NN&PL ASEAN: Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Pháp Luật Civil Law Lên Các Nước ASEAN

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 25 Tháng hai 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ASEAN

    ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW LÊN CÁC NƯỚC ASEAN

    Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu âu lục địa đối với các quốc gia này. Trừ Thái Lan, các nước chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.

    - Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. + Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các tòa án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất Việt Nam.

    + Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì.

    - Indonesia là quốc gia nằm dưới sự cai trị của Hà Lan 200 năm, tiếp đến là Pháp 10 năm, Anh 4 năm, sau đó Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà Lan lần thứ hai trong suốt hơn 100 năm (1816- 1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm chiếm vùng đất này trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Quá trình thuộc địa hóa của các nước này đã làm cho pháp luật lndonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật Châu Âu lục địa, đặc biệt là pháp luật của Hà Lan. Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng dựa vào luật của Hà Lan như luật thương mại của Indonesia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật thương mại năm 1847 của Hà Lan.

    - Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ thống pháp luật châu âu lục địa. Pháp luật của Tây Ban Nha đã được áp dụng ở Philippines thông qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha hoặc thông qua việc ban hành các đạo luật dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo luật được áp dụng chúng cho tất cả các vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhiều bộ luật của Tây Ban Nha có hiệu lực ở Philippines như Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương mại năm 1886, Luật về hôn nhân năm 1870..

    - Thái Lan là quốc gia duy nhất trong ASEAN không trải qua chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, Thái Lan đã kí kết hàng loạt các hiệp định song phương với các quốc gia phương Tây. Chính sách ngoại giao cây sậy đã kéo theo sự thay đổi về xã hội và pháp luật. Vì thế, hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là pháp luật của Châu Âu lục địa. Đầu thế kỉ XX, Thái Lan tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp. Người Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lí pháp luật, tổ chức tòa án và tố tụng của pháp luật Châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình. Hàng loạt các bộ luật của Thái Lan đã được ban hành theo mô hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình sự năm 1908, Bộ luật dân sự và thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm 1933, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1935.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...