1.2. 1 Toàn cầu hóa - khu vực hóa khu vực hóa. Khu vực hóa đã trở thành 1 xu thế phát triển mạnh trên toàn thế giới với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực trong đó đáng chú ý nhất là sự ra đời của các tổ chức như EU, ASEAN, APEC.. hiện nay các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực đều dựa trên nền tảng của tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh hớp tác, thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo lập lợi thế cạnh tranh quốc tế. Nền tảng của lý thuyết khu vực hóa là "lợi thế so sánh thương mại quốc tế" trong khi đó toàn cầu hóa kinh tế là 1 xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham giá. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiêuh mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa thuc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển. Tháo rỡ các rào cản đối với tự do thương mại, làm cho giao lưu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng. Góp phần vào sự phát triển văn minh nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực vẫn có những thách thức và nguy cơ không nhỏ với các nước, nhất là các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước đang phát triển vào vốn, công nghệ, thị trường. Có nhiều tác động trực tiếp lên chính trị, an ninh quốc giá. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn tiếp diễn và có những biểu hiện mới. Xung đột dân tộc, tôn giáo tiếp tục bùng phát với những nguy cơ khó lường nhân loại đứng trước những vấn đề toàn cầu hết sức bức xúc, đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương để giải quyết. Chưa bao giờ nhân loại phải đối phó với nhiều vấn nạn như hiện nay. Quan hệ với các nước lớn- nhân tố rất quan trọng tác động đến sự phát triển thế giới. Trong hơn 200 quốc gia, một số cường quốc có sức chi phối lớn đến đối với chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. PHẦN NÀY MÌNH ĐANG LÀM NÊN CÒN TIẾP MỘT PHẦN NỮA NHÉ!
. 2.2 Chính sách các nước lớn Trong những thập niên qua, châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những động lực chủ yếu cho sự phát triển của thế giới. Thế kỷ XXI được dự báo là "Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương". Do đó, gần như tất cả các nước lớn trên thế giới đều chú trọng và có sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực có tầm quan trọng đặc biệt này. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ Sự điều chỉnh chiến lược đáng chú ý nhất của Mỹ là đầu năm 2011, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á - Thái Bình Dương. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới, không để xuất hiện bất cứ đối thủ nào có thể cạnh tranh hay thách thức vị thế số 1 của Mỹ ở một khu vực được đánh giá là phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Một số biện pháp chiến lược. + Tăng cường quan hệ liên minh quân sự với các đồng minh truyền thống trong khu vực, như Phi-líp-pin, Thái Lan, Xin-ga-po, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, trong đó liên minh Mỹ - Nhật Bản là cốt lõi của cả hệ thống an ninh trong khu vực. Đồng thời, Mỹ phát triển và tăng cường quan hệ với nhiều đối tác khác trong khu vực, như thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN và quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. + Tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương. + Tăng cường sự tham gia và ảnh hưởng của Mỹ tại các diễn đàn ở khu vực có liên quan tới Biển Đông. + Xúc tiến ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Năm 2015, sau khi hoàn tất đàm phán, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma tuyên bố, TPP là "Hiệp định của thế kỷ XXI" và với TPP, Mỹ chứ không phải là Trung Quốc hay Nga sẽ "viết luật chơi cho thế giới". Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc Đông Nam Á luân luân giữ vị trí cực kì quan trọng đối với an ninh và phát triển Trung Quốc. Về vấn đề chính trị - an ninh và ngoại giao, Trung Quốc ủng hộ tích cực ASEAN nhầm thiết lập các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực mơi. Trong các nước đối tác, Trung Quốc tập trung vào hai đối tượng là các nước láng giềng và các nước lớn. Đáng chú ý là năm 2014, Trung Quốc đưa ra "quan điểm an ninh châu Á mới" nhằm tìm kiếm vai trò chủ đạo của mình trong hệ thống an ninh khu vực. Đây là nội dung của sự điều chỉnh tư duy an ninh chiến lược của ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Để tạo sự đột phá cho chiến lược phát triển tổng hợp quốc gia, tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến chiến lược "một vành đai, một con đường" (vành đai kinh tế "con đường tơ lụa trên bộ" và "con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI"). Với 15 mục tiêu chiến lược đáng chú ý nhất 1 số mục tiêu như sau: 1- Mở rộng không gian chiến lược và tạo ra một dạng "khu vực sân sau" của Trung Quốc để kiểm soát lục địa Á – Âu 2- Tạo đối trọng với chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương 3- Chi phối khu vực Ấn Độ Dương và khu vực nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương 4- Kiểm soát các đường vận tải biển liên quan và hệ thống cảng biển khu vực, chi phối các nguồn cung cấp dầu khí, tạo lập các căn cứ quân sự tại những khu vực mà những con đường này đi qua 5- Tạo môi trường kinh tế - xã hội cho việc mở rộng "sức mạnh mềm" của Trung QuốcTrung Quốc cũng tiến hành điều chỉnh chiến lược quốc phòng. Chuyển từ thời kỳ "giấu mình chờ thời" sang thực hiện "giấc mộng Trung Hoa", trở thành cường quốc thế giới. Kể từ năm 2009 khi trình lên Liên hợp quốc yêu sách phi lý "Đường lưỡi bò 9 đoạn" bao gồm một khu vực chiếm trên 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc từng bước đơn phương thực hiện nhiều hoạt động phi pháp hòng độc chiếm Biển Đông. Sự điều chỉnh chiến lược của Nga Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga bắt đầu điều chỉnh chiến lược hướng Đông xuất phát từ 4 lý do quan trọng nhất: 1- Thế kỷ XXI sẽ là "Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương"; 2- Sự đối đầu giữa phương Tây do Mỹ đứng đầu và Nga nằm trong chiến lược dài hạn sau Chiến tranh lạnh với toan tính của phương Tây làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền; 3- Nga là cường quốc nằm trên hai châu lục Á và Âu; 4- Trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, yếu tố cạnh tranh sẽ ngày càng nổi trội, buộc Trung Quốc phải liên kết với Nga để đối phó với Mỹ. Do đó, giữa Nga và Trung Quốc hình thành "mối liên kết tự nhiên". Mục tiêu: 1- Khai thác tiềm năng các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở châu Á để thu hút đầu tư cho phát triển khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông của Nga; 2- Tiếp cận thị trường rất lớn về tài nguyên năng lượng ở châu Á với vai trò là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới; 3- Mở rộng thị trường vũ khí trang thiết bị rộng lớn ở châu Á do các nước trong khu vực này có nhu cầu rất lớn về vũ khí trang bị hiện đại. Coi việc hợp tác với ASEAN là quan trọng nhất trong điều chỉnh chiến lược tại châu Á Thái Bình Dương. Theo quan điểm của mình, Nga không có tham vọng giành ưu thế quân sự, tôn trọng chủ quyền của các nước trong khu vực, ủng hộ sự đa dạng của mô hình phát triển, sẵn sàng đề xuất sáng kiến xây dựng các diễn đàn mới. Diễn đàn Nga - ASEAN năm 2010 là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ giữa Nga và ASEAN. Sự điều chỉnh chiến lược của Nhật Bản Ngày 1-7-2014 là dấu mốc quan trọng trong quá trình điều chỉnh chính sách quốc phòng của Nhật Bản để trở thành một "quốc gia bình thường", thể hiện qua việc nội các nước này đưa ra lời giải thích mới về nội dung Điều 9 của Hiến pháp, theo đó Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia sứ mệnh phòng thủ tập thể bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng, là thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ và là cơ sở sản xuất của các công ty Nhật Bản. Để đạt được các mục tiêu về chính trị an ninh, Nhật bản tham gia tích cực các hoạt động và ủng hộ các sáng kiến của ASEAN, tích cực giúp đỡ quá trình hội nhập khu vực Đông Nam Á. Về kinh tế Nhật Bản tích cực giúp các nước ASEAN khắc phục những hậu quả. Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, đẩy mạnh hợp tác với ASEAN trong phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương và tích cực xây dựng cộng đồng Đông Nam Á. Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nhận được phản ứng tích cực của các nước khu vực, bởi vì, ASEAN không chỉ cần vốn đầu tư, công nghệ và thị trường Nhật Bản mà còn muốn sử dụng nước này như một yếu tố cân bằng ảnh hưởng với các nước lớn khác trong khu vực. Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ đối với châu Á - Thái Bình Dương được thể hiện rõ nhất ở "chính sách hướng Đông" được công bố chính thức vào năm 1992 nhằm tăng cường quan hệ với các nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Đây là một trong những điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng của Ấn Độ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Hiện nay, Ấn Độ công khai khẳng định lợi ích của mình ở Biển Đông thể hiện trên cả khía cạnh kinh tế và an ninh. Mối quan tâm của các cường quốc khu vực và thế giới khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng "nóng" lên. Cùng với cơ hội phát triển, thách thức đang gia tăng đối với nhiều quốc gia trong khu vực. Việc nắm bắt, khai thác cơ hội, thời cơ và vượt qua thách thức từ sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn phụ thuộc vào quan điểm, đường lối chiến lược của mỗi quốc gia trong khu vực. 1.2. 3. Nhân tố khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay là nơi phát triển năng động nhất thế giới về kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa, đặc biệt như là sự phát triển của Nhật Bản, các nước đang phát triển cộng nghiệp mới ở Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore; đặc biệt là một số nuốc ASEAN như là Malaysia, Thái Lan và Indonesia và gần đây nổi bật là Trung Quốc và Việt Nam. Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – TBD như APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – TBD.. (Dẫn chứng: Để chứng minh cho việc Châu Á – Thái Bình Dương đang là tâm diểm của thế giới đó là; chính sách xoay trục của Tổng thống Obama cho rằng châu Á sẽ là trung tâm của thế giới, các nước lớn ngày càng thiết lập kinh tế với các tổ chức và thành viên trong khu vực như Nga, Ấn Độ.. và các tổ chức kinh tế như EU.. đặc biệt là chính sách kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP đã được kí kết). - Do sự phát triển của kinh tế của từng quốc gia và các quan hệ kinh tế quốc tế có sự gắn kết mật thiết với môi trường chính trị quốc tế. Chia thành ba vấn đề chính trị ở khu vực đó là: Thứ nhất: Quan hệ các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Trong quan hệ Trung - Mỹ, ngoài các vấn đề dân chủ và nhân quyền, hai nước còn bất đồng với nhau trên những vấn đề lớn khác rất khó giải quyết như thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ, vấn đề Tây Tạng, thống nhất với Đài Loan; phổ biến vũ khí và gần đây nhất thêm vấn đề Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Còn giữa Trung Quốc và Nhật, bất chấp các quan hệ đầu tư, thương mại to lớn cộng với các quan hệ chính trị được duy trì đều đặn ở cấp cao, hai địch thủ Đông á tiềm tàng này vẫn có những ngờ vực hết sức sâu sắc. Thậm chí một học giả Mỹ đã nhận xét (tuy có phần hơi cường điệu) rằng: "Trong khi quan hệ Mỹ - Trung chỉ cần một ngày là đủ để xây dựng lại thì quan hệ Trung - Nhật chỉ cần một ngày là đủ để phá vỡ nó". (Phát biểu của Giáo sư Harry Harding tại Học viện QHQT, 21/1/1997). Ấn độ là một quốc gia đang phát triển cực nhanh do sự cải cách kinh tế từ thời chính phủ Rao 1990 và hiện nay dc xếp 1 trong 10 nền kinh tế trổi dậy của thế giới. Năm 1996 từ chối không cùng các cường quốc hạt nhạn hàng đầu ký hiệp ước cấm thủ vũ khí hạt nhân toàn (CTBT). Thứ hai là các xung đột tiềm tàn giữa một số quốc gia trong khu vực như; mâu thuẫn trên Bán Đảo Triều Tiên, xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan; các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật (Senkaku), Nga – Nhật (quần đảo Kutih), giữa Malaysia và Philippines (Sabah).. Thứ ba là vấn đề có "tác động lan tỏa" việc này ảnh hưởng ngày càng nhiều về kinh tế, chính trị và nan ninh của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là chạy đua vũ trang. ASEAN mở rộng hợp tác với các quốc gia trong khu vực như: Hợp tác ASEAN + 3 (Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc) vào tháng 12 – 1997 tại Cuala Lămpơ. Đặc biệt là những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược ASEAN +1, ASEAN – Trung Quốc. ASEAN – Nhật Bản. Quan hệ hợp tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. ASEAN - Ấn Độ. ASEAN – Mỹ. "Châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước cùng chung sống hòa bình và cùng thu được lợi ích chiến lược to lớn" - Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trong Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại hội nghị an ninh quốc tế Mát-xcơ-va lần thứ 5. 1.2. 4 Nhân Tố nội tại Việt Nam. · Việt Nam từng bước khẳng định muốn hợp tác với thế giới thông qua các Đại hội Đảng. - Từ nghị quyết trung ương 13 khóa VI (5-1988) nhấn mạnh chính sách thêm bạn, bớt thù, đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc độc lập, chủ quyền, cùng có lợi. - VII năm 1991 thực hiện chính sách "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn dau061 vì hòa bình, độc lập và phát triển" - Đại hội IX 2001 tuyên bố "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" - Đại hội X 2006 khẳng định "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế" · Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới - Thiệt lập quan hệ ngoại giao với 179 nước. - Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, ASEAN. - Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với: Nga 2001, Ấn Độ 2007, TQ 2008, Nhật – Bản, Hàn quốc– Tây Ban Nha 2009, Anh 2010. - Hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia, Anh. - Đối tác toàn diện: Malaixia, Indonesia, Xingapo, Oxtraylia, Niu Dilân - Đối tác vì phát triển với Đức, · Việt Nam tham gia thành lập tổ chức phát triển. - Trong ASEAN; đồng sáng lập ASEM (1996), APEC (1998). - Trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007. - Tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn: Cấp cao ASEM (2004), APEC (2006) và cấp cao ASEAN (1998 và 2000). Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2008 – 2009 và chủ tịch ASEAN 2010.