NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN Ở CHẤU Á THỜI CẬN ĐẠI Giai cấp tư sản là một giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, chiếm hữu tư liệu sản xuất, làm chủ nhà máy và xí nghiệp, tiến hành bóc lộc sức lao động thặng dư của công nhân. Giai cấp tư sản mâu thuẫn đối kháng với giai cấp công nhân. Đầu thế kỷ 20, giai cấp tư sản ở Châu Á ra đời. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước mà giai cấp tư sản có sự phát triển mạnh yếu khác nhau mạnh hay yếu, nhiều hay ít. Đầu thế kỷ 20, giai cấp tư sản dân tộc ở một số nước như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc.. đã phát triển mạnh mẽ và trở thành giai cấp đại diện cho dân tộc mình trong cao trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến, nhất là chống thực dân. Trong quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Châu Á đã bộc lộ những đặc điểm riêng biệt của mình: + Giai cấp tư sản Châu Á ra đời muộn nữa sau thế kỷ 19, do sự xâm lược và ảnh hưởng này ngày càng lớn của tư bản nước ngoài, nền kinh tế các nước tư bản Châu Á đã được kích thích phát triển nhanh chóng. Tư sản nhiều nước ra đời, vào những năm 70 của thế kỷ 19, giai cấp tư sản Trung Quốc, Ấn Độ ra đời giai cấp tư sản Nhật Bản thì ra đời trước đó, Việt Nam mải đến đầu thế kỳ 20 giai cấp tư sản mới ra đời. + Giai cấp tư sản Châu Á ra đời trong công nghiệp nhẹ. Hầu như giai cấp tư sản Châu Á đều sản xuất kinh doanh trong những ngành thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến là chủ yếu. Ngoài ra còn kinh doanh trong các ngành chế tạo và sữa chữa, khai mô, vận chuyển.. nhưng chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé. + Giai cấp tư sản ở Châu Á ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa hoặc phụ thuộc . Vì đến cuối thế kỷ thứ 19 hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc, nên để tồn tại và phát triển tư sản các nước thường phải dựa vào tư sản nước ngoài về chính trị kinh tế và kỹ thuật. Nhưng do bị tư bản nước ngoài chèn ép nên quyền lợi của tư bản thực dân mâu thuẫn với tư bản nước ngoài. Đồng thời lại bị chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển nên nó mang tính hai mặt. + Từ đặc điểm thứ 3 đẫn đến đặc điểm thứ tư của giai cấp tư sản là nó mang tính hai mặt . Một mặt họ đứng về phía nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân và phong kiến. Một mặt họ cũng sẵn sang thỏa hiệp khi mà các nước tư bản nhượng bộ cho họ một số quyền lợi, nhất là về kinh tế. +Giai cấp tư sản là đại diện cho giai cấp mới trong xã hội, cho phương thức sản xuất tiến bộ với hệ tư tưởng dân chủ tư sản tiên tiến. Nhưng do mới ra đời lại bị tư sản nước ngoải chèn ép nên tư sản dân tộc buộc phải phát triển yếu ớt và chậm chạp.