Ôn thi hk 11: Phân tích sâu đoạn văn Chí Phèo (1)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Người sắp chữ, 18 Tháng mười hai 2022.

  1. Người sắp chữ

    Bài viết:
    7
    ĐỀ 1 Phân tích đoạn trích sau trong tác phẩm "Chí Phèo" :

    "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:" Chắc nó trừ mình ra! ". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chứi cái đứa đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết..

    ( Lược một đoạn: Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo" trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên lò gạch bỏ không ", sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù).

    Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc

    Như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!


    Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến,

    Gọi tận tên tục ra mà chửi
    . Cụ bá không có nhà. Thấy bộ điệu hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả.. Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!.. Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: Xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! Họ bảo nhau:" Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất ". Cũng có người hiền lành hơn thì bảo:" Phúc đời nhà nó, chắc ông lí không có nhà.. ". Ông lí đây là lí Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm như rác. Phải ông lí Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người sang sảng quát:" Mày muốn lôi thôi gì.. cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì? ". Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lí Cường. Lí Cường đã về! Lí Cường đã về! Phải biết.. A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương! Bỗng" choang "một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng.. Ồ hắn kêu.. Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!

    - Ối làng nước ôi! Cứu tôi với! Ối làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!.. Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đât, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loa loét trông gớm quá! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lí Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhat, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hóa ra nằm vạ. Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!"

    (Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một,

    NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 146-147)

    MỞ BÀI

    "Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói như của Nam Cao" (Nhà văn Lê Đình Kỵ). Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Nam Cao hướng tới hai đề tài chính là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. "Chí Phèo" là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện kể về tấn bi kịch của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám bị đẩy vào con đường tha hóa. Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích dưới đây kể về cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo "Hắn vừa đi vừa chửi.. Thì ra hắn định đến đây làm vạ!" là đoạn đặc sắc của tác phẩm Chí Phèo, gây ấn tượng mạnh với người đọc và góp phần thể hiện tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Nam Cao.

    THÂN BÀI

    Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

    Truyện ngắn Chí Phèo được viết năm 1941, thuộc đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng. Tác phẩm này nguyên có tên là "Cái lò gạch cũ" ; khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản Đời mới tự đổi tên là "Đôi lứa xứng đôi". Đến khi khi in lại trong tập "Luống cày", tác giả đặt lại tên là "Chí Phèo" . Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

    Đoạn phân tích: Cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo.

    Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện hé mở cuộc đời đầy bi kịch. Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi ". Chí Phèo chửi tất cả, chửi từ xa đến gần, từ chung chung đến cụ thể:" Bắt đầu hắnchửi trời.. rồi hắn chửi đời.. chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.. chửi đứa nào không chửi nhau với hắn.. chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ". - Tiếng chửi rơi vào im lặng, không một ai đáp trả. Hắn chửi mà không ai lên tiếng cả," không ai ra điều ". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa. Qua tiếng chửi ấy, ta nhận ra bốn thái độ: Thái độ của người chửi: Hằn học, hận thù; thái độ người nghe: Dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn: Xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: Tò mò.. Vậy Chí Phèo là ai? Tiếng chửi đầu tác phẩm là chi tiết nghệ thuật đặc sắc hé mở thân phận bất hạnh, bị đẩy vào con đường tha hóa, nỗi đau cô độc, bị gạt ra khỏi xã hội loài người và khát khao được giao tiếp với cuộc đời dù theo cách hạ đẳng nhất.

    Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành thằng lưu manh," con quỷ dữ "của làng Vũ Đại. Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành. Anh s inh ra đã bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được người làng chuyền tay nhau nuôi lớn. Chí l ớn lên làm canh điền cho nhà bá Kiến, sống bằng chính sức lao động của mình. Chí có bản tính hiền lành" hiền như cục đất ", giàu lòng tự trọng" không thích cái gì người ta khinh ", có ước mơ bình dị" ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.. ". Chí phèo là cố nông lương thiện, có phẩm chất tốt đẹp. Soi tỏ về quá khứ thiện lương của Chí Phèo, ta càng thấy sức tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến qua ngòi bút của Nam Cao, xã hội ấy đã nhào nặn một người nông dân hiền lành lương thiện thành con quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

    Bá Kiến-kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị đã đẩy Chí Phèo vào tù vì một cơn ghen, nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bá Kiến, biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một gã lưu manh, tội đồ. Nhà tù thực dân đã" bằm nát "nhân hình và nhân tính của Chí. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc " cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết.. cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế ". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh" con quỷ dữ của làng Vũ Đại ". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện: " Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện ". Hắn làm những việc ấy trong lúc say" ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say.. đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận " . Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì " những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang ".

    Nhân dạng và nhân hình của một người nông dân tha hóa đã khiến cả làng Vũ Đại khinh sợ, coi thường. Khi Chí Phèo đến nhà bá Kiến để ăn vạ, những hành động và lời nói lưu manh của hắn khiến người ta ngao ngán, không ai muốn đụng vào hắn. Cả ba bà vợ của bá Kiến chẳng bà nào dám ra nói với hắn một lời và " cứ đóng cửa cho thật chắc rồi mặc thây cha nó.. thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu ". Lí Cướng quát mắng, khinh bỉ" mày muốn lôi thôi gì.. cái thằng không cha không mẹ này"; và cười khinh bỉ khi thấy Chí Phèo lấy mảnh chai cào mặt ăn vạ. Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo.

    Đánh giá

    Đoạn trích trên thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Chí Phèo điển hình cho hình ảnh người nông dân nghèo bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo đã tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lương thiện, cướp đi quyền làm người của họ. Qua đó, Nam Cao bày tỏ sự cảm thông, thương xót cho thân phận người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.. Đoạn trích có kết cấu độc đáo, phát triển theo tâm lí nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo. Nam Cao đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ngôn ngữ của tác phẩm gần gũi, tự nhiên, giàu cảm xúc; giọng điệu linh hoạt.

    KẾT BÀI:
     
    Tiên NhiLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...