NLXH Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 11 Tháng hai 2022.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Đề: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha , tình đoàn kết.

    Trong cuộc sống, nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy rất chặt chẽ với nhau, quan trọng và cần thiết như nhau. Ý kiến: "Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết" thật sâu sắc và đúng đắn.


    Giải thích

    Lòng vị tha thể hiện ở "tinh thần chăm lo đến lợi ích của người khác một cách vô tư, sẵn sàng vì lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình". Sống không chỉ chăm chút cho bản thân mình mà còn quan tâm tới người khác một cách tự nguyện, không bị những vụ lợi ràng buộc. Tình đoàn kết là sự gắn bó mật thiết giữa người với người trong một cộng đồng nhằm đem lại sức mạnh tổng lực để giải quyết thắng lợi một nhiệm vụ nào đó, vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội; =>Lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người. Lòng vị tha và tình đoàn kết được thể hiện thường xuyên là cơ sở hình thành lối sống nhân ái, hòa hợp – một trong những lối sống đẹp nên thường được ca ngợi, biểu dương, trân trọng.

    *Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người: là thái độ không quan tâm tới, không có chút tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có biểu hiện tình cảm thân mật, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người. Thờ ơ, lạnh nhạt là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường ở con người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người nếu thành thói quen sẽ hình thành lối sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường thậm chí là "vô cảm" với chính đồng loại của mình, dần dần nó có thể chuyển thành một thứ căn bệnh rất nguy hiểm cho xã hội loài người. Nội dung/ ý nghĩa câu nói: Đây là một ý kiến đúng đắn mà chúng ta cần phát huy trong đời sống. Nhiều khi chúng ta chỉ nghĩ đến ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Thực chất đây là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan chặt chẽ với nhau, cần thiết cho nhau.


    Bàn luận

    * Quan niệm của dân gian về vấn đề trên: Truyền thống nhân đạo quý báu đã được ông cha ta đúc kết: "Người với người sống để yêu nhau", "Nhiễu điều phủ lấy giá gương", "Thương người như thể thương thân", "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách", "Một người vì mọi người, mọi người vì một người".. Đó là truyền thống văn hóa của một dân tộc biết sống yêu thương và tình nghĩa, sống nhân ái, vị tha. Ca ngợi, đề cao truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc giúp cho thanh niên thế hệ mới hiểu rõ và quý trọng đồng loại mình, đồng thời là cách bồi đắp tình cảm thẩm mĩ trong sáng, lành mạnh để thế hệ trẻ nhận thức các hiện tượng đa chiều của đời sống và tìm cách cải tạo chúng.

    * Sự thờ ơ, ghẻ lạnh trong xã hội hiện nay: Chúng ta đang sống trong một xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, chằng chịt, trong đó mỗi cá nhân là một tế bào, khi xã hội thay đổi cá nhân cũng thay đổi theo, ngược lại khi cá nhân có bước phát triển mới cũng tác động không nhỏ đến bộ mặt xã hội. Vậy mà trong đời sống lại không thiếu những biểu hiện con người thờ ơ, ghẻ lạnh, không quan tâm đến những chuyện thường ngày diễn ra trước mắt họ: Một hòn đá chắn ngang đường, xe cộ qua lại nhưng ai ngã thì mặc kệ, thấy một vụ giao thông mọi người xúm vào vì tò mò, có người vẫn thờ ơ, lạnh nhạt bỏ đi không chút thương tâm.


    * Vai trò của việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết và phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người

    Mỗi người đều thuộc một tầng lớp, một giai cấp, một đoàn thể nhất định và không ai có thể tách mình ra khỏi cộng đồng để sống biệt lập và đánh mất bản chất xã hội của mình. Cá nhân đó phải có trách nhiệm với cộng đồng, không thể tách rời "cái tôi" ra khỏi "cái ta" chung. Chính vì vậy, xã hội cần lên tiếng cảnh báo, phê phán những thái độ, hành vi thiếu tính người. Thái độ "ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết" là phương cách hữu hiệu để con người xây dựng một thế giới nhân văn và ấm áp tình người. Những hoạt động vì con người cần được các tổ chức quốc tế tích cực mở rộng phạm vi ảnh hưởng nhằm làm cho con người đến gần nhau hơn. Việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết phải song song với việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh của con người: Đây là hai mặt biện chứng của vấn đề. Ca ngợi hay phê phán đều rất quan trọng, và chúng có mối liên hệ ngang hàng nhau, không thể đề cao mục đích này mà xem nhẹ mục đích kia. Nếu quá chú trọng đến ca ngợi, con người sẽ rơi vào tự kiêu, tự mãn; nếu chi phê phán, chúng ta có thể đánh mất cơ hội tìm ra bước phát triển mới cho sự vật. Thiên lệch hai mục tiêu đó, chúng ta sẽ không thể đánh giá bản chất sự vật, hiện tượng xã hội một cách tiến bộ được.

    * Trong cuộc sống

    Việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người được thể hiện dưới nhiều hình thức gắn với những biểu hiện phong phú, đa dạng nhiều khi khó nhận ra của thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

    Nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, vất vả, gánh nặng.. của người thân hoặc có những lời nói, việc làm, ứng xử khiến người thân lo, buồn, khổ tâm.. Tỏ thái độ không đồng tình với một người vô tâm chạm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh.. của một ai đó.

    Bất bình khi một ai đó dửng dưng, giễu cợt, cười nhạo người tàn tật, kẻ ăn mày, nghèo khổ, gặp tai họa bất ngờ; thậm chí còn tỏ ra hả hê khi thầy người mình không ưa, không thích thất bại, mất mát hay tức tối, ghen tị khi thấy người khác thành công. Lên án người đã xúc phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm, nhân cách con người vì những mục đích đen tối, xấu xa. Kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ lối sống thờ ơ, lạnh nhạt.

    (Không thể phẫn nộ hơn khi xem video clip ghi lại vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân Hương - Võ Công Tồn, P. Tân Quý, Q. Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục người đi qua, thậm chí dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó. Quá bức xúc về sự vô cảm của những người có mặt, càng phẫn nộ hơn về sự lạnh lùng đáng sợ của anh tài xế đã bỏ mặc nạn nhân trong khi anh ta lại là người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thương tâm này)


    * Trong văn học:

    Văn học sinh ra và tồn tại được trong cuộc đời là để thực thi sứ mệnh cao cả trở thành "thứ khí giới thanh cao và đắc lực.. để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" (Thạch Lam). Vì vậy, trong văn học, cùng với việc ngợi ca lòng vị tha và tình đoàn kết, nhà văn còn thể hiện nhiệt tình phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người :(Dẫn chứng)

    (Ví dụ: Chắc hẳn ngay từ khi còn thơ bé chúng ta đã được đọc truyện cổ tích. Nếu ai đã từng đọc "Cô bé bán diêm" ắt hẳn sẽ không thể quên được cái đêm hôm ấy- đêm Giáng sinh "Trời lạnh mọi người quây quần bên chiếc lò sưởi để đón Giáng sinh.. Trên khắp phố phường một số người hối hả trở về nhà dường như không có ai để ý đến cô bé". Mặc dù đôi mắt ngây thơ ấy nửa van xin nửa ngại ngùng, chẳng hiểu sao cô vẫn bán như mọi ngày nhưng hôm nay tuyệt nhiên không một ai hỏi đến phải chăng vì họ vô tâm hay họ quá vội vã? Chính thái độ thờ ơ đó đã để em chết vì cái đói, cái giá lạnh trong đêm Giáng sinh hạnh phúc của bao người. Cái chết ám ảnh của cô bé đã khiến cho người đọc xót xa mà day dứt sao đêm ấy mọi người lại bỏ mặc em đến vậy. Tác giả ắt hẳn rất đau lòng khi đã để em chết trong hiện thực nghiệt ngã, đau lòng khi thấy giá trị đạo đức đang đi xuống nhưng cũng là để nhắn nhủ với bạn đọc hãy biết sống có tình người, yêu thương lẫn nhau. Trong các sáng tác dân gian: Mẹ con Cám thờ ơ lạnh nhạt với nỗi khổ, những nhu cầu sống, ước mơ chính đáng của Tấm, trở thành kẻ tàn nhẫn, độc ác nên đã bị tác giả dân gian trừng trị đích đáng..


    Mở rộng, phản đề

    Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng rất cần thiết và quan trọng: Phê phán trung thực, thẳng thắn nhưng cũng cần khéo léo, tế nhị. Để sự phê phán có tác dụng tích cực, phải luôn xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây dựng. Tránh lối phê phán nhằm bêu riếu, hạ thấp, xúc phạm. Trong cuộc sống hiện nay, khi mà tư tưởng tôn trọng cá nhân đang được đề cao, trong chừng mực nào đó, người ta hay dựa vào tư tưởng này để ngụy biện cho thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Cũng có biểu hiện ngộ nhận thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là tôn trọng tự do cá nhân, là không can thiệp vào cuộc sống của nhau. Thực ra đó là cách sống "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" mà cha ông ta từng phê phán. Đôi khi cũng có hiện tượng con người vin vào lí do bận bịu công việc mưu sinh, lập nghiệp, theo đuổi lí tưởng riêng mà vô tình trở thành kẻ thờ ơ với cha mẹ, vợ con, anh em, hàng xóm.. Bởi vậy, việc ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đồng hành với việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. C) Bài học nhận thức và hành động. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người. Luôn biết nhận ra, biết xấu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình với niềm vui sướng, nỗi buồn đau hay thành công thất bại của người sống quan mình. Từ đó, nghiêm khắc phê phán bản thân, quyết tâm khắc phục, từ bỏ thái độ sống như thế.

    Bài học nhận thức và hành động

    Giới trẻ ngày nay đang được hưởng thụ những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Cuộc sống đầy đủ, tiện nghi làm cho một bộ phận bạn trẻ dễ rơi vào trạng thái thụ động hưởng thụ những gì sẵn có trong cuộc đời mình. Đến khi gặp những cảnh ngộ éo le, họ chỉ có được sự cảm thương hời hợt, nhạt nhẽo với con người. "Tình người" do đó mà có nguy cơ bị bó hẹp. Họ chỉ sống vì lợi ích thiết thực của bản thân mà không để ý đến nhu cầu, lợi ích của người khác. Có người lại thờ ơ, phó mặc trước những việc làm sai trái của người khác để chối bỏ trách nhiệm. Bạn trẻ ngày nay cần gắn bó với xã hội, tránh lối sống khép mình, ích kỉ. Nếu sống thờ ơ, ghẻ lạnh với người khác, bạn sẽ trở thành kẻ nhẫn tâm, đơn độc trong cuộc đời. Mất phương hướng sống, bạn không còn sự gắn kết nào với nhân loại và chính bạn lúc đó sẽ trở thành người bị bỏ rơi.

    Chúng ta cần đoàn kết để cùng nhau tháo gỡ những sự kiện, hiện tượng xấu đang xảy ra hằng ngày. Để đấu tranh với thứ bệnh dịch có nguy cơ phổ biến này, cần có một cái nhìn dân chủ khi đánh giá các sự kiện trong đời sống. Trong nhà trường, chúng ta nên đưa vào chương trình học của học sinh các biện pháp giáo dục tâm lí để các em biết cách thể hiện tình thương và quan tâm tới người khác.

    Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không lên án thì cũng chẳng phải là tốt. Vì thế, phê phán thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ là đúng, là cần thiết trong thế giới nhân ái, nhân văn. Ý kiến đúng đắn đã giúp mỗi người khắc phục được cách ứng xử có tính chất cực đoan trước những vấn đề đạo đức, nhân sinh đang nảy sinh trong đời sống.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...