Anh/chị hãy phân tích những điểm đặc sắc, tiến bộ của pháp luật phong kiến Đại Việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 22 Tháng sáu 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Môn: Lịch sử nhà nướcpháp luật Việt Nam

    Anh/chị hãy phân tích những điểm đặc sắc, tiến bộ của pháp luật phong kiến Đại Việt.

    Trả lời:

    Những điểm đặc sắc, tiến bộ của pháp luật phong kiến Đại Việt là:

    Nhiều nhà nước phong kiến Đại Việt đã có những bộ luật chung cho cả nước được biên soạn khá công phu. Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia long) năm 1815. Nhưng trong đó Luật Hồng Đức một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê và của cả Việt Nam thời kỳ phong kiến; có thể xem là đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt Nam thời phong kiến mang nhiều điểm đặc sắc và tiến bộ hơn so với thời đại.

    Trong bộ luật đã có nhiều điều liên quan đến địa vị pháp lý của người phụ nữ – một điều ít thấy trong các bộ luật phong kiến. Mặc dù bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộ luật này cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó có cả việc bảo vệ những những ở tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo vệ quyền dân chủ tự do của dân đinh, có nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô tỳ hóa đối với dân đinh, đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị xã hội và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người..

    - Điểm thứ nhất, trong Bộ luật đã có nhiều điều liên quan đến địa vị pháp lý của người phụ nữ – một điều ít thấy trong các bộ luật phong kiến. Người vợ, theo phong tục phải lệ thuộc vào chồng, nhưng trong Bộ luật Hồng Đức địa vị của người vợ có những độc lập nhất định như họ có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp:

    + Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, theo Điều 320:

    "Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ.."

    + Theo điều 388:

    "Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn lại thì chia nhau.."

    → Điều này cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) ở điều 377 và họ có quyền thừa kế như nam giới.

    - Luật Hồng Đức có nhiều thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm, bảo vệ dân thường:

    + Điều 11. Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá.

    → Đây thực sự là một quy định rất hay và có thể biến hóa một phần để áp dụng trong thời ký bây giờ. Khi mà chạy án xảy ra phổ biến, chung thân có thể 8, 9 năm là ra tù, giết người đi tù 10 năm sau lại giết tiếp người khác. Thiết nghĩ pháp luật mặc dù không nên quy định là không được ân xá. Nhưng những tội phạm đặc biệt nguy hiểm nên có những quy định về mức cụ thể và một mức ân xá vừa phải thôi. Chứ không phải ân xá tràn lan, có tiền là ân xá và cũng nên xem xét quy đinh tội nhẹ được mức ân xá nhiều hơn tội nặng.

    + Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người).

    VD: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định:

    "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ."

    + Điều 47. Những người phạm tội tuy tên gọi giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa của việc xét xử hình án:

    "Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ."

    →Việc phạm tội vô ý hay cố ý sẽ có thể nói là phương diện hàng đầu khi xem xét hình phạt cho một tội nào đó. Một điều luật thể hiện pháp luật thời bấy giờ đã có cái nhìn rất sâu và cũng rất nhân đạo.

    + Điều 542:

    "Thầy thuốc chữa bệnh cho người mà cố ý dằng dai hãm bệnh để lấy tiền, thì phải biếm ba tư.."

    → Y đức thầy thuốc luôn là vấn đề nóng của xã hội. Với rất nhiều vấn đề liên quan đến khám chữa bệnh, tới trách nhiệm đội ngũ bác sỹ đối với bệnh nhân, với nạn phong bì và tất nhiên việc cố ý dằng dai để kéo dài việc điều trị bệnh để lấy tiền cũng không phải là hiếm. Thiết nghĩ pháp luật nên có quy định về vấn đề kéo dài thời gian trị bệnh để lấy tiền này chăng.

    Người tốt hay người xấu thì thực chất cũng đều có ít nhất một điểm tốt mà chúng ta có thể hoc. Cũng như pháp luật cũng vậy nó có thể là của quá khứ chưa phát triển nhưng khi chú tâm để ý ta cũng có thể thấy những khía cạnh đáng để ta phải tiếp thu.

    → Đây được coi là bộ luật hoàn chỉnh nhất còn giữ lại được đến ngày nay trong lịch sử luật pháp phong kiến nước ta. Nó là một thành tựu đặc sắc trong lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam. Mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng "Quốc triều hình luật" đã thể hiện được sự kết hợp hài hài quyền lợi của giai cấp gắn với lợi ích dân tộc.
     
    Kiệt, Cute pikachu, Ngudonghc9 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...