[NLXH] Bài văn tham khảo - Lòng hiếu thảo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Liên Hoa Tử, 22 Tháng mười 2023.

  1. Liên Hoa Tử Nhà thơ - nhà văn - nhạc sĩ - nhà đạo đức học {♥}

    Bài viết:
    2,173
    Lòng Hiếu Thảo

    [​IMG]

    Tác giả: Liên Hoa Tử.

    Thể loại: Bài văn tham khảo.

    Chủ đề: Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo.

    Tình trạng: Đã hoàn thành

    (ngày 22/10/2023).

    Tổng số chữ: khoảng 5000.

    ***

    1. Giới Thiệu

    (Lời dẫn nhập) :

    [​IMG]

    Lòng hiếu thảo là một nét đẹp văn hóa truyền thống cao đẹp của người Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia, dân tộc khác trên toàn thế giới nói chung.

    Đó cũng là bổn phận làm con, muôn đời vẫn vậy.

    Cho đến muôn kiếp muôn đời, đáp đền sao cho hết mười phần nghĩa mẹ công cha.

    Nếu con người không biết tri ân và trả ơn, thì có khác chi loài cầm thú.

    Mang nhân dáng con người, nhất định phải tu thân.

    Chính vì tâm linh được tiến hóa rất cao, biết phân biệt đúng sai, đường thị phi nhân ngã, cho nên con người mới xứng đáng tự cho mình là vạn vật chí linh.

    Hiếu thảo là trọn đời nuôi dưỡng mẹ cha, uống ăn đầy đủ, nghe theo lời dạy dỗ của hai đấng sanh thành, tu dưỡng thân tâm, luôn biết công cha nghĩa mẹ như biển rộng non cao, một lòng cung kính, cho đến muôn đời, trọn chẳng dám quên.

    Nếu như trên thế gian này đều là những con người quên ơn cha mẹ, sống buông thả dục tình, phạm pháp gây oan, thì xã hội ở mỗi nước sẽ ra sao, hòa bình có mãi mãi?

    Hay là chiến tranh bùng nổ liên hồi, nhân loài đi đến diệt vong.

    Người mà không theo hạnh hiếu, tâm trí u mê, lòng trắc ẩn chẳng còn đâu, tâm tham lam ngày một lớn, cạnh tranh cùng bè bạn, tập thể sẽ đấu tranh, và cho đến sau cùng là giữa các quốc gia trên quả địa cầu này sẽ bùng nổ chiến tranh.

    Con người ai cũng đều sợ chết, việc ấy vốn là bản năng.

    Cho nên muốn thế giới mãi được yên vui, thì mỗi gia đình phải không ngừng tu dưỡng, dạy con cháu nên người, hiếu đạo với mẹ cha.

    Người con có hiếu sẽ không bao giờ làm ra những chuyện trộm cướp, gian dâm, hoang tàn, dại dột.. khiến cho cha mẹ mình phải đau nhói tim gan.

    Cũng từ đây mà nên người có ích, làm lợi quốc gia, xứ xứ vui ca, nhà nhà êm ấm.

    Thiết nghĩ, trên thế gian này không còn chữ nào đẹp bằng chữ hiếu.

    Bài văn nghị luận xã hội tham khảo sau đây là góp nhặt những tinh hoa, đem lời dạy của Thánh hiền xưa khắc sâu vào tâm khảm, giữ thân trong trắng vô tà, quét sạch bụi trần ai.

    Con kính thương cha, chiếc lưng còng lam lũ

    Tu dưỡng cho rồi, đạo hiếu tựa ngàn hoa.

    Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

    Gánh nặng cuộc đời, ai gian khổ bằng cha.

    *

    Mẹ là biển rộng bao la

    Mang thai chín tháng, sanh ra con hiền

    Ba năm bồng ẵm tay tiên

    Cha nuôi con lớn, nhọc phiền xiết bao.

    Bạc tiền, công sức, cần lao

    Mồ hôi, nước mắt, bươi quào mưu sinh

    Cho con nên dáng nên hình

    Sống sao cho xứng nghĩa tình mẹ cha.

    Học hành chăm chỉ cho qua

    Lớn lên lập nghiệp, thành gia đàng hoàng

    Vợ con có đủ một đàng

    Bế con, nhớ lại thưở mình ấu thơ.

    Mẹ ta cũng bế ta cơ

    Ru con câu hát ầu ơ.. dí dầu

    Mẹ ta nay đã bạc đầu

    Cha ta lam lũ, dãi dầu còng lưng.

    Hai hàng lệ nhỏ rưng rưng

    Biết ơn cha mẹ chín từng mây cao

    Đời con nguyện sống thanh cao

    Cho vui cha mẹ, ra vào thảnh thơi.

    Sanh ra trong cõi đất trời

    Chết đi để lại nụ cười thần tiên

    Mẹ là thánh, cha là tiên

    Cung trăng cha ở, mẹ hiền ngóng con.

    Chết đi, thân xác không còn

    Chỉ duy có mỗi linh hồn còn đây

    Con về theo lối thang mây

    Gặp cha, gặp mẹ, gặp thầy, gặp cô.

    Gặp bao người thiện đứng chờ

    Bên nhau mãi mãi, đánh cờ thiên luân

    Ngàn hoa thơm ngát quanh thân

    Cõi kia tiên giới, hiền nhân mong về.

    Giấc mơ hiếu đạo bề đề

    Sống sao cho xứng mọi bề thẳng ngay

    Ai ơi tu dưỡng đức tài

    Chở che muôn loại, thoát ngoài khổ đau.

    Lòng hiếu thảo, sánh trăng sao

    Sáng soi dẫn lối mình vào đường ngay

    Con người hiếu thuận đẹp thay

    Muôn hoa thơm ngát không ngoài hiếu tâm.

    *

    Biển cả mênh mông, không đong đầy tình mẹ

    Mây trời lồng lộng, không phủ kín công cha.

    Muôn kiếp không phai, trái tim này có mẹ

    Ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục nhớ đừng quên.


    2. Nội Dung:

    A. Mở bài:

    [​IMG]

    Con người sanh ra trong trời đất, nên lấy chữ hiếu làm đầu, chung thân chẳng đổi.

    Từ ngàn xưa, ông cha ta đã dạy nếu như sống mà chẳng trọn vẹn được luân thường, tận hành theo đạo lý, thì nhân quả ba đời sao có thể dung tha.

    Thật vậy, lòng hiếu thảo như nước biển khơi, bao la không cùng tận, trải qua trăm kiếp muôn đời, há dễ cạn vơi đi.

    Người Việt Nam chúng ta là con rồng cháu tiên, địa linh nhân kiệt, Á Đông bao truyền thống lưu truyền, gìn giữ đẹp màu son.

    Thiết nghĩ, nếu như bốn biển năm châu đều hiếu thuận một đời, dưỡng nuôi cha mẹ, không làm gì sai trái, thì thế giới hòa bình, chẳng có sự tranh đua.

    Vì khi một người thật sự có tình thương trải rộng, sẽ không bao giờ làm ra những chuyện xấu xa, tham dục, đê hèn, có lỗi với mẹ cha.

    Nhìn cháu con mình sai đạo đức

    Ông bà, cha mẹ có vui đâu

    Phật Lão Nho hành theo trọn kiếp

    Tổ quốc, địa cầu hết thương đau.

    Chữ hiếu là gốc của con người, ta chẳng thể quên đi.

    Hãy xem gió lộng đầu non, hoa cúc mùa thu xinh muôn phần nở rộ, trong nhân thế mong cầu ước nguyện trăm điều, hiếu hạnh đứng đầu tiên.

    Xưa nay người mất gốc có cũng nhiều, thấy mà đau lòng rơi lệ.

    Tự ta biết uống nước nhớ nguồn, hiếu nghĩa vi tiên.

    Trăng thanh gió mát còn mang hình cha mẹ

    Đi khắp địa cầu, ai tốt tựa mẹ cha.

    Tôi nhớ hoài lời dạy của Thánh nhân xưa, trông chờ người mòn mỏi, biết bao kiếp sống đọa đày như chôn mất lương tri.

    Mọi người thử một lần lên thành thị mà xem cảnh xô bồ chật chội, lợi tranh tranh chấp đêm ngày, tâm khí chẳng an.

    Người nhà quê như tôi xuất thân làm ruộng, chính hiệu nông dân, yêu con nắng ban chiều đỏ hồng trên môi mẹ, thương con nước trên đồng mát mẻ tắm lưng cha.

    Hoài cổ thì cũng tốt thôi, xin điều hiếu hạnh, tôi luôn xin hết hạnh lành của tất cả tha nhân.

    Tập làm văn là một môn học mà học sinh cấp một đã được tỏ tường, nhưng chỉ vòng ngoài, đại khái, chung chung.

    Môn Văn là thần đạo đức, tượng tâm can, sự giáo dục đời nay đã không theo lễ nghĩa cương thường của nhà Nho như trước.

    Con nít tới trường đã không còn được học Tứ thư và Ngũ kinh, đó cũng là nỗi lo chung của các nhà đạo đức học muôn đời, chứ đâu phải chỉ của một mình Khổng Phu Tử thôi đâu.

    Học văn để trở nên người hữu dụng sau này và rạng tổ quy tông.

    Xin chớ coi thường tâm hiếu hạnh, khuyên nhau trọn hết bổn phận của con người, sống một cuộc đời cao đẹp vô tư.

    Nếu như không có cha và mẹ thì ai đã sanh ta.

    Đạo làm người suy cho cùng chỉ gói gọn trong một chữ hiếu này, muôn kiếp chẳng phai phôi.


    B. Thân bài:

    [​IMG]

    Nếu như nói ra ngoài Tam Giáo (Nho - Lão - Phật) mà được an ổn, vui tươi thì đó là chuyện mà chúng ta không bao giờ làm được.

    Huống chi, ở thời đại khoa học phát triển giống như ngày hôm nay, con cháu thường bỏ rơi ông bà cha mẹ mình mà du hí tứ phương, mặc tình máu mủ, khiến cho ai nấy đau lòng, cúi mặt buồn than.

    Nhà nhà đều như vậy, nước nước sẽ ra sao?

    Chẳng lẽ chỉ biết có mỗi bản thân mình mà quên đi ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.

    Chối bỏ gia đình, tha phương cầu thực, đâu phải là cái gốc gác nhân hiền quân tử phải tu theo.

    Nay, trẻ em thường hay được nuông chiều quá mức, chơi game (trò chơi điện tử) suốt cả ngày, bỏ học, muốn đi hoang, học hành cho tới lớp mười hai (12) phải đâu là chuyện trên trời dưới đất, sao các em không ráng nghe lời dạy dỗ của mẹ cha.

    Thời đại hôm nay có rất nhiều cám dỗ, nếu như ta không biết soi lòng thì đạo đức nơi đâu.

    Chỉ cần không ngừng tu dưỡng hiếu tâm thì muôn loài đều cảm động.

    Như trong cuốn sách lành Nhị Thập Tứ Hiếu cũng có nói qua, thưở xưa có ông vua Thuấn họ Ngu là người hiếu hạnh, mẹ kế biểu làm gì thì ngài luôn vui lòng một dạ nghe theo, còn bị đứa em trai cùng cha khác mẹ là Tượng dồn vào chỗ chết tới đôi ba lần mà bụng dạ vẫn khoan dung.

    Cho nên, khi đi cày ruộng ở ngoài trời thì voi đến giúp, chim từ trên trời bay xuống từng đàn phụ giúp đứa con hiền nhặt cỏ khai hoang.

    Rồi vua Đường Nghiêu nghe tiếng xa gần đồn đãi kỳ nhân hiếu hạnh thơm lừng, truyền ngôi thiên tử.

    Câu chuyện trên đã đủ để minh chứng cho đời nhân quả vốn không sai.

    Vì sao làm con cần hiếu thảo với cha mẹ?

    Vì đây là thiên tính của con người, chẳng thể luận xa xôi

    Cổ đức dạy trong trăm ngàn loài cầm điểu (chim) thì loài quạ tuy mang vẻ ngoài xấu xí nhưng trọn một đời hiếu thuận với mẹ cha, hễ đi kiếm được thức ăn gì ngon thì liền bay thẳng về tổ mà dâng lên cho quạ mẹ, quạ cha của mình được khoan thai ăn trước, còn dư ra chút xương xóc gì thì mới đến lượt quạ con, còn phần thịt thì quạ con không bao giờ dám tự mình ăn trước.

    Ngay cả loài súc sinh mà còn được như vậy, thì mang tiếng con người ta phải ráng tu thân.

    Sửa mình cho ngay thẳng

    Xứng đáng gọi chân nhân

    Hiếu trung làm gốc rễ

    Vang tiếng vị nguyên thần.

    Thời xưa, người ra làm quan thì phải thi đỗ bằng tài thơ văn trước, sau mới được vua mời vào triều để ra mắt chân long.

    Trải bao nhiều lần khảo hạch điều tra, mới tỏ tường phẩm hạnh, xem con người ấy khi ở nhà có hiếu với cha mẹ mình không?

    Cha mẹ chín tháng cưu mang, ba năm bồng ẵm, nuôi dạy chúng ta cho nên người cực khổ biết bao nhiêu, từng miếng cơm manh áo, từng giấc ngủ nâng niu, dẫu đi khắp thế gian này cho trọn kiếp, ta cũng mãi mãi không bao giờ thấy được một con người nào vĩ đại như cha mẹ của ta đâu.

    Vì đây là tình máu mủ sanh ra, chứ nếu như là người ngoài, thì ai mà làm cho đặng.

    Khi con bị bệnh hành hà, cha mẹ lo chạy chữa thuốc thang

    Thấy con khôn lớn nên người, bụng mẹ cha muôn phần mãn nguyện.

    Thiên kinh địa nghĩa muôn đời, suy cho cùng ở tại nguồn tâm

    Trung thần hiếu tử tu mi, sống sao cho muôn đời ngưỡng mộ.

    Nếu như ngay cả đối với hai đấng sinh thành mà mình còn không trân trọng, thương mến, dưỡng nuôi, thì nói chi đến chuyện đỗ đạt công danh, nhà cao cửa rộng.

    Một khi không tròn câu nhân đạo thì ai sẽ tin yêu.

    Đi khắp bốn biển năm châu, hiếu nhi là nhất.

    Khi một người đã hoàn thiện về mặt nhân phẩm rồi, có hiếu có trung thì lâu ngày sẽ bộc lộ tài năng, thế gian ba trăm sáu mươi lăm (365) nghề đều như vậy hết.

    Cho dù làm quan hay dân thường thì cũng như nhau, chỉ cần đức hạnh tròn đầy, nội tâm yên ổn, công ăn việc làm suôn sẻ chu toàn, hạnh phúc nơi nơi, tức là chúng ta đã góp phần làm cho thế gian này ngày càng hòa hợp, thêm trong sáng muôn phần, thịnh trị đến ngàn sau.

    Các bạn hãy thử nhìn những người tội mà xem, khi đã trót lỡ làm ra những hành vi đồi bại như giết người, cướp của, hiếp dâm.. thì tâm hồn làm sao yên ổn đặng, vì họ sợ mình bị công an bắt, ra hầu tòa, phải ngồi tù để cải tạo nguồn tâm, trải qua một khung hình phạt và thời hạn nhất định, mới được thả cho về lại gia đình, tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời tươi mới hơn xưa, đó cũng là giá trị nhân văn của nhà tù vậy.

    Nhưng giết người là tội nặng nhất, hầu hết phạm nhân sau khi gây án, đều sẽ bị tử hình (chết) sau một khoảng thời gian ngắn mà thôi, vì mạng người là quan trọng nhất.

    Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

    Người có chân trí tuệ sẽ luôn suy nghĩ cho thật kỹ càng trước khi hành động một việc gì hay nói một lời chi.

    Có như vậy thì cuộc đời này mới không mất đi giá trị thiêng liêng, cho tất cả vạn vật muôn loài đều an lành tự tại.

    Sự cám dỗ ở thời hiện đại nói chung vô cùng khủng khiếp với mức độ gia tăng không ngừng theo cấp số nhân, chẳng hạn như game online (trò chơi điện tử trực tuyến trên máy vi tính), mạng xã hội facebook, ăn mặc hở hang, rượu bia, cờ bạc, cá độ, lô đề, lạng lách đua xe, những món đồ ăn thức uống có chứa đựng và tồn dư quá nhiều hóa chất (chất hóa học), ô nhiễm tiếng ồn khói bụi và môi trường nước, thuốc giả hại chết người, bằng cấp giả mạo, ngoại đạo tà giáo, những mối quan hệ ngoài luồng ti tiện, phim ảnh, văn từ, ca nhạc đê mê, khiến cho tâm trí của chúng ta ngày thêm động loạn, khả năng kiềm chế ngôn từ và cung cách ứng xử đi theo hướng suy đồi ngày một nhiều hơn.

    Lòng hiếu thảo ở đây được chia ra làm ba bậc, là tiểu hiếu (hiếu thảo mức độ nhỏ), trung hiếu (hiếu thảo mức độ trung bình) và đại hiếu (hiếu thảo mức độ lớn lao).

    Tiểu hiếu là mình sống cuộc đời ngay thẳng, không vi phạm pháp luật để cho cha mẹ phải buồn lòng, xấu hổ cùng lối xóm bà con.

    Cả đời dưỡng nuôi cha mẹ không than trách chi chi, uống ăn đều có đủ, mọi điều cứ tự nhiên. Có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, tuy trong cảnh nghèo hèn mà vui với đạo, không lui tới những nơi ồn ào, náo nhiệt, dễ tu thân.

    Trung hiếu là ta chẳng những đã phụng dưỡng cha mẹ cho chu toàn về miếng ăn giấc ngủ, còn khuyên cha mẹ mình từ bỏ những việc không nên làm, tu dưỡng cả nội tâm.

    Đại hiếu là thành Phật, nghĩa là trở thành người phật tử (con của phật), noi theo gương sáng của Thánh hiền mà quyết chí tu theo, ra khỏi luân hồi, dứt đường sanh tử, cứu độ chúng sinh ba đời, pháp giới mười phương.

    Đó là nói theo cách dùng từ của nhà phật.

    Phật giáo chân chánh nhiệm mầu, khuyên nhân loài giác ngộ quy y.

    Chữ hiếu là chữ đẹp nhất trên vũ hoàn, rực rỡ quang minh.

    Như ai làm người mà trọn hiếu với cha mẹ của mình, thì danh tiếng vang lừng như vua Thuấn năm xưa.

    Nghị luận xã hội là viết về đạo đức nhân luân, nêu gương cổ đức ngàn xưa, mở lối cho những kẻ hậu sinh sau này sống thật.

    Sống thật với linh hồn trong sáng thiêng liêng, dẫu qua bao nhiêu năm tháng cát bụi phong trần mà con tim hằng đỏ máu, thêm thao thức thiên tình, ước lệ với trăng thu.

    Chúng ta cần có một lối sống hài hòa và khoa học, đêm ngủ tám (8) tiếng, ngày làm tám (8) giờ, ăn tám (8) phần no, giữ gìn tấm thân này cho khỏe mạnh, tâm trí được quang minh, tu sửa linh hồn cho ngay thẳng nhân từ, để cha mẹ ông bà, quyến thuơc thân bằng ai nấy được yên tâm.

    Hiếu đạo đơn sơ dường ấy, dễ thực hiện dường ấy.

    Lợi danh, vật chất suy đồi, ai ơi chớ buông lung!

    Trên thế gian, thi thoảng cũng những người con ra đời ăn chơi đàng điếm, phá hết của trong nhà rồi, sau đó mới đi hoang, cuối cùng là trở thành tội phạm.

    Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

    Thương thay cho những hạng người này, tâm tánh mãi điêu linh.

    Chung quy chỉ tại cái thửở ban đầu, những đứa con ngỗ nghịch này thường hay cãi lại lời cha mẹ của mình mà thôi.

    Có những gia đình nghèo khó, cha mẹ cứ cả ngày lo đi làm ở ngoài ruộng, ngoài đồng, hoặc phụ bán quán cơm, bưng đồ dọn dẹp, thợ gạch phụ hồ, xí nghiệp công ty, làm ăn buôn bán ở chợ, bán nước ven đường.. rong ruổi mưu sinh, cho nên cha mẹ không có nhiều thời gian để nói chuyện và trao đổi, cũng như dành chút thời giờ để dạy dỗ con em mình khi chúng nó làm sai.

    Chuyện ấy nếu như để lâu ngày thì đứa trẻ thành ra người khó dạy, rất ngoan cố gan lì, ai nói cũng không nghe.

    Xã hội nên quan tâm, chú ý, giúp đỡ nhiều hơn với những gia đình đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn như vậy, đừng để cho con cháu của chúng ta sau này thành những kẻ lang thang, giang hồ và bạc ác.

    Người nghèo trên thế gian này đến tám mươi phần trăm (80%), nên không thể cứ mãi lo kiếm tiền mà quên mất việc dạy con.

    Nỗi lòng cha mẹ, trời đất chứng minh

    Con hiếu tôi trung, muôn đời ngưỡng mộ

    Xót xa khi nhìn tội phạm, chữ hiếu quên đi

    Ráng tu cho trọn tam cang, đẹp lòng cha mẹ.

    Lòng hiếu đạo như là vầng trăng sáng, soi lối con đi

    Cha mẹ ơi! Muôn kiếp nguyện khắc ghi, ân tình dưỡng dục

    Muốn cho nhân loài hạnh phúc, luật pháp phải theo

    Xa xôi chi nữa người ơi, nơi lòng có đạo

    Lặng thinh, khi ta nhìn lại, bụi bám trong gương

    Mắt mẹ ngày một quầng thâm, nuôi hài tử nhỏ

    Lưng cha một đời nặng gánh, thương lắm cha ơi

    Đạo hiếu phải trọn nguồn tim, con người đĩnh đạc

    Thơ văn từ tâm lưu xuất, nào phải cầu danh

    Đức tin nhân quả sâu xa, trăng trời tỏ rạng

    Nghe qua hai mươi bốn (24) người con chí hiếu, tôi ráng tu theo

    Chỉ mong sống trọn kiếp quân tử thanh cao, hoàn thành sứ mệnh.

    Sứ mệnh của con người như chúng ta là lá lành đùm lá rách phải không?

    Khi gặp người nghèo khổ, gian nguy, thì mở lòng giúp đỡ thi ân, không cầu báo đáp, con tim chân chất đong đầy thi vị của yêu thương.

    Hiếu thuận thì nên hiếu thuận chung

    Trăm nhà trăm họ đều là người thân của mình cả.

    Và tất cả mọi con người trên thế gian đều là người một nhà, là anh em với nhau.

    Trái đất này là ngôi nhà chung của toàn nhân loại.

    Ta nên cẩn thận giữ gìn tâm tánh cho cao khiết trinh nguyên, chớ đi theo đường tà dục, mê mệt nhiễm ô.

    Nếu như bài văn nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo này mà được Liên Hoa Tử tôi viết ra vào những năm còn đang ngồi học ở trên ghế nhà trường thì cũng là điều kỳ lạ.

    Vì một đứa học sinh lớp 12, tuổi chừng mười tám (18), mà biết tới Phật giáo và tu hành là chuyện khá hiếm hoi.

    Nền giáo dục của chúng ta hôm nay nên bổ sung thêm về nhân quả ba đời của đạo Phật, cho tuổi trẻ nên người, đạo đức đẹp càng hay.

    Chớ không chỉ nên học toàn là Toán Lý Hóa.. mười hai (12) môn học thật sự là đủ nhiều trong tâm thức thanh thiếu niên.

    Học nhiều thì cũng tốt, nhưng xin chớ quên rằng "tri giả bất bác, bác giả bất tri" (người thật sự biết thì không học quá ư uyên bác, người học quá ư uyên ác rồi thì không thật sự biết đâu).

    Trên đây là lợi dạy của Đức Lão Tử ở trong Đạo Đức Kinh.

    Vì một khi chúng ta học càng nhiều thì càng chấp khư khư vào kiến thức, chạy theo vật chất buộc ràng mà quên mất lương tri, nghĩa là bỏ gốc theo ngọn rồi vậy.

    Đạo đức là gốc của con người.

    Người không tu sửa đạo đức cho tròn, thì có khác gì loài cầm thú.

    Và bá hạnh hiếu vi tiên (trăm hạnh, hiếu đứng trước).

    Chữ hiếu là tất cả cội nguồn của đạo đức nhân sinh.

    Chúng ta hãy quan sát loài chó, khi không có chuyện gì thì một bầy chó bốn năm con quây quần trông yêu lắm, chó mẹ liếm lên mình lũ chó con, chó con cũng lăn lộn ra chiều hí hửng vui tươi.

    Nhưng nếu như mình thảy cục xương xuống, thì bầy chó lập tức tranh giành để có được đồ ăn, chó mẹ chỉ ngừ có con thôi, nhưng lũ chó con thì muốn cắn cả chó mẹ để giành phần ăn xương.

    Rồi các loài động vật khác đa phần cũng đều như vậy hết.

    Nói chung, loài cầm thú có tâm trí mơ hồ, không biết cách tu thân, nói gì đến lễ nghĩa, cương thường như nhân loại chúng ta.

    Tam cương là ba mối quan hệ vua-tôi, cha-con và chồng-vợ.

    Làm bề tôi thì phải một lòng một dạ trung thành với chúa với vua.

    Làm con thì phải luôn hiếu thảo với cha và mẹ.

    Làm vợ thì phải đủ tứ đức, tam tòng, một đời chỉ gả một chồng, chung thủy sắc son.

    Còn ngũ thường là năm đức tính cao quý mà mỗi con người cần phải giữ luôn luôn, đó là nhân-nghĩa-lễ-tín-trí.

    Như vậy thì chữ hiếu đã có trong tam cương, chữ nhân đã có trong ngũ thường.

    Mà tam cương cùng với ngũ thường là căn bản của Nho gia.

    Nói cho đến trăm kiếp ngàn đời cũng không bao giờ cùng tận.

    Ta xem trong cõi hồng trần, đau khổ dâng cao.

    Những hạng người biết tu dưỡng linh hồn, mai này ắt làm nên công trạng.

    Xin chớ theo vật chất, bạc tiền mà quên mất lương tri.

    Nhà Phật dạy nhân quả ba đời, tức là gieo nhân nào thì gặt quả nấy, trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa.

    Ba đời là chỉ chung cho ba thời kỳ quá khứ, hiện tại và vị lai (tương lai).

    Nếu như mình không hiếu thảo với cha mẹ của mình, thì con cái sau này nó cũng sẽ không bao giờ hiếu thảo với mình đâu.

    Đây gọi là nhân quả.

    Lại có câu nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Khi một người đã có gia đình, nuôi nấng đứa con máu mủ ruột rà, mới biết nhớ tới thâm tình nghĩa trọng của mẹ cha.

    Rằng năm xưa mẹ cha ta đã từng bồng ẵm ta cả ngày, dỗ nín khóc cũng mệt ghê!

    Chín chữ cù lao, ai còn nhớ

    Ta là đứa trẻ, mãi ngây thơ

    Mẹ cha thưở trước, sanh ta đó

    Ân đức sâu dầy, nhớ không quên!

    Đây không phải là huấn văn (văn từ dạy dỗ đạo lý), có chăng chỉ là ý niệm chân thành nơi tim đỏ quang minh, tấm lòng chính trực.

    Người con có hiếu với cha mẹ, phải biết trân quý sinh mạng của chính bản thân mình, chớ tự sát ngu si.

    Hãy nghĩ cho những người ở lại, khi ta muốn ra đi.

    Đó là đang nói đến một vài trường hợp nông nỗi nhất thời, có thể là do thất bại trên đường đời, công danh sự nghiệp, áp lực thi cử học hành, nợ bạc nợ tiền, cô độc thất tình, bị bệnh tật giày vò.. mà có ý nghĩ quyên sinh.

    Xin ai chớ làm như vậy, vì đây là tội đại bất hiếu.

    Hiếu nghĩa là hiếu thuận với mẹ cha, muốn cho mẹ cha cả đời luôn mạnh lành, an ổn, vui tươi, không để cho cha mẹ buồn phiền, lo lắng, bi thương.

    Có cha mẹ nào chịu đựng nổi cảnh trái ngang là đầu bạc tiễn đầu xanh.

    Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ, kính cha

    Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con.

    Hạnh hiếu là vô giá, còn hơn cả kim cương, vàng hay bạc.

    Có đức mặc sức mà ăn.

    Người luôn mang lòng hiếu thảo, trong tâm thường lo lắng cho cha mẹ của mình, phụng dưỡng tri ân, đủ đường khôn khéo, tuy ở trong chòi lá quê nghèo mà rực rỡ quang minh, đất trời đều vui đẹp, muôn loại thảy ngợi ca.

    Thái bình cũng từ đây mà lập

    Phúc đức cũng từ đây mà sinh

    Muốn gì được đó, hân hạnh biết bao

    Ai có tin rằng, hiếu là tất cả?

    Giây phút mà chúng ta sanh ra đời là giây phút thiêng liêng mầu nhiệm, dây rốn của mẹ nuôi mình chín tháng cưu mang, uống ăn cẩn thận, đi đứng nhẹ nhàng, thai giáo nghiêm trang.

    Hài nhi ra đời thì đỏ hỏn, ẵm bế trên tay, trong mắt của mẹ nhìn con, là bầu trời vĩ đại, nét môi cười như ấm cả trời đông.

    Khoảnh khắc đó sao mà cao đẹp, tiếng khóc òa trong vô thức yêu sao.

    Tạo hóa sinh ra con người chúng ta là vậy, chỉ để yêu thương.

    Lòng hiếu kính mẹ cha là cội nguồn phúc đức, có câu hiếu động lòng trời, ghi nhớ đến muôn đời công sanh thành là bổn phận làm con.

    Nói thì dễ thôi!

    Nhưng làm thì mới đạt, đạt nhân tình thế thái, đạt thần minh.

    Cha mẹ ta yêu nhau trong vòng lễ nghĩa, hôn phối có đất trời, tiên tổ chứng minh, ăn ở với nhau rồi sinh con đẻ cháu, nối dõi tông đường, báo hiếu tổ tiên, thường tình là như vậy.

    Ở nữ giới, chữ trinh cũng là chữ hiếu. Ráng giữ mình trong trắng thơ ngây cho đến ngày xuất giá vu qui thì mẹ cha yên lòng, vui khỏe.

    Còn những trường hợp nào như gái chưa chồng mà đã có con là vượt rào phi lễ, ắt khiến cho cha mẹ họ hàng xấu hổ, lo âu.

    Dạy con mình cho nên người cũng là hiếu hạnh, đặng ông bà của chúng đỡ lo.

    Lòng dạ đàn bà thường hay dâm đãng, theo tướng pháp dạy thì cũng khoảng tám phân, nghĩa là trong mười người nữ thì đã có đến tám người tiện dâm (80%).

    Nên có con gái trong nhà cũng như là quả bom nổ chậm, câu ấy không sai.

    Nếu đã sanh con gái thì dạy dỗ phải thật đàng hoàng, đến chốn đến nơi.

    Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực, siêng năng, học hành ổn định, không nên theo điểm số làm gì, thành tích có là chi.

    Khi tan trường thì đi một mạch thẳng về nhà, phụ giúp cha mẹ, làm tất cả các công việc nhà như quét nhà, giặt đồ, rửa chén, nấu cơm..

    Liên Hoa Tử tôi hồi nhỏ khi còn đi học, tới năm lớp 12 rồi mà vẫn còn đi bộ đó thôi.

    Đoạn đường từ nhà tới trường không gần mà cũng không xa, đi nhanh thì ba mươi (30) phút, đi chậm thì một tiếng đồng hồ (60 phút), nên tôi thường mất khoảng bốn mươi lăm (45) phút để đến trường.

    Hoặc là tôi ngồi trên xuồng để bơi từ nhà ra tới mặt cống (cống dẫn nước để làm ruộng), rồi đi thêm một đoạn tới trường.

    Còn nếu như muốn đi bộ không thôi thì cũng được, vì là ở nông thôn, quen nghề trồng cây lúa nước, xung quanh rợp bóng dừa, không khí rất bình yên.

    Từ nhỏ tôi chỉ thích học mỗi môn Văn, làm văn thường điểm bảy (7), nói chung cũng bình thường, học không giỏi hơn ai.

    Bây giờ tròn ba mươi (30) tuổi, nhìn lại thấy cuộc đời sao chóng vánh trôi qua.

    Các bạn nhỏ có biết không?

    Trên trái đất, học chi bằng học đạo

    Lý chân huyền xét kỹ thật giản đơn

    Qua lâu rồi, kỷ niệm phút ngây thơ

    Thời niên thiếu, trắng tinh hồn điểm đạo.

    Như ở bên Trung Quốc, áp lực học hành thi cử rất nặng, học trò phải học cả ngày lẫn đêm, nhiều em không tài nào theo kịp.

    Còn ở đất nước Việt Nam nhỏ xinh của chúng ta, tính ra thì việc đi học khá nhẹ nhàng, các em ráng học!

    Nền văn minh nhân loại đã mấy ngàn năm, qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, cho đến hôm nay, chúng ta đã nhận lại được gì ngoài những thứ vật chất mông lung, con đường trải nhựa, xe đi nhanh như tên bắn ngày ngày, nơi phố thị lên đèn rực rỡ lúc về đêm.

    Tụ điểm ăn chơi, lắm trò ma quỷ, tâm linh héo hắt đọa đày, tâm hiếu được bao nhiêu?

    Tuổi trẻ bây giờ đi xứ khác

    Bỏ cha bỏ mẹ ở quê nhà

    Đô thành chen lấn, vui đâu tá

    Ai có đau lòng, nhớ mẹ cha?

    Chắc có lẽ cũng vì lo cho tương lai, mà từ sâu trong tâm thức của mỗi chúng ta đều không còn như xưa nữa, thường hay nghĩ đến bạc tiền, phấn đấu cả ngày đêm.

    Thậm chí, có người quên uống quên ăn, không thèm ngủ nghỉ, muốn có cơ ngơi ở nơi chốn đô thành, đành bấm bụng hi sinh, cả một đời mưu toan vất vả, kiếm được chục tỷ đồng, đến lúc tuổi già, khi nhìn lại xung quanh mình, đâu có còn ai.

    Mẹ cha ta đã chết từ mấy mươi năm trước, hai ngôi mộ xanh cỏ lâu ngày, không biết tiết thanh minh, trong ngày tảo mộ mà cũng chẳng có một người thân lo phần nhang khói, đám giỗ chỉ sơ sài chén cơm trắng mà thôi.

    Có người đã từng bỏ rơi cha mẹ mình như vậy, ta thấy có đau không?

    Rồi bây giờ người thanh niên ấy cũng đã bước qua tuổi xế chiều, hối hận cũng bằng không, vì mẹ cha đã không còn nữa, con biết ra sao, khóc muộn còn hơn không, hỡi người con hiếu thảo, nước mắt lăn dài trên hai má ta thương, lấy cảnh ngộ của người khác làm gương, ta về tảo mộ.

    Thôi không buồn! Năm tháng chẳng đợi ai!

    Có cha mẹ nào mà muốn con mình đi xa, có ông bà nào mà mong cháu mình thất bại.

    Thời hiện đại bây giờ, có tới trằm ngàn vạn cảnh tình dang dở, lắm thương đau.

    Như chàng thanh niên trên, tuổi trẻ thì nghèo, về già thành tỉ phú, nhưng mười tỷ ấy ai dùng, chết đi rồi, liệu có mang theo?

    Chúng ta sanh ra với hai bàn tay trắng, và sau khi chết đi rồi, vẫn trắng hai tay, nào có mang theo được bất kỳ vật gì trên thế gian.

    Hiếu đạo thì trọn đời không nên xa cha mẹ, hoan hỉ ở chung.

    Dẫu nghèo rớt mồng tơi, sớm thăm chiều tối viếng.

    Chén cơm dâng cho cha mẹ, ao ước chi hơn

    Mùa đông nắm lấy tay cha, ấm lòng con thảo

    Xuân về trăm hoa đua nở, mẹ vẫn xinh hơn

    Chỉ mong trăm tuổi quy tiên, gia đình sum họp.


    C. Kết bài:

    [​IMG]

    Hỡi thế gian, dẫu biết trong kiếp con người ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, nhưng chúng ta ao ước sao bốn biển năm châu đều vuông tròn hiếu hạnh, cho đến muôn kiếp muôn đời, cũng chẳng phôi phai.

    Tình dâu bể, lo ăn lo mặc

    Kiếp con người, sống có bao lâu

    Khuyên nhau rằng con chẳng đi đâu

    Cạnh cha mẹ, bạc đầu phụng dưỡng.

    Tôi muốn nghe người già vui tươi ca hát bên cạnh cháu con, thắm đẹp hoa hồng trong tình yêu muôn loại, nhà nhà sống chung hạnh phúc, có mẹ có cha, con cháu hiếu hạnh gần xa, phước phần vô hạn.

    Thấy trẻ thơ đang ngồi học chữ, vui chứ sao không?

    Nghe người già dạy dỗ cháu con, trong lòng cảm tạ

    Xuân qua rồi thu lại, ai sẽ bên cha

    Hạ tới rồi đông sang, thêm còng lưng mẹ.

    Mẹ ơi! Con yêu mẹ, muôn kiếp không xa

    Cha tôi, kiếp cần lao, nuôi đàn con dại

    Tu thân cùng dưỡng tính, cho thật thiêng liêng

    Gió mát với trăng thanh, cha ngồi ngắm mẹ.

    Con từ xa nhìn về phương đó, cha đứng trên non

    Tùng bách xanh kiên dũng quang minh, mặt trời tỏ rạng

    Sông chiều, con thuyền trôi nhẹ, dáng mẹ ngồi xưa

    Sóng xô mặt nước đi đâu, đây là thực tại.

    Giấc mơ này còn mãi, muôn kiếp bên nhau

    Nguyện sống với mẹ cha, trọn đời hiếu hạnh

    Công danh cùng phú quý, con chẳng cần đâu

    Mắt mẹ nhớ vui lên, cha cười tĩnh lặng.

    Đứa con thơ ngồi im ắng, suy ngẫm nhân sinh

    Thế gian đẹp biết dường bao, con người hiếu hạnh

    Vui trong đạo hiếu, ta sống cho ta

    Trí tuệ hồi quang, muôn nhà vĩnh lạc.

    Giờ đây, tôi chỉ muốn nghe cha vui cười mãn nguyện, chải cho tóc mẹ thêm dài trong con nắng ban mai.

    Gió lùa mây qua trời lặng lẽ, đi xa thêm nhớ quê nhà, thôi ta nên sớm quay về bên mẹ, bên cha.

    Tình quân tử gồm thâu tất cả, trong thiên tính muôn loài, hiếu hạnh vốn quang minh.

    Lắng đọng tâm tư, cho kiếp sống ta nhìn về muôn hướng trăm phương thảy chan hòa một thể viên dung.

    Đừng lo nghĩ chi, vở tuồng danh lợi tan tác trong mưa, xong rồi cũng tạnh.

    Đi xa, xin nhớ quay về, nơi quê nhà mẹ ngóng cha trông.

    Thế sự đa đoan, con người đều khổ, vui chi ăn uống ngon lành, ca hát thâu đêm.

    Một bữa cơm quê nhà rau cải đơn sơ, trong đó có tình thơ, ai rồi cũng chịu.

    Chịu không? Cơm này mẹ nấu, ăn rất ngon sao

    Năm xưa ta nhỏ chưa cao, cha bồng nâng đỡ

    Tập đi bao lần vấp té, con khóc hu hu

    Lớn lên không bỏ mẹ cha, thật là hiếu tử.

    Tất cả chúng ta rồi sẽ trở về cát bụi, hóa vi trần bay theo gió muôn phương.

    Còn đọng lại nơi đây là tấm chân tình quân tử, hiếu tâm xoay chuyển đất trời, sen nở phóng quang minh.

    Thiên đường là đây, còn đâu xa nữa

    Cảnh địa ngục u buồn, đau đớn, chớ đi qua.

    Trong trái tim của mỗi con người, thảy đều có một vầng trăng, soi đường dẫn lối cho ta bước đi trên cuộc đời đầy đau thương trắc trở.

    Mong sao nhân thế vui cười trong hiếu hạnh, nhân luân!


    ***

    (Hết)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...