Nơi viết các bài về cuộc thi ẩm thực Việt Nam

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Thu thảo, 14 Tháng sáu 2018.

  1. Liberty Once you choose hope, anything’s possible

    Bài viết:
    301
  2. Supermouse ¤¤ Sự mệt mỏi làm màu cho cuộc sống ¤¤

    Bài viết:
    48
    Thu thảo thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng sáu 2018
  3. Tiểu Thư {♡}

    Bài viết:
    141
    Thu thảo thích bài này.
  4. Nhạc Vô Ngữ

    Bài viết:
    23
    Thu thảo thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng sáu 2018
  5. Nguyễn Nguyễn Nothingspecialaboutme

    Bài viết:
    280
    Thu thảo thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng sáu 2018
  6. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
  7. Aki Re Đang ở chế độ Office Edit Truyện

    Bài viết:
    241
    Thu thảo thích bài này.
  8. Hongocto

    Bài viết:
    2
    Ẩm Thực Xứ Nghệ
    Nghệ An nơi Tôi sinh ra và lớn lên là một mảnh đất của những con người với lòng nhân ái bao la và là một trong những vựa lúa lớn của bắc miền trung đầy nắng gió với những cánh cò bay lả bay la là quê hương Tôi đó. Xứ Nghệ không chỉ được biết đến với các vị anh hùng dân tộc và các địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản dân dã như : cam Xã Đoài ,nhút Thanh Chương ,tương Nam Đàn... Và tất nhiên không thể không nhắc đến món cháo lươn Xứ Nghệ.
    Cháo Lươn từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất Xứ Nghệ với hương vị thơm ngon ,đậm đà hết sức đặc trưng rất khó để cưỡng lại . Với những ai đã từng ghé qua đặt chân đến Nghệ An mà chưa được thưởng thức món cháo lươn là một thiệt thòi đấy nhé. Dưới bàn tay tài hoa khéo léo của người đầu bếp đã làm ra bát cháo lươn thơm ngon đặc biệt mà không không nơi nào có được. Để làm ra ra được bát cháo lươn ngon ,đầu tiên người ta làm lươn thật sạch nhớt ,lươn ở đây được mổ bằng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến nhìn rất đơn giản nhưng để làm được bát cháo ngon thì đòi hỏi rất kì công của người đầu bếp. Nếu ở Miền Nam nấu lươn luôn đi liền với sản ,thì ở Nghệ An đồng hành cùng với lươn đó nghệ tươi. Nghệ làm xua tan đi vị tanh của lươn , Màu vàng của nghệ tươi không những chỉ đem lại vẻ hấp dẫn đặc biệt mà còn mang còn làm thịt lươn thêm đậm đà,thơm ngon.Thịt lươn sau khi được luộc chín được xào với nghệ ,và ớt thái nhỏ cộng hành phi với hạt tiêu và không thể thiếu hành tăm (loại hành được trồng nhiều ở vùng nghệ tĩnh ) thứ hành tăm lá nhỏ xíu này không chỉ làm đẹp với màu xanh rất bắt mắt mà còn tạo cho cháo lươn có hương vị đặc biệt ngọt thơm ,cay nồng rất đặc trưng.Khác với người Hà Nội lươn ở Xứ Nghệ không được xào thịt lươn đến săn khô. Khi xào xong thịt lươn vẫn mềm, ngọt ,thấm đẫm vị cay của hành ,ớt ,tiêu, màu vàng óng ánh của nghệ ,điểm màu xanh của lá hành tăm ,rau răm chỉ nhìn thôi cũng đã đủ hấp dẫn rồi.
    Cháo cũng được nấu khá kì công và đặc biệt . Người ta lấy xương sống của con lươn nấu làm nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi ,sau đó mới đem ninh cháo. Nhờ nước được nấu từ xương của lươn nên cháo lươn Xứ Nghệ có vị rất riêng : đậm nhưng lại rất thanh,không có vị béo của mỡ ,rất khác với vị ngọt của cháo được nấu từ gà hay xương heo,gạo cũng được chọn lựa kĩ lương ,gạo là phải loại gảo tẻ mới được dành nấu cháo. Sự kì công của việc nấu cháo được thể hiện rất rõ từ sự đổ gạo từ từ vào nồi để không bị vón cục và không dùng đũa để cháo bị nát hay bị nồng. Đặc biệt người Nghệ An để nguyên hạt gạo nấu cháo chứ không dã nhỏ hay xay thành bột như một số nơi khác. Cháo được ninh thật kỹ ,hạt gạo nở bung mà không nát,cháo sánh đều không đặc mà cũng không loãng.
    Khi ăn cháo được múc ra bát hoặc tô ,sau đó người ta gắp thịt lươn xào thơm phức thêm một ít nước sốt vàng ngậy. Và thêm một chút hành phi,và rắc ít hạt tiêu bột li ti. Cháo Lươn thường thường đặc ăn kèm với rau cải và rau tía tô thái thỏ và ăn với bánh mỳ hay bánh ướt lạ miệng ,tùy khẩu vị người dùng cũng có thể kèm với bánh đa Huyện Đô Lương khá là tuyệt.
    Món cháo lươn Xứ Nghệ dù rất dản gỉ,được chế biến từ những nguyên liệu đồng quê Nghệ An nhưng đã trở thành nét đặc trưng ,thành niềm nhớ niềm thương của những người con Xứ Nghệ xa quê khi trở về chưa được thưởng thức được bát cháo lươn nóng hổi là chưa trọn nỗi nhớ quê đau đáu và cháo lượn để lại ấn tượng khó phai đối với du khách khi trở lại phải tìm ăn bằng được bát cháo lươn thơm ngon. Trên đây là một số hiểu biết của mình về món cháo lươn ,ngoài cháo lươn còn có 1 số món được được chế biến từ lươn làm nên ẩm thực Xứ Nghệ ví dụ như : súp lươn, miến lươn xào ,miến lươn chiên giòn ,miến lươn nước ,lươn om chuối ,lươn bọc lá sen , giá của mỗi bát cháo lươn khá rẻ giao động từ 20-30k , Hy vọng mọi người sẽ thích và có thêm kiến thức ẩm thực cho riêng mình. Nếu bạn thấy hay hãy like và chia sẻ giúp mình.
     

    Đính kèm:

    Thu thảokwondami.cb thích bài này.
  9. MặcKhuêTử

    Bài viết:
    53
    Những lát bánh hình chữ nhật trong suốt màu mật ong, mềm, dai xếp vào đĩa, phía trên rắc vừng, lạc thơm phức. Bánh ăn kèm với nước chấm. Vị chua, ngọt của giấm đường, cay nồng của ớt, vị đậm đà béo ngậy của lạc rang cùng với cảm giác mềm dai nơi đầu lưỡi tạo nên sức hút khó cưỡng.

    Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.

    [​IMG]

    Bánh Cao Sằng - đặc sản xứ Lạng Sơn
    Nghe các cụ kể lại, ngày đó trên Lạng Sơn còn bóng giặc từ Trung Quốc tràn sang, chúng muốn đồng hóa dân ta về mọi mặt, mang những món ăn từ bên kia sang và bắt dân ta làm theo. Rồi dần dần các món ăn như khẩu si, bánh màn thầu…có mặt trên đất xứ Lạng và được người dân chế biến cho phù hợp với khẩu vị.

    Còn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Cũng có lẽ như vậy nên giờ món ăn này còn có rất ít người làm. Nhưng cho dù thế nào thì cao sằng cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.

    Các bạn cũng có thể tự tay làm cao sằng, cách làm rất đơn giản. Đầu tiên chọn loại gạo tẻ hạt đều đem ngâm nước. Khi ngâm cho thêm một ít gạo nếp vào để tạo độ kết dính của bánh. Gạo ngâm xong rồi đem sát thành bột mịn, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho bánh. Tiếp đó cho ít nuớc vào nhào bột cho nhuyễn, không được để bột quá nhão.
    [​IMG]

    Gạo tẻ hạt càng đều thì bánh càng ngon

    Sau đó đổ bột vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy.
    [​IMG]

    Bánh ăn chung với nước thịt kho nước dừa béo ngậy



    Bánh chín, có màu mật ong trong suốt, mềm, dẻo, dai là đạt yêu cầu, rắc lên mặt trên của bánh một lớp lạc rang đã giã, không nên giã quá nhỏ. Đợi bánh nguội thì xắt thành từng miếng hình chữ nhật bé như bao diêm, ăn kèm với nước chấm. Nuớc chấm không cần làm cầu kỳ, chỉ cần một ít giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nêm vừa đủ là đạt.



    [​IMG]

    Màu mật ong hấp dẫn

    Bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị ngán. Người Lạng Sơn thường chọn bánh này để ăn sáng. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.

    [​IMG]

    Mời cả nhà cùng thưởng thức
     
  10. MặcKhuêTử

    Bài viết:
    53
    Cuộc Thi Giới Thiệu Về Món Ăn Dân Dã Ở Mọi Miền Đất Nước

    Những lát bánh hình chữ nhật trong suốt màu mật ong, mềm, dai xếp vào đĩa, phía trên rắc vừng, lạc thơm phức. Bánh ăn kèm với nước chấm. Vị chua, ngọt của giấm đường, cay nồng của ớt, vị đậm đà béo ngậy của lạc rang cùng với cảm giác mềm dai nơi đầu lưỡi tạo nên sức hút khó cưỡng.


    Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.

    [​IMG]

    Bánh Cao Sằng - đặc sản xứ Lạng Sơn
    Nghe các cụ kể lại, ngày đó trên Lạng Sơn còn bóng giặc từ Trung Quốc tràn sang, chúng muốn đồng hóa dân ta về mọi mặt, mang những món ăn từ bên kia sang và bắt dân ta làm theo. Rồi dần dần các món ăn như khẩu si, bánh màn thầu…có mặt trên đất xứ Lạng và được người dân chế biến cho phù hợp với khẩu vị.

    Còn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Cũng có lẽ như vậy nên giờ món ăn này còn có rất ít người làm. Nhưng cho dù thế nào thì cao sằng cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.

    Các bạn cũng có thể tự tay làm cao sằng, cách làm rất đơn giản. Đầu tiên chọn loại gạo tẻ hạt đều đem ngâm nước. Khi ngâm cho thêm một ít gạo nếp vào để tạo độ kết dính của bánh. Gạo ngâm xong rồi đem sát thành bột mịn, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho bánh. Tiếp đó cho ít nuớc vào nhào bột cho nhuyễn, không được để bột quá nhão.
    [​IMG]

    Gạo tẻ hạt càng đều thì bánh càng ngon

    Sau đó đổ bột vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy.
    [​IMG]

    Bánh ăn chung với nước thịt kho nước dừa béo ngậy



    Bánh chín, có màu mật ong trong suốt, mềm, dẻo, dai là đạt yêu cầu, rắc lên mặt trên của bánh một lớp lạc rang đã giã, không nên giã quá nhỏ. Đợi bánh nguội thì xắt thành từng miếng hình chữ nhật bé như bao diêm, ăn kèm với nước chấm. Nuớc chấm không cần làm cầu kỳ, chỉ cần một ít giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nêm vừa đủ là đạt.



    [​IMG]

    Màu mật ong hấp dẫn

    Bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị ngán. Người Lạng Sơn thường chọn bánh này để ăn sáng. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.

    [​IMG]

    Mời cả nhà cùng thưởng thức
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...