Phân tích bài thơ Giục giã - Xuân Diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 31 Tháng mười hai 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Xuân Diệu từ lâu đã được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình với những thi phẩm mới mẻ, độc đáo, tiếng thơ Xuân Diệu "là tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực". Trong số các tác phẩm mà nhà thơ sáng tác nên, Giục giã là tác phẩm tiêu biểu và ấn tượng. Hy vọng sau khi đọc xong bài phân tích bài thơ Giục giã của Xuân Diệu dưới đây, các bạn sẽ hiểu thêm về phong cách rất riêng của cây bút tài hoa này.

    Phân tích bài thơ Giục giã- Xuân Diệu

    [​IMG]

    Đề 1: Phân tích 12 câu đầu bài thơ Giục giã

    Bài làm:

    Thời đại thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của thơ ca Việt Nam, là thời điểm thơ văn khoác lên cho mình chiếc áo được cách tân mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba như: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu.. Theo như Hoài Thanh nhận định Tản Đà là người "đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa" thì có lẽ Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm. Giục giã là tác phẩm đặc sắc mà qua đó ta thấy được sự gấp gáp, vội vàng của một nhà thơ luôn sống hết mình để có một cuộc đời rực rỡ. Đặc biệt hơn, ta thấy rõ được cảm xúc của một hồn thơ lâng lâng, rạo rực, luôn sống hết mình, tận hưởng và dâng hiến cho đời qua đoạn trích:

    "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

    * * *

    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn."

    Bài thơ Giục giã được trích từ tập thơ Gửi hương cho gió (1945). Sau này được NXB Hội nhà văn xuất bản lại vào năm 1992. Đến với hồn thơ Xuân Diệu, ta như tìm được một chân trời mới với những xúc cảm dịu dàng mà mãnh liệt, tha thiết và đong đầy nhựa sống của thanh xuân:

    [​IMG]

    Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

    Em, em ơi, tình non đã già rồi;

    Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

    Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

    Đoạn thơ đã tái hiện chân thực cảm nhận về cuộc đời trong tâm hồn người thi sĩ lãng mạn, ta bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp bởi nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và cả nỗi sợ tuổi trẻ trôi qua. Phép nhân hóa "tình non đã già rồi" không chỉ tăng tính nhạc cho lời thơ mà còn khiến cho ý thơ càng trở nên thi vị và đong đầy ẩn chứa sâu xa. Cụm từ "Mau với chứ" được nhắc lại một cách khéo léo đã tinh tế thể hiện sự cuống quýt, hối hả đang căng tràn trong tâm hồn thi sĩ. Với những bước đi hiên ngang mà độc đáo, phong cách Xuân Diệu hệt như cơn gió đầu mùa tươi trẻ, đầy sức sống.

    Tiếng thơ Xuân Diệu là "tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian" :

    [​IMG]

    Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

    Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

    Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

    Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

    Từ láy "phấp phới" khiến âm hưởng câu thơ trở nên linh hoạt, rộn ràng. Cách sử dụng từ ngữ độc đáo "màu yêu" càng tô đậm cá tính riêng trong con người thi sĩ. Chia sẻ với mọi người về cái rạo rực trong lòng mình, nhà thơ cũng đồng thời truyền cả nỗi lo âu muôn thuở của thế nhân. Hai động từ đối lập "mọc- rụng" ý chỉ thời sẽ qua đi tình yêu rồi sẽ hết. Tâm hồn quá nhạy cảm với cái hữu hạn của đời người đã khiến nhà thơ phập phồng lo sợ ngay trong khi đắm say giao hòa cùng vạn vật, ngay khi tình yêu vừa chớm nở.

    Có bao giờ bạn bỗng cảm thấy hụt hẫng vì những khoảnh khắc quá đỗi ngọt ngào chợt đến rồi vội đi một cách nhanh chóng? Để rồi cứ ngẩn ngơ nhìn mãi về vùng kí ức đẹp đẽ, đan xen chút nghèn nghẹn trong tận đáy lòng. Con người ta có mấy ai hiểu rằng, mọi điều tuyệt vời đều "vội vàng" đến thế:

    [​IMG]

    Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

    Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

    Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

    Trong cả bài thơ, đây là đoạn thơ thể hiện ám ảnh nhất nỗi lo lắng ăn sâu vào tâm tưởng người thi sĩ đa sầu, đa cảm: Lo sợ thời gian trôi nhanh, lòng người đổi khác. Những từ Hán Việt "ly biệt", "đoạn tuyệt", "vĩnh viễn" đã thể hiện sự day dứt suy ngẫm, đắn đo, trăn trở, điều mà đã trở thành một ý thức thường trực trong thơ Xuân Diệu, thậm chí còn trở thành nhân tố kiến trúc thế giới nghệ thuật thơ ông. Thông thường người ta chỉ tiếc nuối cái gì đã qua, đã mất. Nhưng Xuân Diệu lại tiếc nuối những gì đang có. Tâm trạng này của Xuân Diệu có nét tương đồng với tâm trạng của Nguyễn Bính:

    "Hôm nay có một người du khách

    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên"

    Giục giã có nét độc đáo trong cấu tứ.

    Đăng Ký tài khoản để truy cập nội dung nhé

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đã gói ghém hơi thở trong ít nhiều âm điệu". Việc thi sĩ chân thành trải lòng cùng trời đất đã khiến cho đứa con tinh thần ấy giữ được sức sống bền bỉ trước thời gian.
     
    Bingchill, Lesquen, hieudzep29 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tư 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...