Tản Văn Nói Có Sách, Mách Có Chứng - Nhạn Biển

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Nhạn Biển, 14 Tháng một 2022.

  1. Nhạn Biển

    Bài viết:
    6
    Tác phẩm:

    Nói Có Sách, Mách Có Chứng

    [​IMG]

    Tác giả: Nhạn Biển

    Thể loại: Truyện ngắn

    Đây là một nhà có chuyền thống y học lâu đời. Vì công việc đặc thù của gia đình nên người trong nhà luôn vô cùng cẩn thận, đặc biệt là trong quá trình khám bệnh và chữa bệnh.

    Họ đem câu thành ngữ ' Nói có sách, mách có chứng' xem như một bài học bắt buộc và được lưu chuyền qua nhiều thế hệ, mà mỗi thành viên trong gia đình điều phải học. Nhờ câu thành ngữ này mà họ rất có uy tính trong lĩnh vực và cũng đạt rất nhiều thành công trong quá trình làm nghề thầy thuốc của mình, vì vậy mà rất nhiều người tin tưởng, mộ danh mà đến.

    Ở thế hệ này nhà họ đã xuất hiện một thành viên trẻ và rất có tiềm lực, người này đem câu thành ngữ ' Nói có sách, mách có chứng' phát huy vô cùng triệt để. Chỉ thấy lúc nào cậu cũng nói câu thành ngữ đó trước khi đưa ra phương pháp giải quyết một vấn đề bất kỳ, còn bên người thì luôn mang theo rất nhiều tập sách để chứng minh lời nói của mình.

    Một hôm có một gia đình phú hào nọ tiềm đến, họ nhờ cậu chữa bệnh cho người nhà của mình, họ nghe nói qua cậu tuy rằng là một thanh niên trẻ tuổi nhưng làm việc rất chắc chắn, có thể yên tâm giao người bệnh cho cậu.

    Một lúc sau, qua việc người bệnh nêu lên chịu chứng, cùng với bản thân sơ bộ khám qua, người thanh niên đưa ra kết luận người bệnh bị một căng bệnh rất ích gặp.

    Trước đây rất lâu câu có thấy qua một quyển sách cổ nói đến căng bênh này. Để cho chắc chắn và làm người nhà bệnh nhân yên tâm cậu lại phát huy câu thành ngữ' Nói có sách, mách có chứng', chỉ thấy cậu đi đến một góc vắn trong phòng sách, lục lọi một hồi cậu đã tìm ra quyển sách cổ ấy và lật ra cho họ xem, sau khi đối chiếu họ thấy những gì trong sách ghi giống y như chiệu chứng của người bệnh, trong sách cũng nói lên cách chữa trị căng bệnh này, vì vậy họ yên tâm giao cho cậu trị.

    Nhưng không lâu sau người bệnh lại qua đời. Quá bất ngờ, cậu không kịp trở tay, cũng không biết tại sao lại như vậy.

    Lúc này người nhà bệnh nhân rất tức giận, muốn cậu cho ra giải thích.

    Nhưng cậu thanh niên lại vô cùng cường ngạnh, cậu cho rằng đây không phải lõi của mình, cậu rất cẩn thận làm theo từng bước trong sách, sẽ không sảy ra sai lầm.

    Vừa nói cậu vừa lật sách ra chứng minh mình không sai, để tăng thêm độ tinh cậy cậu đưa sách cổ cho họ xem, cậu từ trước đến nay điều là ' nói có sách, mách có chứng' nên không có gì phải sợ cả, nếu họ không tinh thì để họ lại xem xem, cậu thật sự không làm sai.

    Thấy vậy những người kia cũng hơi do dự, họ giằng lại cơn giận, tiến lên quay quanh quyển sánh cổ xem, vì là sách cổ sợ làm hỏng, nên lần trước họ chỉ đứng xem, lần này họ không cố kỵ gì cả, từng tờ tưng tờ lật xem, càng lật họ càng tinh lời cậu thanh niên đó, vì các bước cậu làm điều gióng trong sách nói, đến trang cuối họ thấy sách nói 'người bị bệnh này điều trị như phương pháp được nêu ở phía trên', thấy vậy họ chỉ có thể buôn tha cậu thanh niên vì xem đến đây họ biết lỗi không ở cậu, nhưng không cam lòng họ lật bề còn lại của trang, bổng thình lình họ thấy một hàng chữ, nó làm cho tất cả mọi người điều chán ván, chỉ thấy trên giấy viết 'chắc chắn phải chết không đường cứu chữa '.

    Vậy nguyên văn sẽ là 'người bị bệnh này điều trị như phương pháp được nêu ở phía trên chắc chắn phải chết không đường cứu chữa '.

    "Ầm" như có tiếng sấm trong đầu họ van lên.

    Hiện tại đã biết người bệnh tại sau chết, họ chỉ có thể trách người thanh niên cùng với người đã viết cuốn sách cổ này.

    Trách cậu không đủ hiểu biết và không có sự lý giải của riêng mình, mọi việc chỉ biết xem và làm theo trong sách, nếu không mọi việc đã không đến nông nỗi này, trách cậu không xem hết đã vội vã chữa bệnh.

    Nhưng họ biết cũng không hoàn toàn là lõi của cậu. Ai có thể ngờ tới câu đó lại bị tách ra thành hai nữa được ghi ở hai mặt của một tờ giấy, mà điều chết người là nếu chỉ đọc nữa câu đầu sẽ thấy nó kết luận phía trên là cách chữa bệnh đúng, chỉ khi ghép với nữa câu sau nó mới trở thành câu phủ định cho phương pháp trị bệnh ở phía trên.

    Vậy nên người viết cuốn sách cổ này cũng có sai, người đó không nên để một câu quan trọng như vậy bị tách ra ghi ở hai mặt khác nhau của một tờ giấy, đặc biệt là tách ở nơi dễ gây hiểu nhằm như vậy. Nhưng người này không biết đã mất bao lâu rồi, có nói, có trách cũng vô dụng.

    - Hết-
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...