Nội Dung Liên Hệ Đến Tác Phẩm Vợ Chồng A phủ Của Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Natsumi Aki, 7 Tháng mười một 2022.

  1. Natsumi Aki

    Bài viết:
    16
    Tiểu sử

    [​IMG]

    - Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.

    - Quê nội: Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

    - Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

    - Thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như: Làm gia sư dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn.. và nhiều khi thất nghiệp.

    - Năm 1943, gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

    - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.

    Tóm tắt tác phẩm

    Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngài. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xuân đến, cô cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đánh đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng.

    A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi, khỏe mạnh, gan góc và giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, rồi trở thành người ở đợ trừ nợ cho nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dậy trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.

    Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.

    [​IMG]

    Nhận định, liên hệ:

    1. "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ." (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)

    Đưa nhận định vào mở bài về "vợ chồng A phủ"

    "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ." (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội). Ông đạt được nhiều thanh công ở các thể loại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến tắc phẩm "Vợ chồng A Phủ" trong Tập truyện ngắn Tây Bắc 1953.

    2. "Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách Mạng." (Hà Minh Đức)

    Đưa nhận định vào kết bài về nhân vật Mị:

    Cùng với biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, Tô Hoài - cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì cách mạng (Hà Minh Đức) đã cho ta thấy được vẻ đẹp tiềm tàng của người con gái miền tây bắc. Đồng thời, nhà văn cũng tố cáo xã hội mục nát dưới sự cai trị của cường quyền đã chà đạp lên quyền sống của con người. Tô Hoài nhà văn với tấm lòng nhân đạo, một lần nữa kêu gọi những kiếp người đau khổ, tù túng đứng lên đấu tranh quyền sống, quyền con người chân chính. Chính điều đó đã làm tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" thành công như vậy.

    3. "Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam" (Hà Minh Đức)

    Mở bài:

    "Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam" (Hà Minh Đức). Thật đúng vậy, bằng tâm hồn trong sáng của mình Tô Hoài đã rất thành công trong tác phẩm "Vợ chông a phủ" 1953. Tác phẩm viết về mị - một cô gái tre vùng núi Tây bắc xinh đẹp, trẻ trung thành một người chỉ biết sống "lay lắt", nhục nhã, đau khổ. Đồng thời tác giả cũng cho ta thấy được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của mị

    4. Liên hệ đến nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ở Phần kết truyện:

    - Nhà văn Tô Hoài đã cho chúng ta một cái kết tốt đẹp, mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân dân lao động. Khác với những kết truyện của những tác phẩm phê phán trước cách mạng tháng tám. Chí Phèo - Nam Caolà đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Lớn lên hắn đi ở hết nhà này nhà khác. Lúc đầu là một con người hiền lành, chất phác, có ước mơ giản dị một mái ấm bình yên "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" như bao người nông dân khác. Nhưng khi hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến vu oan và bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm rồi trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Nhưng vào một đêm trăng, hắn gặp Thị Nở, họ ăn nằm với nhau. Nửa đêm hắn đau bụng, nôn mửa và sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương.. nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc.

    => + Chí đến đòi lương thiện.

    + Với Chí những khao khát cuộc sống lương thiện lúc này còn quan trọng hơn tính mạng và Chí giết Bá Kiến rồi tự sát.

    + Cái chết của Chí Phèo mang tính tố cáo xã hội: Không những đẩy con người vào bước đường tha hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ đi tới cái chết.

    + Cho thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Nam Cao: Thực trạng mâu thuẫn xung đột ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh.

    - > Chí Phèo điểm hình cho những gì tủi hổ nhất của người nông dân nhưng ở họ vẫn lấp lánh ánh sáng lương thiện.

    6. Liên hệ đến tác phẩm "Vợ Nhặt"

    [​IMG]

    + Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tươi lai tươi sáng cho người nông dân. Đều hướng họ đến với ánh sáng cách mạng.

    + Các chi tiết ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.

    Hai tác giả đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hai tác phẩm "Vợ Nhặt" và "Vợ chồng A Phủ" tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm.

    Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là câu chuyện kể về nhân vật Mị là một cô gái vùng cao nghèo khó. Nhưng dẫu cuộc sống khó khăn vẫn luôn luôn yêu đời và tin tưởng vào lao động. Mị bị bán cho nhà Thống Lí Pá Tra để làm dâu gạt nợ. Mặc dù phải sống trong thân phận nô lệ bị đầy đọa quanh năm làm việc quần quật khổ cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng Mị vẫn luôn ham sống. A Phủ cũng vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống Lí bị đánh đập rồi phải trở thành người đi ở đợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ đã gặp nhau cảm thông và giải thoát cho nhau. "Vợ Nhặt" trích trong tập tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công. Nội dung chính của truyện là phản ánh cuộc sống của những người nông dân ở xóm ngụ cư. Mà trong đó nhân vật chính là anh cu Tràng làm nghề chở xe bò thuê. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không có nổi một đám cưới đàng hoàng. Tràng nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên trên đường về nhà và đám cưới cũng chỉ là một bữa cơm thảm hại "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo". Trong ngày đón nàng dâu mới về chưa kịp vui thì họ đã nghe thấy tiếng trống thúc thuế, tiếng hờ khóc của người hàng xóm vì gia đình có người ra đi từ xa vọng về. Hai câu chuyện kể về hai số phận của người nông dân khác nhau. Nhưng kết thúc cùng chung một kết thúc mở. Kết thúc của hai tác phẩm cũng nhấn mạnh cho sự thay đổi tư tưởng của các nhà văn.
     
    Maimai12, Tiên NhiLamlam001 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 5 Tháng chín 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...