đi đến bước tranh tuyệt mĩ về núi rừng Tây Bắc, nó là sự kết tinh hoàn hảo của đất trời có sự hùng vĩ dữ dội xen lẫn mê hoặc của thiên nhiên. Nhìn lại quãng đường đầy khó khăn đó tác giả nhớ đến Mường Lát, nhớ đến Sài Khao, Pha Luông, nhớ đến sự khắc nghiệt nơi đây. Khi nhắc đến sương người ta thường nhắc đến sương che, sương phủ.. nhưng tác giả lại dùng từ sương lấp, đây quả là cách dùng từ táo bạo. Hay cái đêm hơi của Quang Dũng cũng thật lạ. Ông Vũ Nho Ninh Bình cũng từng nói về cái đêm hơi ấy rằng ông từng đến Mường Lát trong một chuyến công tác cũng cố cảm nhận cái đêm hơi ấy là như thế nào? Đêm sương chăng? Đêm mờ mịt hơi nước chăng? Đêm sương loãng chăng? Đêm sương khói chăng? Ông không tài nào cảm nhận được nhưng cái đêm hơi của Quang Dũng quả thật rất ấn tượng. "Cái sương lấp" và "đêm hơi" của thi nhân là những cảm nhận riêng biệt trong hoàn cảnh hành quân đầy mệt mỏi, sương dày níu chân chiến sĩ, mù mịt u tối lấp cả đoàn quân. Tây Bắc hiện lên không chỉ bởi cái âm u huyền ảo mà còn có những ngọn núi cao chót vót sừng sững, dốc núi dựng đứng lên, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Tác giả đã tinh nghịch hài hước khi dùng từ "súng ngửi trời" để miêu tả độ dốc của ngọn núi, cao đến nỗi mũi súng hướng lên trời xanh. Tác giả khác đã từng viết về Tây Bắc như: "Núi trùng điệp hiên ngang và dung dị Phơi ngực trần ví những chàng trai " Trời xám trời hanh mây lững thững Giăng mờ đất ủ gió lao xao " Tất cả đều diễn tả chốn Tây bắc đầy diễm lệ nhưng Quang Dũng vẫn gây ấn tượng mạnh với độc giả. Bởi lẽ Tây Bắc không chỉ hiện lên qua ý thơ mà còn qua âm luật bằng trắc của câu thơ. Tác giả sử dụng nhiều âm trắc khi miêu tả chốn Tây Bắc khắc nghiệt, hùng vĩ càng làm nổi bật sự khắc nghiệt của nơi đây. Trong bức tranh về Tây Bắc lại được điểm xuyết sự mộng mơ trữ tình băng hình ảnh" nhà ai mưa xa khơi ". Đó quả thực là một hình ảnh nên thơ, giữa núi rừng hoang vu hùng vĩ có sự xuất hiện của con người, dù đó chỉ là sự xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh" nhà ai "Trong những chuyến hành quân gian khổ người lính chợt nhìn thấy những ngôi nhà nép mình trong núi rừng, bên cạnh những tán lá thấm đẫm những hạt mưa xa. Chỉ những điều nhỏ nhoi đó thôi cũng mang lại sự ấm áp cho những người lính nơi xa trường. Bởi Quang Dũng cũng là một người lính vì vậy những câu thơ của ông về người lính cũng chân thực như thế. Quả thực Quang Dũng đã tạo lên bức tường thành về hình ảnh người lính cụ Hồ. " Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ ngủ quên đời Khi đọc hai câu thơ trên tôi tự hỏi ý thơ của Quang Dũng ở đây là gì? Là sự hi sinh của chàng trai khoác lên mình mầu áo lính hay chỉ đơn giản là trong cuộc hành quân vất vả anh gục lên súng nghỉ ngơi. Nhưng nếu đặt ý thơ về sự hi sinh ta phải gật gù công nhận tài hoa của Quang Dũng. Mộ cách nói đầy tinh tế ý vị, tác giả không đặt tâm trạng nặng nề để nói về cái chết mà rất tinh tế, chính điều đó càng làm rõ lên tâm thế của người lính Tây Tiến. Với họ cái chết chỉ đơn giản là dừng chân, ngục ngã, họ sống với tâm niệm "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" họ ra đi mà chẳng tiếc đời xuân bởi lẽ được cống hiến cho cách mạng đời xuân của họ dường như cũng trọn vẹn. Cuộc hành quân nào mà chẳng có vất vả, chông gai, những khó khăn đó là bước đệm cho nền độc lập đất nước sau này. Trong tác phẩm "Đồng chí" của Tố Hữu những người lính cụ Hồ đã phải trải qua căn bệnh quái ác: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi" Người lính Tây Tiến cũng như vậy họ chiến đấu với khó khăn trên rừng già bệnh tật, thiên nhiên, giành giật mạng sống của mình theo thú dữ: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" "Chiều chiều", "Đêm đêm" là những từ ngữ độc tả thời gian, thời gian ở đây như một vòng tuần hoàn liên tục và thường xuyên. Điều đó cho thấy người lính Tây Tiến có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, dù chỉ là một khắc dừng chân lơ là. Tiếng thác đổ xuống chân núi như tiếng gầm của loài thú dữ. Tiếng chân cọp lúc ẩn lúc hiện trong đêm khiến người đọc cảm thấy rờn rợn, sợ thay cho người lính. Khác với vẻ thơ mộng lúc đầu thiên nhiên bây giờ hiện lên vẻ hoang sơ, rợn tóc gáy vốn có của chốn rừng oai linh. Trong chặng đường hành quân vất vả đầy mất mát như thế tinh thần lãng mạn cảu người lính Tây Tiến càng tỏa sáng rực rỡ. Dù vất vả nhưng đầy ắp tiếng cười: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Vẻ tinh nghịch, tếu táo chất lính ngang tàng như thách thức hiểm nguy. Trên đường hành quân vất vả họ thả mình vào thiên nhiên vứt bỏ nhọc nhằn thân xác. Có lúc họ dừng chân ở một bản làng giữa rừng sâu, quây quần bên bữa cơm thắm đượm tình quân nhân cả nước. Giữa những mệt mỏi người lính thấy ấm áp biết bao nhiêu khi dừng chân nơi bản làng sự hạnh phúc bởi bữa cơm ấm lồng và cả vì" em "-cô gái vùng núi. " Doanh trại bừng lên ngọn đuốc hoa * * * * * *xây hồn thơ' Đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất đời lính. Đêm hội liên hoan ngập tràn ánh sáng, nào những bó đuốc như những bông hoa rực cháy trong đêm tối, nào âm thanh của tiếng kèn man điệu, nào hình ảnh của em gái vùng bản e ấp, bẽn lẽn. Những kỉ niệm đó mãi mãi trở thành dấu ấn đậm nét, khó phai trong tim mỗi người. Có thể nói Quang dũng đã tạo lên hình tượng kinh điển về hình tượng người lính. Họ hiện lên đầy tráng kiệt, hào hùng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm" Đoàn quân hiện lên với hình ảnh dị thường chính là "không mọc tóc" và "xanh màu lá". Đây là cái nhìn, cách miêu tả độc đáo của nhà thơ để độc tả hình ảnh người lính qua đó cho thấy sự khó khăn gian khổ trong những lần hành quân. Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc là do hậu quả của những ngày tháng vất vả chịu đói, chịu rét, là dấu ấn của căn bệnh sốt rét rừng để lại. Hình ảnh "xanh màu lá" cũng là hình ảnh đặc trưng của những bộ đội Việt Nam, là màu lá ngụy trang của màu quân phục. Đây cũng là cách dùng từ ý vị cho thấy cái tài múa bút của nhà thơ. Ngoại hình của họ hiện lên với ngoại hình ốm yếu, tiêu điều, sơ xác nhưng tâm thế đầy hào hùng, sức mạnh tinh thần quyết liệt, mạnh mẽ. Người lính vẫn dữ oai hùm giống như hình ảnh trong thơ Hồng Nguyên: "Rèn thêm đao kiếm Áo vải chân không Đi lùng đánh giặc" Họ hiện lên với một hình ảnh đơn sơ, mộc mạc bộ quần áo với những mảnh vá tạm bợ, chân không giày nhưng tinh thần ý chí mạnh mẽ, hiên ngang đi lùng giặc. Đó chính là hình ảnh đặc trưng của người lính cụ Hồ kiên cường, bất khuất. Bằng cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối lập độc đáo giữa ngoại hình tuy ốm yếu nhưng tâm hồn bên trong đã làm lên khí chất anh hùng. Cách nói ngang tàng, hóm hỉnh, tác giả dường như đang vi đùa với khó khăn, gian khổ của mình. Cách gọi trung đoàn Tây Tiến là đoàn binh càng cho thấy sự oai phong, lẫm liệt của người lính vùng biên cương. Người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ, làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng chế ngự khắc nghiệt, đạp phăng đi cái khó khăn, gian khổ. "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đôi mắt của người lính Tây Tiến đó chính là đôi mắt dữ tợn, căm thù mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm cho kẻ thù run sợ. Cái mộng của các anh cũng chính là cái mộng giết giặc lập công cho Tổ Quốc. Chính đôi mắt ấy đã chứng kiến sự hi sinh của những người đồng đội từng kề vai sát cánh, chia sẻ ngọt bùi. " Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh " Sự hi sinh dường như không thể thiếu trong bất cư cuộc chiến nào. Nhắc tới sự hi sinh là nhắc tới sự đau thương, mất mát nhưng với người dân Việt Nam bấy giờ họ đã hiểu rõ được để có được độc lập, tự do, hạnh phúc phải trả giá bằng máu và nước mắt của những người lính cụ Hồ. Quang Dũng nhắc tới sự hi sinh đó chắc hẳn ông đã nhân thức rõ cái thực tế đó nên cái chết khi nhắc đến không mang vẻ bi lụy, nặng nề mà thay vào đó là sự bình thản và nhẹ nhõm. Với người lính Tây Tiến khi ngã xuống là trở về vòng tay bao bọc của đất mẹ. Họ ra đi mà chẳng tiếc tuổi trẻ: " Áo bào thay chiếu anh nằm đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành " Đây cũng chính là câu thơ thể hiện rõ cái bi tráng của người lính, sự tôn vinh, niềm kính trọng của tác giả gửi những người đã nằm xuống. Áo bào là loại trang phục đặc biệt được vua ban khi ra trận. Thực ra chiếc áo bào khi các anh ra đi chỉ là bộ quân trang. Tác giả ví những người lính ngã xuống như những anh hùng xưa" ngã xuống sa trường ", lấy da ngựa bọc thây, về đất với chiến bào. Cái chết của các anh khiến cả dân tộc tôn vinh, thế giới nghiêng mình trước các anh đến cả thiên nhiên cũng ngả mũ nể phục: " Sông Mã gầm lên khúc độc hành " Có thể nói chưa có câu thơ nào viết về Sông Mã nào hay đến thế. Đây là câu thơ tuyệt bút về sông Mã. Âm vang của câu thơ được cho là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm, dũng mãnh trong cuộc độc khúc binh đã tạo lên chất hiệp sĩ của bài thơ. Đúng vậy hình ảnh thơ chạy dọc từ đầu bài văn đến cuối bài là ẩn ý của tác giả ví sông Mã như một người bạn đi theo từng bước hành quân của bồ đội Tây Tiến. Sông Mã trở thành con ngựa chiến gầm lên khúc độc hành bi phẫn làm kinh động chốn thiêng liêng. Lời thơ làm sống lại không khí chiến trận trong những bài hùng ca thời cổ. Những người lính Tây Tiến không chỉ mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng mà còn có sự lãng mạn, hào hoa, bay bổng của những chàng trai trẻ đầy mộng mơ tuổi đôi mươi: " Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm " Đôi mắt của người chiến sĩ nơi xa trường không chỉ là đôi mắt gửi đến giặc mà còn là ánh mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội, nhớ về bóng dáng kiều thơm nơi quê nhà. Cái nét đẹp yêu kiều, e lệ ấy của người con gái Hà Thành. Vẻ đẹp đó khiên họ nhớ nhung, rung động: " Em tạo dáng đời tư duy Hà Nội Mắt đượm buồn vẫn giữ nét thanh tân Áo dài công hiến những đường cong vô tận Quốc phục giản đơn em lại đẹp vô ngần " Vẻ đẹp yêu kiều, diễm lệ ấy chính là động lực để tiếp sức thêm cho các chàng trai vững tay súng, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Trong cái kho khăn ấy người lính Tây Tiến vẫn mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. Đường hành quân vất vả là thế nhưng người lính ấy vẫn giữ vẻ lạc quan vui vẻ. " Tây Tiến "là tác phẩm đưa Quan Dũng đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của mình. Bằng cách xây dựng hình tượng độc đáo bút pháp lãng mạn xen lẫn hiện thực, liên hệ bằng những hình ảnh giàu sức biểu cảm càng làm nổi bật lên hình tượng người lính. Làm rõ lý tưởng sống cao đẹp của đoàn quân" Tây Tiến ". Đó chính là lý tưởng sống, chiến đấu cho Tổ Quốc. Họ không sợ hãi mà đổi lại vui vẻ đón nhận cái chết vì được hi sinh cho Đất Nước. Thanh Thảo đã từng viết: " Chúng tôi đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi Thì có còn chi Tổ Quốc " Người lính Việt Nam chiến đấu không phải độc chiến, tranh giành lãnh thổ mà là chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Bảo vệ những con phố, góc nhà, họ chiến đấu về những người mà họ yêu thương, đó là động lực lớn lao của chính nghĩa. Hình tượng người lính với lý tưởng sống cao đẹp ngày càng tỏa sáng, đó là vẻ đẹp được tôi luyện trong chiến ngũ, trưởng thành từ tranh đấu. Dẫu ở thời điểm nào bộ đội cụ Hồ vẫn mãi mãi là tượng đài bất hủ của bản lĩnh tranh đấu Việt với bản lĩnh" Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh " " Tây Tiến "là điểm sáng, hạt bụi vàng trong đời thơ Quang Dũng. Tác phẩm xứng đáng đứa con đầy tráng kiệt của nền thơ ca kháng chiến Việt Nam. Bằng bàn tay tài hoa tác giải đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên chốn Tây Bắc đầy oai linh, hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng, mỹ lệ. Nổi bật trên nền thiên nhiên đó là hình tượng người lính với vẻ đẹp bi thương hào hùng, khí phách hiên ngang hòa lẫn với nét đẹp lãng mạn, hào hoa sự bay bổng hồn nhiên của tuổi trẻ. Các anh đã hy sinh đã góp một phần xương máu của mình cho đất nước nhưng Tổ quốc sẽ mãi tôn vinh các anh, tôn vinh lý tưởng sống cao đẹp đó:" Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh về độc lập tự do vì Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội"