Khái quát nội dung bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng và liên hệ mở rộng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngochoainha, 8 Tháng sáu 2022.

  1. Ngochoainha

    Bài viết:
    5
    14 câu thơ đầu : Nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến với thiên nhiên miền Tây và những

    Chặng đường hành quân gian khổ



    2 câu thơ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    ● Một tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến

    ● Các hình ảnh xuất hiện trong câu thơ:

    · Hình ảnh dòng sông Mã - Tây Tiến - Con sông gắn với chặng đường hành quân, gắn với những kỷ niệm của binh đoàn Tây Tiến

    · Nỗi nhớ trực tiếp hướng tới binh đoàn Tây Tiến

    => Nhận ra tất cả đã "xa rồi", chỉ còn trong kỷ niệm.

    ● Nỗi nhớ được đề cập đến: "Nhớ về rừng núi" - nhớ thiên nhiên Tây Bắc

    ● "Nhớ chơi vơi" - Nỗi nhớ thật đặc biệt có thể hiểu theo ý nghĩa:

    · Đang đứng giữa lưng chừng nỗi nhớ, một nỗi nhớ da diết, mênh mang

    · Nỗi nhớ quá rộng không biết đi về nẻo nào của nỗi nhớ thương

    2 câu thơ: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

    ● Hai địa danh: Sài Khao, Mường Lát: 2 mốc không gian địa lý gắn với những kỷ niệm của một thời chiến binh- Thành mốc thời gian in dấu những kỷ niệm

    4 câu thơ

    ● Dốc: Khúc khuỷu, thăm thẳm => Từ láy: Địa hình gập ghềnh, hiểm trở, gấp gãy => Khó đi; "Đèo cao, dốc đứng".

    ● Đặc tả độ cao: Cồn mây heo hút - Hình ảnh: Những người lính Tây Tiến đang hành quân qua những đồi núi chập chùng, núi cao tới nỗi súng có thể chạm vào mây.

    ● Hình ảnh "súng ngửi trời" : Sử dụng BPTT nhân hóa với mục đích:

    · Đặc tả độ cao của núi rừng núi Tây Bắc

    · Chất lính: Sự dí dỏm, vui nhộn, lạc quan, yêu đời

    ● Núi: Cao thì cao vời vợi

    ● Vực; sâu thì sâu thăm thẳm

    => Đối: Lên, xuống ; ngàn thước: Lớn => Hiểm trở => Người đọc giống như đang "chơi 1 trò bập bênh chóng mặt"

    ● Nơi đèo cao, dốc đứng, người lính đưa tầm mắt nhìn về những bản làng => Hình ảnh những nếp nhà Pha Luông ẩn hiện trong làn mưa bụi => Gợi ra sự bình yên trong chính cảnh vật và trong cả tâm hồn người lính. => Quang Dũng kéo người đọc trở về với sự cân bằng.

    2 câu thơ tiếp

    ● Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với 2 lớp nghĩa:

    · Những người lính mỏi mệt, nghỉ ngơi trên chặng đường hành quân => Hình ảnh rất đỗi giản dị, gần gũi nhưng lại vô cùng đẹp đẽ.

    · Sự hy sinh của những người lính Tây Tiến => Tư thế coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng" => "Không bước nữa" sử dụng BPTT nói giảm nói tránh.

    2 câu thơ tiếp: Sự đe dọa nơi "rừng thiêng, nước độc"

    ● Thác gầm thét => Thiên nhiên rất dữ dội, hung

    ● Cọp trêu người => Sự đe dọa của thú dữ

    => Biện pháp tu từ nhân hóa => Sự nguy hiểm nơi rừng núi Tây Bắc mà trực tiếp những người lính Tây Tiến phải đối mặt.

    2 câu thơ tiếp: Kéo lại sự cân bằng cho người đọc với những hình ảnh thật mềm mại, nhẹ nhàng

    ● Nhớ ôi Tây Tiến; Trực tiếp thể hiện cảm xúc - Nỗi nhớ: Nhớ về những bản làng trong khói bếp ban chiều. => Một hình ảnh rất đẹp, rất bình yên, rất tình (tình cảm của người chiến sĩ với đồng bào).

    ● Mai Châu: Địa danh với tên gọi gợi ra sự thanh thoát, nhẹ nhàng đi kèm với hình ảnh "thơm nếp xôi" tạo ra những dư vị cảm xúc bình yên trong tâm hồn người đọc.

    ● "Mùa em" - mùa của sự đủ đầy, "mùa con ong đi lấy mật, con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương" mùa ta gặp nhau, mùa trao yêu thương, vương luyến nhớ để xa rồi sẽ mãi không quên. => Một mùa thật lạ, thật đẹp, thật tình.

    => Hình ảnh người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành gian khổ đã được Quang Dũng tái hiện trên phông nền của thiên nhiên miền Tây: Hiểm nguy, dữ dội, gập ghềnh nhưng cũng có những khung cảnh trữ tình, lãng mạn, bình yên. Thiên nhiên không làm con người trở nên nhỏ bé, thiên nhiên tôn vinh con người và khiến con người trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

    Kỷ niệm một đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại và 1 buổi chiều sông nước Tây

    Bắc mênh mang, mở ảo

    4 câu đầu: Kỷ niệm về 1 đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại:

    ● Hình ảnh doanh trại bừng sáng bởi ánh sáng của những ngọn đuốc

    · "bừng" : Đột ngột, ngạc nhiên => ánh sáng được thắp lên bất ngờ khiến mọi người rạo rực trong niềm vui.

    · "đuốc hoa" => Thể hiện sự trang trọng, liên tưởng tới những lễ hội.

    ● Sự xuất hiện của những cô gái dân tộc xúng xính trong những bộ xiêm y lộng lẫy.

    · Kìa em: Tiếng reo vui: Bất ngờ, ngạc nhiên, niềm vui..

    ● Tiếng khèn - 1 nhạc cụ dân tộc truyền thống thường xuất hiện trong các lễ hội của đồng bào Tây Bắc. => Âm nhạc.

    ● Những vũ điệu - Kết nối tình quân dân thắm thiết, mặn nồng.

    => Ánh sáng, âm nhạc, những vũ điệu đã tạo nên 1 đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại rạo rực trong niềm vui. Qua đó ta thấy được sự gắn kết keo sơn giữa chiến sĩ và đồng bào Tây Bắc. => Tình quân dân.

    => Âm nhạc, những man điệu đã dìu tâm hồn người lính trở về những miền đất lạ (Viên Chăn) để xây lên "những hồn thơ", trở thành những nhà thơ, viết lên những hồn thơ để lại với đời.

    (Liên hệ với đoạn thơ của Tố Hữu:

    "Giọt giọt mồ hôi rơi

    Trên má anh vàng nghệ

    Anh vệ quốc quân ơi

    Sao mà yêu anh thế"

    Hoặc đoạn thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:

    "Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

    Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

    Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

    Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương")

    4 câu tiếp: Kỷ niệm về 1 buổi chiều sông nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo

    ● Thời gian: Buổi chiều

    ● Không gian: Sông nước lảng bảng khói sương như trong cõi mộng.

    => Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong vẻ trữ tình, mềm mại với những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng.

    ● "Chiều sương" - Nét đặc trưng vốn có của rừng núi nơi đây. Không gian núi rừng mơ màng trong sương khói, mờ mờ, ảo ảo. => Tạo nên 1 nỗi buồn man mác nhưng vô cùng thi vị.

    ● Đại từ "Ấy" - Cá nhân hóa về thời gian và không gian => Nhấn mạnh 1 buổi chiều sương rất đặc biệt, là buổi chiều bịn rịn giữa người đi kẻ ở.

    => Khoảng thời gian trở thành kỷ niệm của một đời chiến binh.

    => Giống như 1 bức tranh màu nước với chỉ vài nét chấm phá mà cái hồn của cảnh và người đã hiện lên sinh động, đầy sức cuốn hút.

    ● "Hồn lau" - Những cây lau không còn vô tri vô giác nữa mà có 1 linh hồn nhạy cảm, tinh tế => Linh hồn của cây cỏ, của thiên nhiên Tây Bắc hay cũng chính là tâm hồn của con người nơi đây.

    ● Câu hỏi tu từ nhắc nhớ về tình cảm của những người ở lại: Các anh đi rồi liệu có còn nhớ tới con người nơi đây và mảnh đất này hay không?

    => Thiên nhiên rất mềm mại, thơ mộng trữ tình

    Hình ảnh con người:

    ● "Dáng người trên độc mộc" => Khỏe khoắn, kiên cường, mạnh mẽ.

    ● Điệp ngữ: "Có thấy, có nhớ" luyến láy như chạm vào lòng người một nỗi nhớ khôn nguôi.

    ● Hình ảnh người lao động trên chiếc thuyền độc mộc có thể khiến người đọc liên tưởng tới:

    · Những cô gái dân tộc làm nhiệm vụ chở chiến sĩ qua sông => Mang vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển.

    · Hình ảnh những người lính đang chèo chống con thuyền vượt qua dòng nước xiết để tiến về phía trước.

    ● Nghệ thuật đối lập: "Trôi dòng nước lũ - Hoa đong đưa"

    · Dòng nước lũ: Cái dữ dội của thiên nhiên.

    · Hoa đong đưa: Sự mềm mại, uyển chuyển => Trôi nhẹ nhàng trên mặt nước, đong đưa theo từng lớp sóng, đong đưa theo gió.

    => Gợi cái liếc nhìn vô cùng tình tứ của người con gái Tây Bắc => Vẻ đẹp đáng yêu của cô gái dân tộc. Một ánh mắt chan chứa tình cảm thể hiện sự quyến luyến, bịn rịn, bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ gửi cho những người ra đi.

    => Vẻ đẹp của con người Tây Bắc: Vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng.

    => Những ký ức không thể phai mờ trong trái tim của người lính Tây Tiến. => "Thi trung hữu họa".

    8 câu thơ: Hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa lãng mạn và bi tráng.

    ● Vẻ đẹp bi tráng:

    ● Hình ảnh của 1 đoàn binh: Không mọc tóc, da xanh xao => Ốm yếu, tiều tụy, trông kỳ dị.

    ● Giải thích nguyên nhân: Do thời kỳ đó bộ đội ta phải cạo trọc đầu để tiện cho việc sinh hoạt và đánh giáp lá cà với địch (còn gọi là những anh "vệ túm", "vệ trọc"). Những thiếu thốn về vật chất, nơi rừng thiêng nước độc khiến những người lính mắc bệnh ngoài da, những căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét rừng đã khiến làn da xanh xao và tóc rụng không mọc lại được.

    (Liên hệ với thơ của Chính Hữu:

    "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.")

    ● Vẻ đẹp hào hùng:

    · Đoàn binh => Lực lượng đông đảo, khí thế hừng hực ; Sự dí dỏm, lạc quan yêu đời của những người lính Tây Tiến: Không cần mọc tóc..

    · Nghệ thuật đối lập: Quân xanh màu lá - dữ oai hùm => Coi thường gian khổ

    => Thể hiện tư thế hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà "dữ oai hùm" làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Thể hiện tư thế ngang tàng của người lính Tây Tiến.

    ● Dữ oai hùm: Gợi lên dáng vẻ oai phong, lẫm liệt của chúa tể sơn lâm => Hình ảnh người lính Tây Tiến trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời Tây Bắc, đạp đổ mọi gian khổ, khó khăn để tiến về phía trước.

    ● Vẻ đẹp lãng mạn của những tâm hồn hào hoa: 2 câu thơ nhốt trọn 2 thế giới, 2 giấc mộng của người lính Tây Tiến:

    · Ban ngày: Gửi ánh mắt trừng - ánh mắt đầy căm thù, quyết tâm về phía kẻ địch => Nuôi giấc mộng chinh phu (chiến thắng kẻ thù giặc giành lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc)

    · Ban đêm: Nhớ về những góc phố quen Hà Nội, những vẻ đẹp của Hà Nội: Mùi hoa sữa thơm trên từng góc phố, trường xưa, lớp cũ.. hoặc đó có thể là hình ảnh của những cô gái Hà Nội thanh lịch, yêu kiều, diễm lệ.

    => 2 giấc mộng đẹp của "chí làm trai thời loạn."

    ● Vẻ đẹp lý tưởng của thời đại:

    · Không gian: Nơi biên cương, hình ảnh những ngôi mộ nằm rải rác

    => Gợi ra sự hoang vắng, lạnh lẽo.

    · Trực tiếp nhìn thẳng vào sự mất mát, khốc liệt của chiến tranh. Những ngôi mộ vô danh mọc lên dọc đường quân hành nhưng không làm chùn bước chân của những người lính Tây Tiến.

    · Sử dụng những từ ngữ Hán Việt - "biên cương, viễn xứ" để tăng tính trang trọng cho câu thơ, gợi không khí cổ kính.

    · Lý tưởng của thời đại: "Chẳng tiếc đời xanh"... "

    Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

    · Chiến trường: Là bom đạn khốc liệt, là cái chết cận kề

    · Đời xanh: Là tuổi trẻ, là tương lai, là ước vọng

    => "Chẳng tiếc" đời mình => Một tuyên ngôn đầy ngạo nghễ, thể hiện sự bất cần và tràn đầy chất lính.

    (Liên hệ với đoạn thơ:

    "Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

    (Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc)

    Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc"

    ● "Áo bào thay chiếu" - Bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hy sinh của người lính.

    ● "Anh về đất" - Nói giảm nói tránh để giảm nhẹ mức độ đau thương khi nói về sự hy sinh của những người lính => Làm cho câu thơ bi mà không lụy.

    (Liên hệ với đoạn thơ:

    Con nhớ anh con, người anh du kích

    Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

    Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

    Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

    Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

    ● "Sông Mã" - trở thành con chiến mã trung thành gầm lên 1 tiếng kêu đau đớn

    Khi vị tướng quân của mình ngã xuống.

    ● Tiếng gầm ấy là khúc tráng ca - khúc nhạc bi tráng, khúc nhạc thiêng tiễn đưa

    Anh linh của những người chiến sĩ về điểm dừng chân cuối cùng.

    (Liên hệ với "Bài thơ ấy" - Giang Nam )

    (Liên hệ với đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước:

    "Em ơi em

    Đất nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên đất nước muôn đời")

    4 câu thơ cuối: Khúc vĩ thanh

    Cảm ơn các bạn đã đọc!
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...