Nhóc Nicolas: Những Chuyện Chưa Kể 3 - Goscinny & Semple

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Chanh Leo, 4 Tháng mười hai 2020.

  1. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 4: Phần 6 - 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    RÂU ĐỎ

    HÔM NAY THẰNG ALCESTE ĐẾN NHÀ TÔI CHƠI, và như thế thích cực, bởi vì là một thằng bạn và cả hai đứa chúng tôi hợp nhau lắm. Nó đến với một quả bóng đá trong tay và hai cái bánh quết mứt trong túi; nó rất thích ăn, Alceste ấy, và nó không bao giờ đi chơi mà không có đồ ăn dự phòng.

    "Hãy ra ngoài vườn chơi cho ngoan, mẹ bảo chúng tôi, và đừng có gây ầm ĩ quá, bởi vì bố bị mệt và bố muốn được nghỉ ngơi."

    "Được thôi ạ, thằng Alceste nói, chúng cháu sẽ chơi đá bóng và chúng cháu sẽ cố không kêu gào, trừ phi thằng Nicolas ăn gian."

    "Không, không, không! Không chơi đá bóng, hai đứa sẽ lại làm vỡ kính cửa sổ cho mà xem; hãy tìm trò khác mà chơi, thứ gì đó yên tĩnh ấy," mẹ nói, và mẹ bỏ đi.

    "Thế nào đây, thằng Alceste nói, nếu không chơi đá bóng thì mình sẽ chơi gì bây giờ?"

    "Hay chơi trò cướp biển?" tôi nói.

    "Trò cướp biển? Thế mình chơi trò cướp biển như thế nào?" Thằng Alceste hỏi tôi.

    Thế là tôi bảo Alceste rằng chúng tôi sẽ chơi trò Râu "đỏ", đấy là một câu truyện hết sảy tôi đọc được ở trên báo, trong đó có một lũ cướp biển, thủ lĩnh của chúng nó có bộ râu đỏ rực chính vì thế mà người ta gọi hắn là Râu "đỏ, hắn lúc nào cũng chiến đấu với hàng đống kẻ thù, nhưng quan trọng gì đâu, bởi vì lúc nào hắn cũng thắng, và mỗi lúc hắn thắng hắn lại kêu lên những thứ đại loại như:" Dô ta nào, các cậu! "với" Cuốn buồm lên! ", hắn có một bè lũ trung thành kinh lên được lúc nào cũng tiến công áp sát mạn những tàu khác, và bọn chúng có vẻ vừa làm thế vừa cực vui, còn những người khác thì không được hài lòng, nhưng như thế cũng tốt với bọn họ, bởi vì bè lũ độc ác, và Alceste bảo tôi rằng ý tưởng chơi trò cướp biển đúng là hay cực.

    " Thế còn tàu, thằng Alceste hỏi tôi, lấy tàu ở đâu ra? "

    Tôi nói với nó rằng con tàu sẽ là tất cả xung quanh cái cây trong vườn; cái cây sẽ là cột buồn nói chúng tôi căng buồn với treo cổ kẻ thù; thế và con tàu sẽ có tên là Đại Bàng Đen, y như trên báo. Còn đại bác, vì chúng tôi không có, chúng tôi sẽ dùng quả bóng đá và sẽ làm như thể đó là một khẩu đại bác: Bùm, bùm.

    " Nhưng chúng mình không đủ đông để chơi trò cướp biển như trên báo, thằng Alceste nói, còn thiếu bọn bạn để làm bè lũ trung thành. "

    Thế là tôi giải thích với nó rằng mình cứ giả như có đi, và không có cả bọn đông lại còn tốt hơn, vì nếu không tất cả lũ lại muốn làm thuyền trưởng, và, thay vì chơi ngoan không ầm ĩ, chúng tôi sẽ gây sự đánh nhau và thế là khiến bố thức dậy, và bố sẽ không hài lòng, và thằng Alceste bảo rằng tôi có lý và ngay sau đấy, chúng tôi có thể bắt đầu chơi.

    Khi Alceste ăn xong mấy cái bánh quết và chỗ mứt còn dính dưới đáy túi, tôi bảo nó:

    " Được rồi. Vậy tao sẽ đội một cái mũ đen nhọn chóp, mặc một cái áo vest to, đeo một cái thắt lưng lớn, tao sẽ có một thanh kiếm và một đôi ủng cao đến tận đây. Thế và tao sẽ có một bộ râu đỏ to tướng, còn mày ăn mặc thế nào thì tùy thích nhưng mày cũng sẽ có một thanh kiếm, chát, chát, chát và mày sẽ thử cố cập mạn vào tàu tao, vào tao sẽ hét bè lũ trung thành của tao là: "Dô ta nào, các cậu!", và bọn chúng cuốn buồm lên. Bắt đầu chứ? "

    Nhưng thằng Alceste không động đậy. Nó thọc hai tay vào trong túi như thể nó vẫn đang lần tìm mứt, và nó hỏi tôi:" Thế tại sao mày lại có bộ râu đỏ? "

    " À, tôi nói, bởi vì tao là Râu "Đỏ, thủ lĩnh của bọn cướp, có vậy thôi."

    "Mày có hơi bị điên không? Alceste hỏi. Tại sao mày lại là Râu" Đỏ mà không phải tao? "

    " Mày mà là Râu "Đỏ? Tôi nói, đừng làm tao phát phì cười!" và tôi bắt đầu phì cười, và điều đó khiến Alceste không vừa lòng, cái thằng nói rằng nếu nó không phải Râu "Đỏ, nó sẽ không chơi trò cướp biển với tôi, và rằng nó truyền đời không bao giờ nói chuyện với tôi nữa.

    Điều tôi không thích ở lũ bạn lắm, đó là bọn chúng nó chẳng biết thế nào là chơi, thật đấy chứ còn sao nữa, xét cho cùng!

    " Đây là vườn nhà tao, tôi nói với Alceste, và Râu "Đỏ chính là tao. Còn nếu mày không muốn chơi thì mặc kệ, tao chơi một mình!"

    Và tôi bắt đầu kêu lên: "Dô ta nào, các cậu! Cuốn buồm lên!" rồi tôi chạy xung quanh cái cây làm như thể rất chi là vui, để chứng tỏ cho thằng Alceste thấy nó là đồ ngốc! Nhưng nó cũng chạy nữa và nó cũng quành lại kêu: "Dô ta nào, bè lũ trung thành! Tao, Râu" Đỏ, tao chỉ huy chúng bay áp sát! Cuốn buồm lên! Chát, chát, chát! "

    " Thế không tính! Thế không tính! Tôi kêu lên, mày không phải là Râu Đỏ, và mày không có quyền đi lên tàu của tao! "

    " Thế hử? Thằng Alceste nói, vậy thì cho tàu của mày biết tay tao này! "

    Và thằng Alceste đá một phát rất mạnh vào cây, thế là, tôi cho nó một cái tát và tôi đã bị dính đầy mứt vào tay. Thế là chúng tôi đánh nhau và thằng Alceste kêu lên:" Mày không có râu đỏ! Mày không phải người có râu đỏ! Người có râu đỏ chính là tao! "Cái thằng đúng là không đùa tí nào, Alceste ấy. Tôi chưa hề thấy nó tức giận đến như thế kể từ cái lần một đứa dẫm lên cái bánh xăng đuých của nó vào giờ ra chơi.

    Và rồi, bố đã đến. Bố cũng chẳng hài lòng.

    " Hai đứa bay có dừng lại ngay lập tức không? Lũ nhãi! Bố quát lên. Thế nào, thế mà là chơi ngoan đấy hả? Cả khu người ta nghe thấy hai đứa bay hú hét. Hai đứa bay bị làm sao nữa vậy? "

    " Lỗi tại nó đấy ạ, thằng Alceste nói. Nó bảo rằng chính nó là người có râu đỏ, nhưng không phải thế! "

    " Phải như thế đấy, tôi kêu lên. Chính tao có bộ râu đỏ! "

    " Mày chỉ cậy có bố mày ở đây thôi, thằng Alceste nói. Nếu không, đứa nào có râu đỏ thì sẽ biết ngay! "

    " Đã thế, nếu mày không vừa ý, tôi nói, mày cứa việc cút ra khỏi cái tàu của tao, mày và bè lũ bẩn thỉu của mày! "

    " Được lắm, thằng Alceste nói, chúng tao sẽ đi và chúng tao sẽ không bao giờ thèm quay lại cái tàu thảm hại của mày! "

    Và thằng Alceste bắt đầu bỏ đi, nhưng nó quay lại, nó nhặt quả bóng đá lên, và nó nói:" Tao mang luôn cả đại bác của tao, đừng có mà đùa! ", và nó ra khỏi vườn, còn tôi, tôi kêu lên với nó rằng tôi rất vừa ý, rằng tôi không bao giờ để nó trèo lên chiếc Đại Bàng Đen nữa, rằng đại bác của nó tôi cóc cần, và rằng chúng tôi sẽ ghét nhau vĩnh viễn. Thế rồi, vì tôi không còn ai để chơi nữa, tôi đi vào nhà. Còn bố, vốn ở cạnh cái cây trong vườn rất lâu, thì cứ trợn tròn hết cả hai mắt. Rồi sau đó, bố đi vào trong nhà và bảo mẹ đưa cho bố thuốc đau đầu.

    Dạo này tôi thấy bố kỳ cục kinh lên được.

    Đúng như thằng Alceste nó nói với tôi ngày hôm sau, khi tôi đến chơi nhà nó:" Người lớn ấy à, đố mà hiểu được. "

    MỘT MÌNH

    Ở NHÀ, tất cả chúng tôi đều rất khó xử; sáng mai chúng tôi phải đi đến nhà bà, người ở rất xa, và ở đó ba ngày, và dì Dorothée đã gọi điện nói rằng dì ấy bị ốm và dì ấy muốn bố với mẹ đến thăm dì ấy. Dì Dorothée cũng ở rất xa. Trong nhà, chỉ có mỗi bố, mẹ và tôi là không ở xa.

    " Chúng ta sẽ làm gì bây giờ? Mẹ nói. Mẹ gặp chúng mình sẽ mừng lắm.. Nhất là Nicolas.. "

    " Thế thì, bố nói, em chỉ cần báo cho Dorothée là chúng ta không thể đến nhà dì ta được. Nói cho cùng, một trận cúm thì cũng chả nghiêm trọng đến vậy. Vì rằng dì ta cứ nói là viêm phổi, nhưng anh còn lạ gì Dorothée, đấy chỉ là cúm thôi.

    "Nhưng mình không thể làm thế, mẹ nói. Em cũng vậy, chẳng lạ gì Dorothée; nếu mình mà không muốn đến thì sẽ thành một thảm kịch. Với cả dì có mỗi một mình, tội thân.."

    "Làm gì, dì ta không hề một mình! Bố kêu lên. Dì ta còn đầy bạn nữa, Dorothée ấy. Với cả nói riêng giữa chúng ta, anh luôn tự hỏi không hiểu thế nào mà dì ta lại có bạn bè được, với cái tính ấy!"

    "Đây không phải là lúc để tranh cãi về chủ đề gia đình, mẹ nói. Vấn đề là chúng ta không thể từ chối không đến nhà Dorothée."

    "Thế thì đến nhà Dorothée, bố nói. Em biết rồi, anh ấy à, đến nhà Dorothée hay nhà mẹ em.."

    "Ồ, em biết thừa rồi, em nói. Nếu em trai Eugène của anh mà gọi thì anh sẽ đi ngay, cho dù anh có phải lết bằng đầu gối hàng cây số; nhưng vấn đề không phải thế.. Chúng ta sẽ làm thế nào với Nicolas đây? Chúng ta không thể đưa nó đến nhà Dorothée được. Trước tiên là thế sẽ rất chán đối với nó, sau đó, anh biết Dorothée thế nào rồi đấy, nhất là khi dì ấy ốm; dì ấy không chịu nổi tí tị ầm ĩ nào, và dì ấy không hề dễ tính với trẻ con. Và chúng ta không thể để Nicolas ở nhà một mình.."

    "Gửi ai bây giờ? A, giá mà anh không cãi nhau với ông Blédurt.. Có lẽ là em sẽ sang hỏi ông ấy.."

    "Hỏi Blédurt? Bố kêu lên. Không đời nào! Chính lão ấy phải đến xin anh tha lỗi! Đừng có đùa!

    Mẹ thở dài một cái, bố gãi cằm, bố nhìn tôi, bố nhìn mẹ, và bố nói:" Anh có một ý, nhưng mà Nicolas phải đồng ý mới được. "

    " Ý gì? "Mẹ hỏi và tôi cũng hỏi.

    " À ý này, bố nói. Nicolas có thể đi một mình đến nhà mẹ em. "

    " Một mình, mẹ kêu lên.. Một mình thế nào? "

    " Rất đơn giản, bố giải thích. Sáng mai, chúng ta cho nó ra tàu, anh bảo người soát vé để ông ta quan tâm đến nó, và chúng ta sẽ báo trước với mẹ em để bà ra đón nó khi tàu đến. Không phải đổi tàu, đây là tàu chạy suốt, với cả Nicolas là một cậu chàng lớn tướng rồi, phải không Nicolas? "

    " Phải rồi! "tôi kêu lên.

    " Như thế có họa là điên! "Mẹ kêu lên.

    " Phải rồi, nào, mẹ, phải rồi, đi nào mẹ! "tôi kêu lên.

    " Không, không và không! "Mẹ nói.

    " Thế thì anh chịu chẳng biết chúng ta phải làm gì, "bố nói.

    " Phải rồi, phải rồi! "tôi kêu lên. Con muốn đi một mình đến nhà bà! Con muốn đi một mình đến nhà bà!

    Thế rồi tôi bắt đầu chạy trong phòng khách, và tôi nghĩ rằng kể cho bọn bạn ở trường rằng tôi đã bắt tàu một mình thì hết sảy kinh lên được. Bọn nó sẽ cáu sườn phết, nào!

    " Nhưng nó còn bé thế, "mẹ nói.

    " Không, con không còn bé, "tôi kêu lên.

    " Với cả, bố nói, đừng quên là nó đã từng đi du lịch không cần chúng ta khi nó đi nghỉ ở trại hè.

    "Nó không đi một mình, mẹ nói. Có hàng chục đứa trẻ khác và các đội trưởng trông chừng chúng nó.. Với cả lúc về thì chúng ta sẽ làm thế nào?"

    "Lúc về, bố nói, thì rất dễ; từ nhà Dorothée, chúng ta sẽ đi ô tô đến nhà mẹ em để đón Nicolas, và cả ba chúng ta sẽ cùng về."

    "Hết ý! Hết ý!" Tôi kêu lên.

    Tôi còn chạy một phát xung quanh cái bàn nhỏ có cái đèn, và mẹ nói rằng thôi được, mẹ sẽ đi gọi điện cho bà, và nếu bà đồng ý thì lúc đó hãy hay.

    Khi mẹ gặp bà trên điện thoại, mẹ giải thích cho bà chuyện dì Dorothée, và rồi mẹ nói với bà về tôi.

    "Đấy là cách duy nhất, mẹ à, mẹ nói. Bọn con đã nghĩ đủ cách rồi, và.. Vâng, Có chứ, con biết.. Mẹ nghe này, Mẹ có nghe con nói không đấy? Thế thôi. Hoặc thế, hoặc thôi luôn. Mẹ có thể cũng có lý, rõ rồi, nhưng mà nếu mẹ không đồng ý, bọn con sẽ không thể đến được như đã hứa. Cả bọn con và Nicolas đều không.."

    Tôi ấy à, tôi sốt ruột kinh lên được, và tôi lấy tay khua khoắng hàng đống phát, và rồi tôi chạy xung quanh mẹ, và rồi mẹ nói:

    "Được rồi! Vâng, bọn con sẽ cho nó lên chuyến 8 giờ 27 phút.. Có chứ, bọn con sẽ báo với trưởng tàu.. Đúng vậy.. Và bọn con sẽ đến đón nó vào Chủ nhật.. Con hôn mẹ.. Có chứ! Có chứ!"

    Mẹ gác điện thoại, mẹ nhìn tôi, và mẹ nói: "Bà của đồng ý rồi, Nicolas; con sẽ đi tàu một mình."

    Thế là tôi sợ kinh lên được.

    Mẹ nói rằng phải vào bàn ăn thôi, bởi vì sang mai chúng tôi phải dậy từ sớm, và tôi chẳng thấy đói tí nào, và trong bữa ăn, không ai nói năng gì, và rồi sau đó bố hỏi tôi: "Ít nhất thì con không sợ đấy chứ?"

    Tôi ấy à, tôi lắc đầu bảo không.

    "Mà dĩ nhiên là thế rồi, bố nói. Nicolas của bố là đàn ông mà; đàn ông thì chẳng sợ. Với cả con sẽ thấy tất cả sẽ diễn ra ổn thỏa; nào, đi ngủ thôi, đại lữ khách!"

    Khi rời khỏi bàn ăn, tôi đi về phía cái máy điện thoại, và mẹ hỏi tôi: "Con làm gì thế, Nicolas?"

    "À, tôi nói, con sẽ gọi cho thằng Alceste để kể cho nó."

    "Hãy để cho cậu bạn Alecste của con được yên, bố vừa nói vừa cười. Con sẽ kể cuộc phiêu lưu của con cho cậu ta khi quay về. Bây giờ thì đi ngủ đi, bởi vì ngày mai, sẽ có cả một ngày dài mệt nhọc đang đợi con đấy!"

    Tôi đi ngủ, và tôi rất căng thẳng, và rồi tôi có một cục nghẹn trong họng, bởi vì đúng thế, ra đi một mình thế này, có thể là rất tốt, nhưng nếu mình bị lỡ cái ga mà mình cần xuống, hoặc là bà không ở ga để chờ mình, đến thế thì tôi sẽ làm cái gì, và tôi mãi chẳng ngủ được, thế rồi ánh điện được bật lên, mẹ nghiêng mình xuống tôi, và mẹ bảo tôi: "Dậy đi đồ lười! Muộn rồi. Nhanh lên nếu con không muốn bị nhỡ tàu."

    Trong ô tô, khi ra ga, mẹ cho tôi hàng đống lời khuyên; mẹ bảo tôi phải hết sức chú ý xuống tàu ở ga có bà đón, đừng đi lại trong hành lang tàu, đừng nói chuyện với những người lạ, phải thận trọng trong khi bước xuống toa, và phải gọi điện đến nhà dì Dorothée ngay sau khi tôi đến nhà bà.

    "Sao không để cho nó được yên nhỉ, bố nói. Nó sẽ xoay sở rất giỏi. Phải không? Nicolas?"

    Tôi ấy à, tôi gật đầu bảo phải.

    Ở ga, bố mua vé cho tôi, và rồi mẹ mua cho tôi mấy tờ họa báo để đọc trên tàu. Còn tôi, tôi nắm tay bố rất chặt, và tôi có một cái cục to đùng nghẹn ở trong họng, và rồi, tôi không muốn đến nhà bà nữa. Trên bến, có hàng đống người, thế rồi bố nhìn thấy ông soát vé, bố đến nói chuyện với ông ấy, và rồi sau đó, bố trở lại cùng ông ấy.

    "Hành khách của chúng ta đây hả? Ông soát vé vừa hỏi vừa cười. Được rồi, các vị yên tâm, tôi sẽ để ý đến cháu và cháu sẽ được giao tới bến không phiền hà gì. Chúng tôi quen rồi mà."

    Ông soát vé đưa tay xoa đầu tôi, rồi ông ấy quay lại giải thích cho một bà đây đúng là chuyến tàu 8 giờ 27, vâng đúng thế thưa bà, rằng ông ấy biết chắc.

    "Thế nào, con nghe rõ chưa, Nicolas? Mẹ bảo tôi. Đừng quên xuống tàu ở ga của bà, đừng lang thang trong hành lang tàu, đừng nói chuyện với người lạ, bước xuống toa phải để ý kỹ, và gọi điện đến nhà dì Dorothée cho bố mẹ, ngay khi..

    " Em đã nói với nó tất cả những thứ ấy rồi, bố nói. Giờ hãy lên tàu đi thi thôi. "

    Chúng tôi bước lên toa, chúng tôi đến trước một buồng, và bố nói rằng đây rồi, và rằng chỗ của tôi là ở bên cạnh cửa sổ.

    " Thế hay lắm, bố nói. Như vậy con có thể ngắm lũ bò ngang qua. "

    Bố cho va li của tôi vào lưới hành lý, mẹ đưa cho tôi các quyển họa báo, cái gói có bánh mì, sô cô la và chuối, mẹ bảo tôi phải chú ý xuống ga tàu của bà, đừng nói chuyện với những người tôi không biết, phải thận trọng khi bước xuống toa, và nhất là đừng quên gọi điện tới nhà dì Dorothée ngay khi tôi đến nơi.

    " Đến giờ rồi, bố nói. Đi ngoan nhé, thỏ con, con trai lớn tướng của bố. "

    " Ồ! Nghe này, mẹ nói. Đúng là điên thật đấy. Giá em cứ tự đi nói với ông Blédurt.. "

    " Thôi nào, thôi nào, tàu sắp đi rồi! "bố nói.

    Tôi không muốn đi tí nào, Tôi ấy à, điều tôi muốn là đi đến nhà dì Dorothée cùng bố mẹ, thế rồi bố mẹ đã ôm hôn tôi hàng đống lần, và rồi mẹ cho tôi hàng đống lời khuyên mà tôi không hề nghe thấy, thế rồi bố kéo tay mẹ, thế rồi bọn họ ra khỏi buồng tàu, thế rồi tôi thấy họ ở trên bến, thế rồi bọn họ không có vẻ tươi cười, cho dù bố vẫn cứ nở một nụ cười to tướng trên miệng, thế rồi con tàu bắt đầu chạy, và tôi muốn khóc kinh lên được.

    Có một đống người ở trong buồng tàu, nhưng tôi không dám nhìn họ, tôi quay mặt về phía cửa sổ, tôi siết chặt tay vào cách quyển họa báo với cái gói có bánh mì, sô cô la và chuối, và tôi sợ sẽ ngủ quên rồi lỡ cái ga của bà kinh lên được, thế rồi những người trong buồng không nói gì và bọn họ đọc báo, và rồi đến lúc tôi mừng kinh lên được khi cánh cửa mở ra và người soát vé bước vào để thu vé, và ông ấy bảo tôi:

    " Thế nào, cậu cả, mọi thứ như ý chứ? Nào, đừng có khó chịu; bác sẽ ở chỗ cháu khi tới lúc phải xuống. Nhất trí chưa? "

    Thế rồi, thật tiếc, ông soát vé lại đi, và tôi chỉ sợ là ông ấy quên không đến chỗ thôi. Những người trong buồng nhìn tôi, và có nhiều người mỉm cười, nhất là một bà béo, và tôi nhìn qua cửa sổ, và có các nhà máy, và các đường dây điện thoại lúc nào cũng nhô lên rồi lại thụt xuống, và tôi sẽ xin bà cho tôi gọi điện thoại cho thằng Alceste sau khi đã gọi cho bố mẹ ở nhà dì Dorothée.

    Đã có các nhà máy khác, và các ga, và các ngôi nhà, và các cánh đồng, và trong lúc không ai để ý, tôi đã ném cái gói xuống dưới gầm ghế, bởi vì tôi không đói, và tờ giấy đã bẩn hết cả và tôi bị dây đầy sô cô la ra tay.

    Tôi lau bằng một quyển họa báo, mà tôi cũng ném xuống dưới gầm ghế, và tôi tự hỏi sẽ làm gì nếu bà không chờ tôi ở ga, và chúng tôi đi qua một cái cầu kêu ầm ĩ kinh lên được, và tôi biết cái cầu này, và tôi chỉ muốn ra hành lang tìm ông soát vé để bảo ông ấy đừng quên đến báo cho tôi khi đến nơi, thế rồi, thật hết sảy, ông soát vé bước vào buồng, thế rồi ông ấy bảo tôi:" Cậu cả, sắp đến đây rồi! Bác sẽ lấy va li của cháu xuống. Cứ ở yên đấy. "

    Thế rồi, vừa cầm va li, ông soát vé vừa đi kèm tôi cho tới tận cửa toa, con tàu bắt đầu chạy chậm lại, chúng tôi đã tới ga, và kia, trên bến, tôi đã thấy, ồ! Hết sảy thật, bà đang đứng ngó và có vẻ lo lắng ghê phết.

    " Thỏ con! Cục cưng! Cháu yêu! Gà con! Bà vừa kêu vừa ôm lấy tôi. Sao bà lo thế cơ chứ! Ôi bà tự hào về con lắm, cậu chàng đi mà có mỗi một mình. Chắc cháu cũng sợ đấy nhỉ, cục cưng tội nghiệp của bà! "

    " Đâu có ạ,"tôi nói.

    Thế rồi chúng tôi ra khỏi ga, bà chìa tay ra cho tôi, và tôi giúp bà qua đường.
     
  2. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 4: Phần 8 - 9

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TUYẾT

    ĐANG TRONG GIỜ SỐ HỌC, buổi chiều nay, ở trường, và cô giáo đang viết một bài toán lên bảng. Khi cô giáo quay lưng lại phía chúng tôi, đấy cứ thế, chúng tôi tranh thủ liền nói chuyện, để chuyền các mẩu giấy nhỏ hay để há mồm le lưỡi. Và cô giáo, không hề quay lại, cô vừa đập chan chát viên phấn lên trên bảng vừa bảo chúng tôi phải ngoan; nhưng chúng tôi đâu ngờ, cô quay lại bất thình lình và thấy đứa nào giở trò hề, pằng! Cô phạt nó ở lại lớp.

    Chúng tôi đang thế, cả lũ bận ra hiệu, viết giấy má hay chơi ô tô bằng các hộp bút, trừ thằng Clotaire đang ngủ và thằng Agnan đang chép bài toán vào vở nó, thì Rufus, cái thằng ngồi bên cạnh cửa sổ, thì thầm với chúng tôi: "Tuyết rơi! Ê, bọn mày, tuyết rơi! Truyền đi."

    "Trật tự nào!" Cô giáo vừa nói vừa đập viên phấn lên bảng.

    "Ê, Alceste! Nhìn kìa! Tuyết rơi!" Tôi thì thào với Alceste, thằng này đã báo cho Maixent, thằng này lại ra hiệu cho Joachim, thằng này đã thúc một khuỷu tay vào Geoffroy, thằng này thì báo cho Eudes, thằng này đã đánh thức Clotaire, thằng này bèn đứng dậy để đi lên bảng bởi nó tưởng rằng người ta đang hỏi nó.

    Và cô giáo quay lại bất thình lình.

    "Các em thật không ai chịu nổi! Cô kêu lên. Ngay khi tôi quay lưng lại, các e đã mất trật tự. Tôi chỉ muốn phạt tất cả các em, để các em hiểu một lần cho rõ rằng giờ ra chơi không phải ở đây, mà là ở sân trường.."

    Và rồi, cô giáo, đang lấy cái viên phấn trỏ ra cừa sổ, đã mở tròn hai mắt, và cô nói: "Ồ, Tuyết rơi!"

    Thế là, tất cả chúng tôi đều đứng dậy và chúng tôi đi ra cửa sổ để xem tuyết. Đây là lần đầu tiên tuyết rơi trong năm nay, còn tôi, tôi thấy tuyết rất hết sảy; còn cực kỳ hơn mưa nhiều, nhất là để nắm thành hòn và ném nhau.

    "Được rồi, các em, cô giáo nói. Đừng mất trật tự nữa, hãy quay về chỗ, và hãy ngoan, chép đề bài đi rồi nộp đáp số cho cô."

    "Em đã chép lại rồi, thưa cô! Agnan kêu lên, cái thằng đã không đứng dậy để xem tuyết rơi."

    Cái thằng Agnan đúng là điên.

    Khi chúng tôi tan trường, thì thật là tuyệt vời!

    Tuyết không còn rơi nữa, nhưng tất cả đều trắng xóa: Đường phố, các mái nhà, cây cối và các ô tô.

    "Chả khác gì đường kính!" Thằng Alceste nói, và nó cho một đống tuyết vào trong mồm.

    "Nào, bọn mày! Bắt đầu nào!" Thằng Eudes kêu lên. Và nó cúi xuống, nó vơ tuyết, nó làm thành một viên, và bụp! Nó ném vào thằng Geoffroy. Thế là tất cả chúng tôi đều viên tuyết và chúng tôi bắt đầu làm một trận chiến kinh khủng.

    "Chú ý! Kính của tao! Kính của tao!" Agnn kêu lên, cái thằng đã lĩnh trọn vào cặp sách cái quả mà thằng Eudes đã ném Geoffroy; và nó bỏ chạy.

    Còn chúng tôi thì tiếp tục chơi, và dĩ nhiên, bố mẹ chúng tôi không thích chúng tôi chơi trên đường phố; nhưng ở trước cổng trường thì chẳng nguy hiểm, bởi vì các ô tô đều rất chú ý và chúng tôi đều dừng lại cho chúng tôi đi qua, nhất là lại có một viên cảnh sát, người rất là hiền và là bạn của bố thằng Rufus, người cũng là một cảnh sát.

    "Ê, bọn mày! Ê, bọn mày!" Thằng Clotaire kêu lên.

    Hay bọn mình làm một thằng người tuyết, như trong tranh ảnh?

    "Làm gì có đủ tuyết, hả đồ đần!" thằng Maixent kêu lên

    "Có đủ đấy, và tao không phải đồ đần!" thằng Clotaire kêu lên; nhưng nó không thể tiếp tục được, bởi vì nó nhận một hòn tuyết tướng vào giữa mặt, và chính thằng Joachim là đứa ném nó, bởi vì thằng này ném không mạnh bằng thằng Eudes, nhưng nó nhắm tốt hơn.

    Sau đó, trong khi thằng Clotaire chạy đuổi thằng Joachim và ném tuyết vào nó mà chẳng cả có thời gian để viên thành hòn, thằng Eudes đã cho tuyết vào trong cổ tôi, và lạnh kinh lên được. Thằng Alceste với thằng Geoffroy đứng đối diện nhau, ở chính giữa đường phố, và chúng nó thật buồn cười bởi vì chúng nó luôn cúi xuống cùng lúc, rất nhanh để vơ tuyết. Còn tôi, tôi đang nhét đầy tuyết vào trong túi để đuổi theo thằng Eudes, thì có một ông dừng xe ô tô lại và nói với viên cảnh sát:

    "Thế nào, cái trò nhảm nhí này đã kết thúc chưa hả? Tôi đang vội đây!"

    "Thôi nào, các cháu, viên cảnh sát bảo chúng tôi. Về nhà đi, muộn rồi đấy. Rufus, cháu bảo bố cháu là làm một ván là nhất trí."

    Thế là chúng tôi đi, và viên cảnh sát bảo cái ông có ô tô cho xe sát vào vỉa hè, bởi vì chú ấy muốn hỏi hàng đống thứ về giấy tờ của ông ta.

    Chúng tôi chạy trên vỉa hè và chúng tôi tiếp tục ném tuyết vào nhau, và rồi tôi về đến nhà, tôi chạy vào và tôi kêu lên: "Mẹ oi, mẹ nhìn thấy chưa? Tuyết rơi!"

    Mẹ vừa ra khỏi bếp vừa chùi hai tay, và khi mẹ nhìn thấy tôi, mẹ bắt đầu kêu lên hàng đống tiếng: "Nicolas! Con ra thế nào kia hả! Con ướt nhoét hết! Mẹ nói. Con sẽ viêm phế quản cho mà xem! Con có đi thay quần áo ngay tức khắc không!"

    "Nhưng mẹ ơi, tôi nói, cần gì phải thay quần áo, bởi vì con sẽ còn ra vườn chơi, và con sẽ làm một thằng người tuyết, mà hay hết sảy nhé, cực hết sảy!'

    Nhưng mẹ không cần biết gì sất. Mẹ bảo tôi rằng mẹ không hài lòng bởi vì tôi đã đi học về muộn, với cả bên ngoài trời tối rồi, và rằng trời rất lạnh, và rằng tôi còn phải làm bài tập và rằng tôi làm ơn hãy biết vâng lời lấy một lần, và rằng thằng ranh này làm mẹ đến chết mất.

    Tôi đã thử khóc một cái, nhưng mẹ trợn mắt lên với tôi, và mẹ bảo tôi đi lên làm bài tập. Thế là tôi lên phòng, tôi thay quần áo, và rồi tôi bắt đầu làm bài tập toán. Tôi rất vội và tôi làm xong rất chóng, tôi hơi ngạc nhiên một tý là một đoàn tàu có thể chạy 327432, 26 ki lô mét một giờ, nhưng các bài tập toán thì họ vẫn chẳng biết thế nào mà lần, và rồi tội chạy xuống bếp.

    " Xong rồi mẹ! Tôi kêu lên. Con làm xong bài tập rồi. Con có thể ra ngoài làm người tuyết bây giờ chứ? "

    " Con điên rồi, Nicolas! Mẹ kêu lên. Trời lạnh thế này con sẽ không ra ngoài gì hết! Mặt khác bố kia rồi, và cả nhà cũng sắp sửa ăn cơm. "

    " Lại có chuyện gì nữa thế? "Bố hỏi.

    " Có chuyện là, mẹ nói, con anh muốn ra chơi ngoài vườn. "

    " Với thời tiết bẩn thỉu này á? Bố nói. Nó có bị điên không hả? "

    " Thời tiết không hề bẩn thỉu! Tôi hét lên. Thời tiết cực hết sảy; có tuyết rơi và con muốn ra để chơi. Với cả con không bị điên. "

    Bố và mẹ bắt đầu cười. Bố xoa đầu tôi, và bố bảo tôi:" Đúng là đối với các cậu bé, tuyết thật là tuyệt vời. Bố cũng thế, khi bố bằng tuổi con, bố cũng thích tuyết. Nhưng mẹ nói có lý đấy, bây giờ không phải lúc để ra ngoài chơi. Cho nên, con biết mình sẽ làm gì không? Sáng mai, trước khi con đến trường và bố đi làm, chúng ta sẽ làm một trận ném tuyết ở ngoài vườn. "

    " Bố hứa, bố hứa? "tôi hỏi.

    " Bố hứa, bố hứa! "bố nói.

    " Hứa, hứa, hứa, "mẹ nói

    Tất cả chúng tôi cùng cười và chúng tôi đi ăn cơm tối.

    Nhưng, sáng hôm sau khi tôi thức dậy, tôi nhìn qua cửa sổ, và chẳng có tuyết đâu nữa. Chẳng còn tí tuyết nào nữa. Chỉ còn bùn. Ấy đấy, thật là bất công kinh lên được! Lúc nào cũng y chang như vậy; người ta cứ hứa tuyết tiếc để cho tôi ngoan, còn về sau, thì làm gì có!

    Khi tôi bước vào phòng ăn, bố và mẹ liền ngừng nói, bọn họ nhìn tôi và bọn họ có vẻ lúng túng kinh lên được. Bố nói rằng bố bị muộn mất rồi và bố cần phải đi ngay.

    Và đến trưa, mẹ đã làm một cái bánh ga tô sô cô la để tráng miệng, và bố thì mang cho tôi một cái ô tô điện hết sảy tự nó cũng chạy được.

    QUAY PHIM!

    CHÚNG TÔI ĐANG Ở TRONG VƯỜN, bố và tôi, đang dọn lá rơi từ trên cây xuống. Bố bảo tôi phải làm như thế nào, còn tôi đang thu dọn lá, thì ông Blédurt đến cùng với bà Blédurt và một cái máy quay. Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi; bà Blédurt là vợ ông ấy, còn cái máy quay, ông Blédurt bảo chúng tôi rằng ông ấy vừa mới mua.

    " Chắc anh chả sắm một cái máy quay như thế này đâu nhỉ? "Ông Blédurt nói với bố.

    " Nếu tôi thích thì tôi sẽ sắm, bố trả lời, nhưng tôi ấy à, tôi sẽ mua một cái chất lượng cao. "

    " Anh muốn tôi đưa nó vào tận mặt anh, để xem cái máy quay ba ống ngắm của tôi chất lượng có cao không à? "Ông Blédurt hỏi.

    " Nếu các anh tiếp tục cãi cọ, thì tôi đi đây, "bà Blédurt nói.

    Và bà ấy bỏ đi.

    " Bà ấy bị làm sao vậy? "bố hỏi.

    " Anh để ý làm gì, ông Blédurt nói. Chúng ta sẽ quay một bộ phim với máy quay của tôi. "

    " Ồ, đúng rồi, "tôi nói.

    Đấy là một ý tưởng hết sảy, và tôi thì thích phim lắm.

    " Được rồi, ông Blédurt nói, vấn đề là chúng ta phải làm một bộ phim hài, thật sự là buồn cười. Một cái gì đó trí tuệ. "

    Thế là tôi đi lên phòng tôi để tìm cái mũ nhỏ chóp nhọn làm bằng bìa và một cái mũi có ria mép với cái kính, mà tôi đã giữ từ hồi sinh nhật thằng Clotaire. Khi tôi quay ra vườn, ông Blédurt nói rằng tôi hóa trang rất khá, ông ấy khuỵu một gối xuống đất, máy quay trước mặt, và ông ấy bảo tôi tiến về phía ông ấy. Tất cả chúng tôi đều rất khoái.

    " Bây giờ, bố nói, tháo cái mũ của con ra và nhăn nhó đi, con biết cái kiểu phùng má rồi đấy. "

    Thế là tôi bèn nhăn nhó với hai cái má phùng, rồi với cái kiểu mà tôi lấy ngón tay banh hai mép ra với cả tôi thè lưỡi. Ông Blédurt và bố rất hài lòng; cần phải nói rằng tôi làm trò nhăn nhó thì cực đỉnh và tôi rất thích khi người ta cứ mặc tôi làm gì thì làm, bởi vì ở trường chẳng hạn, không phải lúc nào người ta cũng mặc, nhất là trong giờ học.

    " Tuyệt tác! Ông Blédurt nói với bố; bây giờ thì đến lượt anh. "

    " Được, bố nói; nếu anh muốn thì tôi sẽ cho ô tô ra khỏi ga ra và anh quay tôi cầm vô lăng, như thể tôi đang lái xe. "

    " Thế thì chẳng buồn cười gì, ông Blédurt nói. Xắn cái quần của anh lên. "

    Bố nhìn ông Blédurt, và rồi bố lấy ngón tay gõ lên trên đầu.

    " Anh có hơi bị điên không hả? "bố hỏi.

    " Thế tại sao tôi lại hơi bị điên hả? "ông Blédurt nói.

    " Chẳng lẽ anh lại đang nghĩ rằng, bố nói, tôi sẽ làm trò hề trong cái bộ phim kém cỏi của anh đấy hử? "

    " Ồ! Tôi hiểu rồi, ông Blédurt nói. Quý ông muốn được ưu đãi, quý ông có lẽ muốn có người phục trang cho? Quý ông dĩ nhiên là thích chìa cho tôi khuôn mặt đẹp nhìn nghiêng của mình? Có nhẽ quý ông là Jean Marais cũng nên? "

    " Tôi không biết quý ông có phải là Jean Marais hay không, bố nói, nhưng nếu anh còn tiếp tục, quý ông sẽ giáng một cái tát lên cái mặt phẹt của anh! "

    " Quý ông cứ thử xem! "Ông Blédurt nói.

    Và bọn họ bắt đầu người này xô đẩy người kia, như họ vẫn thường làm để cho vui, nhưng tôi thì tôi khó chịu: Tôi thích họ quay phim hơn.

    " Ồ! Phải rồi, bố ơi, tôi nói. Xắn quần lên, bố sẽ buồn cười như tất cả các phim hài mà mình vẫn thấy khi đi xem phim, đi, bố! "

    Bố buông áo sơ mi của ông Blédurt ra, bố nghĩ một tí và rồi bố nói rằng bố thật ra cũng có một tài năng khôi hài nhất định và rằng nếu bố không lấy vợ, bố chắc chắn sẽ có một sự nghiệp diễn xuất cừ khôi, rằng từ khi còn rất trẻ, bố đã gặt hái được các thành công lớn trên sân khấu của hội bảo trợ Chantecter.

    Thế rồi, bố xắn quần lên đến tận đầu gối và bắt đầu giạng hai chân ra đi về phía ông Blédurt. Tôi ấy à, tôi đã cười đến nỗi phải ngồi xệp xuống cỏ. Ông Blédurt cũng cười nhiều.

    " Đợi đã, bố nói. Nicolas, con đưa cho bố cái mũ bằng bìa và cái mũi có ria mép với cái kính. "

    Tôi ấy à, rất đơn giản: Tôi đau quặn cả bụng! Bố kinh khủng thật đấy.

    " Còn bây giờ, ông Blédurt nói, để Nicolas tham gia cùng với anh nữa? "

    Bố nói rằng đó là một ý hay; thế là tôi tiến lại gần bố, và bố bảo tôi rằng chúng tôi sẽ làm mắt lác với hàng đống kiểu nhăn nhó.

    " Tuyệt đỉnh! Ông Blédurt kêu lên, tôi chưa bao giờ thấy cái gì kệch cỡm đến thế! "

    " Anh ơi, anh không thấy tốt hơn là anh nên vào trong nhà để làm những trò dớ dẩn vô nghĩa à? "

    Chúng tôi ngừng lác mắt và chúng tôi nhận ra rằng đó là mẹ đang nói. Mẹ đã đi chợ về và có vẻ không hài lòng lắm.

    " Tôi xin báo với các người là tất cả hàng xóm láng giềng đang theo dõi các người qua cửa sổ đấy, mẹ vẫn nói tiếp. Nếu các người thấy thích thì tốt thôi, nhưng tôi thì tôi không muốn bị biến thành trò cười. "

    Ông Blédurt thì những thứ mẹ nói khiến ông ấy phát phì cười, nhưng bố thì bố đã đỏ dần hết cả người, bố buông ống quần xuống, bố bỏ cái mũ nhọn bằng bìa và cái mũi có ria mép với cái kính ra, rồi bố bảo tôi thả lỏng cái miệng tôi ra và dừng trò nhăn nhó lại. Mẹ vừa đi vào trong nhà vừa thở dài một cái rõ to.

    " Được rồi, bố nói. Bây giờ tôi sẽ quay anh, chính anh, Blédurt ạ. Anh cũng cần phải có mặt trong phim nữa. "

    " Dĩ nhiên, "ông Blédurt nói.

    Ông ấy đưa máy quay cho bố, ông ấy đi về phía hàng rào, ông ấy chống khuỷu tay, ông ấy cho một tay vào trong túi quần, ông ấy hơi quay đầu, ông ấy khẽ mỉm cười, và ông ấy bảo bố:" Quay đi. "

    " Quay đi cái gì? Bố hỏi. Anh cần phải làm cái gì đó kỳ cục chứ. Nào, tại sao anh không lộn trái cái áo vest cua ranh ra và anh đi về phía tôi còn chân thì ở trong áo? "

    " Không đời nào! Ông Blédurt nói. Tôi giống như vợ anh vậy, tôi ấy à, tôi không muốn bị biến thành trò cười. "

    " Quá thể đáng rồi đấy! Bố kêu lên. Đã thế thì anh cuốn xéo đi, tôi không quay anh đâu! "

    " Vậy hả! Vậy thì, ông Blédurt nói, tôi sẽ không bao giờ cho anh xem phim cả. Đồ xấu chơi! "

    Thế là tôi bắt đầu khóc và tôi nói xét cho cùng thật là không công bằng, rằng tôi muốn xem phim, và bố nói:

    " Thôi, thôi, thôi, đừng khóc nữa, mình sẽ quay ông ta, cái gã ích kỷ bẩn thỉu này."

    Và bố quay ông Blédurt, người lúc nào cũng giữ nguyên đầu về một hướng, với cùng một cái mỉm cười.

    Ấy vậy mà chúng tôi có xem phim đâu. Ông Blédurt nói với bố rằng cái máy quay bị lỗi và đoạn phim quay bị hỏng. Nhưng sau đó, tôi nghe bà Blédurt nói với mẹ rằng bà ấy đã xem phim, rằng phim buồn cười lắm, nhưng ông Blédurt không thích tẹo nào, bởi vì ông ấy nom phì nộn quá.

    Và dường như ông Blédurt cũng có vấn đề là cần chỉnh lại cái mũi
     
  3. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 5: Phần 1 - 2 - 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    QUÀ BẤT NGỜ CHO BÀ

    HÔM NAY, TÔI PHẢI ĐI VỚI MẸ để đến nghỉ vài ngày ở nhà mẹ của mẹ. Tôi thích kinh lên được, tôi quý bà tôi lắm với cả bà hay cho tôi nhiều kẹo với bánh ga tô đến nỗi hôm sau đó tôi luôn bị ốm. Thật hết sảy!

    Bố không thể đi cùng với chúng tôi, bố có quá nhiều việc. Còn tôi, tôi tin rằng đến nhà bà thì bố cũng chẳng tha thiết lắm. Cần phải nói rằng bà lúc nào cũng chì chiết bố, bà bảo bồ rằng tính của bố không tốt và rằng mẹ phải rất là kiên nhẫn với bố. Còn bố, bố không mấy khi thích người ta nói với bố những thứ như vậy.

    Bố đưa chúng tôi ra ga bắt tàu nhanh, con tàu sẽ đưa chúng tôi đến nhà bà. Đến nhà bà rất là xa, đi tàu cũng mất hàng giờ liền, chính vì thế mà mẹ luôn mang theo trứng luộc và chuối trong chuyến đi. Một lần, chúng tôi mang theo cả pho mát Camembert, nhưng cái đó đã sinh chuyện với những người khác ở trong khoang, và bọn họ thấy khó chịu, mà pho mát Camembert ngon chứ lị.

    Trong ô tô, bố đã đưa ra một đống yêu cầu, bố bảo chúng tôi không được làm mất vé, phải chú ý đến các va li và bố cũng muốn tôi phải ân cần tử tế với mẹ và kể cả với bà nữa.

    Đến ga, bố xách hai cái va li và chúng tôi đi theo bố. Trước chỗ vào bến, bố bảo mẹ lấy vé ra, nhưng mẹ không có. "Hay thật đấy! Bố nói, lúc nào cũng như thế, không thể tin nổi." Thế là tôi nhắc bố rằng chính bố mới là ngườì cầm vé. Bố nhìn tôi, và rồi bố nhớ ra rằng đúng là bố giữ vé, để cho mẹ khỏi đánh mất. Thế là bố bắt đầu tìm trong ví và trong các túi quần túi áo và bố không thấy vé đâu cả.

    "Đợi tôi ở đây với cả va li, bố nói, tôi sẽ tìm vé trong ô tô vậy, chắc chắn là có ở đó!" Thế rồi bố đi. Mẹ và tôi bắt đầu đợi bố, nhưng bố mãi không quay lại. Mẹ hơi sốt ruột, bởi vì sắp đến giờ tàu khởi hành và đấy là chuyến tàu nhauh duy nhất để đến nhà bà. "Đi tìm bố đi, mẹ bảo tôi, và bảo bố nhanh lên, và nhất là đừng có để bị lạc vào đâu đấy!" Thế là mẹ ở lại cùng với các va li, trứng luộc và chuối còn tôi chạy đi để tìm bố. Tôi không bị lạc vào đâu, nhưng tôi có hơi dừng lại trước cái cửa hiệu mà người ta bán báo ảnh. Có hàng đống quyển. Tôi nhìn tất cả các bìa để xem những quyển mà tôi có thể sẽ mua nếu tôi có tiền và tôi hẳn sẽ đứng lại lâu hơn nữa nếu, may thay, bà chủ cửa hiệu không bực mình vì tôi đã nhấc cả các quyển ra và tôi giở xem từng trang.

    Tôi lại đi, nhưng tôi đã mất quá nhiều thời giờ trước hiệu báo ảnh, bởi vì bố không còn trong ô tô nữa. Tôi nhìn tứ phía và một viên cảnh sát tiến lại gần và ông ấy hỏi tôi xem tôi có mất cái gì không. Tôi trả lời ông ấy rằng tôi tìm bố tôi. "Chắc đó là cái ông dữ tợn bới tung cả ô tô lên, viên cảnh sát bảo tôi, rồi sau đó còn kêu: Hờ! Tôi đã thấy vé đây rồi chứ gì!" Tôi bảo viên cảnh sát rằng đó đúng là bố. Viên cảnh sát bảo tôi rằng bố đã chạy về phía nhà ga rồi.

    Tôi quay trở lại nơi tôi đã để mẹ lại và tôi thấy bố cùng các va li. "A, Con đây rồi! Bố kêu lên. Không ai biết con ở đâu cả! Mẹ đã phải đi tìm Con!" Thế là chúng tôi đợi mà mẹ mãi vẫn không quay lại. Tôi không dám bảo bố là chúng tôi có thể đi ra cái hiệu báo ảnh để xem. "Hay là, tôi nói với bố, con sẽ ở đây cùng với va li còn bố cứ đi tìm mẹ." Nhưng bố không đồng ý. Bố nói rằng thế thì cái đèn cù này cứ quay mãi và rằng rồi chúng tôi sẽ bị lạc là cái chắc và rằng may mà chúng tôi có bố ở đây, bởi vì chúng tôi đầu óc cứ ngơ ngơ ở đâu. Vì bố có vẻ không hài lòng tí nào nên tôi không nói gì.

    Thế rồi chúng tôi thấy mẹ đi tới chỗ chúng tôi. "Đi thôi, Nicolas!" bố vừa nói vừa xách va li lên. "Thế nào, một giọng cất lên, người ta không còn biết thể thống gì nữa hả? Lấy trộm va li sờ sờ ngay trước mũi trước râu người khác?" Bố quay lại và bố nhìn thấy một ông to béo có ria mép to xù đang trợn cả hai mất nhìn bố. Bố cũng thấy rõ là bố nhầm va li và bố đã xách một cái chắc chắn là của ông béo kia. "Xin lỗi, bố vừa nói vừa đặt cái va li xuống, tôi bị nhầm." Và rồi bố cười. Nhưng cái ông béo không hề cười: "Cứ nói vậy chứ" ông ta nói.

    "Ông chắc không nghĩ là tôi thèm lấy cái va li bẩn thỉu của ông chứ hả?" bố nói.

    "Cái va li bẩn thỉu của tôi, tôi đập nó vào mặt anh bây giờ," ông kia trả lời.

    "Thật không? Thật không?" Thật không? Bố hỏi.

    Nhưng mẹ đã bước tới và mẹ bảo bố rằng giờ không phải là lúc nói chuyện với bạn, rằng tàu sắp chạy rồi. Cái ông to béo xách va li của ông ta lên và ông ta còn vừa đi vừa lầm bầm hàng đống thứ trong bộ râu to xù.

    Sau khi bố chìa vé ra, chúng tôi vào trong bến, và lúc đó, mẹ đã nhận ra là bố chỉ mang mỗi một cái va li chứ không phải hai. "Con sẽ đi tìm, tôi nói với bố, bố đã để nó lại lúc bố nói với cái ông to béo." Tôi chạy ra khỏi bến, nhưng tôi không thấy cái va li đâu. Thật tiếc, đấy là cái va li có trứng và chuối.

    Tôi đang nhìn ngó khắp nơi thì bố đến tìm tôi. Bố cầm tay tôi và bố không hài lòng. "Bố cấm con không được chạy đi như vậy, bố bảo tôi. Mặc kệ cái va li, con sẽ bị lỡ tàu bây giờ!" Chúng tôi quay trở lại chỗ vào bến, ông nhân viên đòi chúng tôi đưa vé. Bố chìa vé của tôi, nhưng khi chúng tôi đi vào, ông nhân viên để tay chắn vào ngực bố để chặn bố lại. "Còn vé của anh" Ông ta nói.

    "Tôi có vé vào bến, bố giải thích, tôi đã đưa cho anh và anh đã giữ rồi."

    "Chúng tôi luôn luôn giữ vé vào bến, ông nhân viên nói, đó là quy định, nhưng tôi không nhớ đã giữ vé của anh, mặt khác, anh không thể vào mà không có vé vào bến, đó là quy định!"

    Tôi gợi ý bố để tôi đi mua vé vào bến cho bố, nếu bố đưa cho tôi tiền, nhưng bố bảo tôi đi vào bến với mẹ và hãy đợi đấy đừng có đi đâu. Và bố không hề cười!

    Chúng tôi cùng đợi bên cạnh tàu. "Bố con cứ làm cái gì ấy nhỉ, mẹ nói, bố con cứ làm cái gì ấy nhỉ?" Cuối cùng, bố hổn hển chạy đến. "Cho hai người đi du lịch đúng là nặng như chì, bố nói. Nếu tôi không có đây thì hai người làm gì hử?"

    Chúng tôi lên trên tàu. Có cả một đống người. Bố lên cùng chúng tôi để tìm chỗ và để xếp va li còn lại, cái không có trứng luộc và chuối. Còn tôi, tôi chạy trước bố trong hành lang và tôi ngó vào các buồng.

    Cuối cùng tôi đã tìm thấy và tôi bảo bố: "Kìa, có hai chỗ!" Bố hơi ngập ngừng bởi vì trong buồng có cái ông to béo với bội ria to xù. Bố dù sao vẫn bước vào buồng và trong khi bố cố xếp va li vào ngăn lưới thì tôi hỏi mẹ chúng tôi sẽ ăn gì đây, bởi vì chúng tôi đã bị mất trứng luộc và chuối. Mẹ nói rằng tôi nói có lý và mẹ quyết định xuống bến để mua bánh xăng đuých.

    Tôi ở trong hành lang đợi mẹ, trong khi bố sắp xếp lại những thứ đã rơi vào ông to béo khi cái va li bị bật khóa. Thế rồi, tôi tự hỏi không hiểu mẹ có nghĩ đến mua cho tôi xăng đuých kẹp xúc xích không, tôi thích cái đấy hơn là kẹp giăm bông, ăn cái đấy có da bì bì thích hơn.

    Tôi tự nhủ hay là có khi mẹ quên chẳng nghĩ đến cũng nên, thế là tôi xuống tàu và tôi tìm thấy mẹ trước một cái xe có bán các thứ để ăn và uống. Tôi xuống là phải lắm, bởi vì mẹ đã mua xăng đuých kẹp giăm bông và pho mát chứ không hề kẹp xúc xích. Tôi bảo mẹ đổi bánh săng đuých vă mẹ hỏi ông bán hàng là có đuợc không. Ông bán hàng không tử tể lắm. Ông ấy nói rằng ông ấy cũng chẳng rõ ông ấy có đổi được tờ mười nghìn franc mẹ đưa cho ông ấy để trả bốn cái bánh xăng đuých không nữa kia và rằng trời đã tối rồi. Thế là mẹ bảo ông ấy rằng ông ấy phải phục vụ khách hàng tất tật những gì họ muốn và rồi con tàu đã đi.

    Trên bến, chúng tôi thấy bố thò đầu ra ngoài cửa sổ toa. Bố kêu lên các thứ, nhưng tàu chạy nhanh quá chúng tôi không nghe được. Bên cạnh bố, có cái ông to béo ria to xù đang cười. Bà sẽ phải ngạc nhiên lắm khi thấy bố!

    CÓ KHÁCH

    TÔI ẤY À, TÔI RẤT THÍCH bố tôi và mẹ tôi có khách mỗi buổi tối sau bữa ăn. Trước tiên là vì như vậy bọn họ sẽ không ra khỏi nhà, với cả cũng còn vì sáng hôm sau sẽ có bánh ga tô thừa, nhưng không phải lúc nào cũng là loại có sô cô la.

    Điều làm tôi không thích mấy đó là khi có khách, người ta luôn cho tôi đi ngủ sớm, và tối nay cũng chẳng trượt.

    "Đi ngủ đi, mẹ bảo tôi, và hãy ngoan đấy."

    "Bởi vì nếu không, bố nói, thĩ con Cứ liệu hồn với bố. Tôi không biết bố và mẹ bọn họ bị làm sao, tôi thì lúc nào chẳng ngoan."

    Khi tôi đi ngủ, mẹ ôm hôn tôi rổi mẹ bảo tôi ngủ cho say vào và đừng có dậy với bất cứ lý do nào, thế là tôi, lúc nào tôi cũng vậy, bèn hỏi xem tôi có đọc sách được không, và mẹ nói rằng được, cho đến khi khách mời đến nhà. Tôi cầm lấy sách, cái cuốn có hàng đống thổ dân có rìu với cả lồng chim và sống trong những cái lán như trên bãi biển mùa hè, thế đúng là hết sảy kinh lên được. Thế rồi, tôi nghe thấy tiếng chuông cửa, và bên dưới tất cả mọi người bắt đầu kêu lên và cười đùa, và rồi mẹ bước vào phòng tôi và mẹ vào cùng với bà Laflamme. Bà Laflamme là một người to béo, với bà ấy thì tôi tin rằng món ga tô thừa sáng mai thế là đi tong, nhưng bà ấy hiền kinh lên được.

    "Ồ! Bà Laflamme nói, như thể thấy tôi ở đấy bà ấy ngạc nhiên hết sức, là Nicolas đây mà! Sao nó lại bô trai thế nhỉ, tôi lại măm luôn bây giờ!"

    Và bà Laflamme cúi xuống tôi và bà ấy ôm hôn tôi hàng đống lần, còn tôi, tôi không thích thế lắm.

    "Còn bây giờ thì, mẹ nói, Nicolas sẽ ngủ cho say, và nó sẽ không dậy cũng như không làm ầm ĩ, có đúng không nhỉ?"

    Tôi nói rằng đúng, thế là bà Laflamme còn ôm hôn tôi một phát nữa, bà ấy nói rằng tôi ngoan quá thể, thật là đồ cún con, và rồi bà ấy đi ra cùng với mẹ.

    Điều khó chịu với của chính và cửa sổ đều đóng, trong phòng tôi nóng kinh lên được. Thế rồi tôi gọi: "Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ơi!" Cứ thế cho đến lúc mẹ tới. Và khi mẹ tới không hài lòng lắm, và khi tôi đòi mẹ mở cửa sổ, mẹ trợn mắt lên và mẹ hỏi tôi cũng biết tự mở cửa đấy chứ. Tôi bảo vâng, nhưng mẹ đã cấm tôi dậy rồi cơ mà.

    "Nicolas, mẹ bảo tôi, nếu con còn gọi mẹ một lần nữa, thi chính bố sẽ lên, và bố sẽ không hài lòng đâu! Đừng để mẹ phải nghe thấy nữa! Ngủ đi!"

    Mẹ mở của sổ, mẹ đi ra và tôi thấy khát. Khi tôi khát buổi tối, thì thật kinh khủng và tôi nghĩ tới hàng đống thứ để uống. Nói chung là tôi gọi bố, và bố đến khá nhanh, trừ phi bố ngủ. Bây giờ, bố đã quen và khi tôi gọi bố, bố chạy đến với một cốc nước sẵn ở tay. Nhưng bây giờ, sau khi mẹ nói thế với tôi, tôi nghĩ tốt hơn là không gọi và cứ tự mà đi vào bếp, chẳng làm phiền đến ai.

    Tôi xuống cầu thang, tôi đi qua phòng khách nơi bọn họ đang chơi bài và tôi đi vào bếp nơi tôi gặp mẹ.

    "Nico1as! Mẹ kêu lên, con làm cái gì ở đây hả?" Mẹ kêu to đến nỗi mẹ làm tôi phát sợ và tôi bắt đầu khóc.

    "Mà đã thế còn đi chân đất! Mẹ nói. Rồi nó sẽ còn viêm họng nữa cho mà xem!" Bà Laflamme đã chạy đến. "Ồ, Nicolas đây mà!", bà ấy nói và bà ấy ôm tôi trong vòng

    Tay, bà ấy hỏi có phải tôi đang chán ơi là chán không, tôi bảo bà ấy rằng không, rằng tôi khát và bà ấy ôm hôn tôi. Mẹ đưa cho tôi một cốc nước và tôi vừa uống vừa nhìn những cái bánh ga tô trên ngăn lạnh.

    "Cháu thích ga tô chứ hả cưng?" bà Laflamme hỏi.

    "À vâng, thưa bà, tôi nói, nhất là cái bánh to, đầy, có sô cô la với cả kem."

    Bà Laflamme bắt đầu cười, bà ấy nói rằng chúng tôi có cùng khẩu vị và bà ấy hỏi mẹ xem tôi có thể ăn cái bánh ga tô ấy không.

    "Không được, mẹ nói, hễ nó mà ăn vào giờ này là nó gặp ác mộng."

    "Thôi nào, tối nay sẽ khác, phải không Nicolas?" Bà Laflamme nói.

    Tôi ấy à, tôi nói rằng dĩ nhiên và mẹ định nói cái gì đó, nhưng bố đã kêu lên từ phòng khách: "Thế nào, các vị làm gì đấy? Có chơi hay không thì bảo?"

    "Tới đây!" mẹ kêu lên đoạn bảo tôi lấy bánh ga tô rồi đi lên ngủ.

    Ở trong phòng, tôi ăn cái bánh ga tô, thật là hết sảy, tôi ấy à, tôi rất chi thích ăn trước và sau bữa cơm, tôi đi rửa tay, bởi vì tôi bị dây sô cô la và kem khắp nơi. Thế rồi tôi đi lên ngủ; nhưng, vì tôi không nhớ tôi đã đóng vòi nước hay chưa nên tôi lại dậy lẩn nữa, tôi thấy rõ là tôi đã đóng rồi và trong lúc quay lại, ở hành lang, tôi đã gặp ông Laflamme, là chồng của bà Laflamme. "Ồ, Nicolas đây mà!", ông ấy kêu lên. Úi dà! Ông ấy bế tôi trong tay và ông ấy đưa tôi vào phòng khách.

    "Đoán xem tôi mang ai vào đây?" ông Laflamme nói.

    "Nicolas! Bố kêu lên, rất tức giận, anh thấy nó ở đâu vậy?"

    "Nhưng, nhưng, ờ, ông Laflamme nói, kia, trong nhà này."

    "Yêu thế không biết, cái đồ cún con, bà Laflamme nói, tôi biết chú mình muốn gì rồi, chú mình vẫn muốn ga tô, phải không?"

    Và bà ấy đưa cho tôi một cái bánh ga tô.

    Bố bể tôi từ tay ông Laflamme. "Đi ngủ!" bố nói. Và bố không hề cười.

    Các thổ dân đuổi theo tôi trên bãi biển và ở đấy bọn chúng muốn lấy rìu xử lý tôi, nhất là một gã to đùng đầy lông chim cứ lắc lấy lắc để tôi và tôi khóc và tôi gào và tôi tỉnh dậy và tôi thấy bố trong bộ pyiama.

    "Biết mà, ngốn đến ngần ấy bánh ga tô thì còn làm sao mà tránh khỏi," bố nói, và tôi hỏi bố liệu tôi có thể đến ngủ với bố mẹ không bởi vì tôi sợ bọn thổ dân lắm. Ôi dào, các bạn biết đấy, thật là ngốc, nhưng ngay cả ở trong giường bố với mẹ, tôi vẫn còn sợ, đúng là chỉ sau khi tôi phát ốm rồi tôi mới ngủ được.

    Tôi ấy à, tôi rất đồng ý với mẹ khi mẹ bảo rằng tiếp khách ở nhà thật là một việc mệt. Ngày hôm sau, ở nhà, tất cả ba chúng tôi đều thấy mệt kinh lên được!

    ÔONG THỢ KÍNH

    ĐÚNG LÚC THẦY NƯỚC LÈO, giám thị của chúng tôi kéo chuông hết giờ ra chơi thì quả bóng bay vụt qua gôn, và binh! Nó xuyên qua cửa sổ. Và từ chỗ trước kia là ô kính, chúng tôi thấy thò ra cái đầu đỏ dần và tức giận của thầy hiệu trưởng.

    Ấy thế mà tôi đã nói với cả lũ chúng nó đừng có để gôn trước cửa sổ phòng hiệu trưởng rồi! Nếu chúng tôi để gôn trước cửa sổ phòng y tế, ví dụ thế, thì chắc chắn sẽ sinh ra ít chuyện hơn hẳn.

    "Thầy Dubon! Thầy hiệu trưởng kêu lên từ chỗ cửa sổ, hãy cho những học sinh đó xếp thành hàng. Tôi xuống ngay bây giờ!"

    Khi thầy hiệu trưởng đến, tất cả những lớp khác đã đi và chỉ duy nhất chúng tôi còn ở lại sân trường. Lạ kinh, thầy ấy xoa hai tay như là thầy ấy đang hài lòng; thầy ấy cau hết cả mày xuống, nhưng lại nở một nụ cười to tướng trên miệng.

    "A! Thầy Dubon, thầy hiệu trưởng nói thầy có thể chỉ cho tôi học sinh nào là kẻ phá hoại đã đá bóng qua cửa kính của tôi?"

    "Có nghĩa là, thưa thầy hiệu trưởng, thầy Nước Lèo nói, đấy là biệt danh buồn cười mà chúng tôi đã tặng cho thầy Dubon, tôi đang giám sát học sinh lớp lớn, và.."

    "Không sao cả! Thầy Dubon, không sao cả! Thầy hiệu trưởng nói. Tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra nhỏ và tôi cam đoan với thầy rằng tôi sẽ tìm ra kẻ tội phạm. Và còn nhanh nữa là khác!"

    "Chính em đã đá bóng ạ, thưa thầy," thằng Geoffroy nói.

    "A!.. thầy hiệu trưởng nói, thầy ấy có vẻ hơi thất vọng một chút."

    Tôi cũng vậy, tôi rất thích xem thầy hiệu trưởng tiến hành cuộc điều tra, như cái ông thám tử trong ti vi nhà thằng Clotaire, ông ta lúc nào cũng tìm ra! Mà tối hôm nọ, tôi đã không tài nào đoán ra được lão chủ quán cà phê chính là kẻ thủ phạm. Khi nào lớn, tôi sẽ làm thám tử, nếu như tôi không làm được phi công.

    "Đúng vậy ạ, thằng Geoffroy nói, chính em đã bắt bóng qua mặt tất cả bọn nó và em đã sút từ một góc rất hẹp."

    "Mày làm tao phát phì cười, thằng Clotaire nói. Chính tao mới là người sút! Tao đã đoạt bóng của mày và mày thậm chí còn chẳng nhìn thấy!"

    "Xin lỗi mày! Thằng Joachim nói, chính thằng Maixent nó đoạt bóng và nó chuyền dài cho tao. Tao đã sút một quả ba mươi mét!"

    "Ba mươi mét! Tôi nói. Mày có hơi bị điên không? Đã thế tao còn nhìn rõ mày, khi bóng sút vào gôn mày còn đang xin thằng Alceste một miếng xăng đuých!"

    "Mày, Nicolas, thằng Rufus nói, mày không có quyền nói! Mày bị việt vị và tôi đã thổi còi rồi cơ mà!"

    "Mày muốn một cái tát hử?" tôi hỏi thằng Rufus.

    "Trật tự!" thầy hiệu trưởng nói.

    "Mới lại đây là quả bóng của em, thằng Geoffroy kêu lên, chính em đã ghi bàn vào gôn thằng Eudes!"

    "Ghi bàn! Ghi bàn! Thằng Eudes kêu lên. Bàn nào? Quả bóng đã vọt quá xà ngang, đồ đần!"

    "Xà ngang nào hả, hay chính mày đần? Làm gì có xà ngang, thằng Geoffroy kêu lên, mà nếu có đi nữa thì nhìn xem cửa sổ ở chỗ nào! Thế mà bảo là tao sút cao à? Nào? Nói xem? Thế mà cao à?"

    "Trật tự!" thầy hiệu trưởng nói

    Và bởi vì thầy ấy có vẻ bực tức kinh lên được, và chúng tôi hiểu rằng đây không phải là lúc đùa cợt; thế là chúng tôi không nói gì nữa hết.

    Nhưng theo tôi, thằng Eudes có lý; và không phải là vì nó chơi trong đội tôi, mà là không hề có bàn thằng được ghi. Thầy hiệu trưởng đưa tay vuốt mặt và thầy nói: "Được rồi! Vậy là chúng ta đã biết được rằng Geoffroy chính là thủ phạm. Vì cậu ta đã tự thú nên tôi sẽ không phạt. Nhưng phải có một bài học cho cậu ta. Các em đã biết câu tục ngữ:" Ai làm vỡ kính.. "Sao, Geoffroy, câu tục ngữ kết thúc thế nào?

    Thằng Geoffroy há hốc miệng ra, rồi nó ngậm lại và nó nhìn chúng tôi.

    " Thế nào, thầy hiệu trưởng nói, các em không biết câu tục ngữ này à? Thế ở lớp người ta dạy các em những gì?

    "Chúng em học đến Louis XI ạ, thằng Agnan nói, rồi nó chắp tay sau lưng và nó tiếp tục đọc:" Louis XI (1423 "1483) là một vị vua vĩ đại. Rất độc ác, ông ta đã nhốt các kẻ địch vào trong cũi; người ta nợ.."

    "Thôi! Được rồi! Được rồi! Thầy hiệu trưởng kêu lên." Ai làm vỡ kính thì phải đền tiền ", cả một lũ dốt nát. Các em rốt cuộc sẽ vào tù ra tội cả thôi! Thế nào, Geoffroy, em đã rõ em phải làm gì rồi đấy nhỉ!

    Thế là thằng Geoffroy rút từ trong túi ra cái ví mà bố nó đã cho nó. Geoffroy có một ông bó rất giafulucs nào cũng cho nó các thứ, và Geoffroy là đứa duy nhất trong cả bọn có một cái ví, và thế là thường, bởi vì đấy là đứa duy nhất có tiền và rất nhiều lần xảy ra chuyện khi nó mua một cái bánh mì sô cô la nhỏ, bởi vì bà bán bánh không muốn đổi tiền lẻ cho nó.

    " Đền bao nhiểu ạ? "Thằng Geoffroy nói.

    " Cậu sẽ phải thu xếp việc này ngay tức khắc! Thầy hiệu trưởng kêu lên. Khi cậu về nhà ăn cơm trưa, cậu hãy yêu cầu bố mẹ báo cho một ông thợ kính để ông ta đến sửa cái cửa sổ này ngay chiều nay. Tôi chắc bố mẹ cậu sẽ vui sướng khi chứng kiến cái cánh hành xử của cậu, trong khi họ đã vất vả hy sinh để cậu được ăn học tử tế. Thầy Dubon! Thầy hãy cho những trò này vào lớp! "

    Buổi chiều. Khi chúng tôi gặp thằng Geoffroy, chúng tôi hỏi nó thợ kính đã đến chưa, và bố nó với mẹ nó có quát mắng nó không, Geoffroy trả lời rằng thợ kính sẽ đến và rằng nó chả bị quát mắng gì hết, bởi vì bố mẹ nó đang đi trượt tuyết, và rằng tất tần tật mọi thứ bà quản gia đều lo hết.

    Và, giờ ra chơi, chúng tôi đã thấy ông thợ kính làm việc ở cửa sổ phòng hiệu trưởng. Ông ấy làm việc hay phết, ông thợ kính ấy, huýt sáo luôn mồm. Thế rồi thầy hiệu trưởng đi ra sân, và thầy bảo thằng Geoffroy:

    " Đấy, em đã thấy hậu quả của một hành động hung bạo và thiếu suy nghĩ chưa: Bố mẹ em bắt buộc phải trả giá cho em và, dĩ nhiên, phải chịu thiếu thốn vì lỗi lầm của em. Em đền ơn cho họ tất tật chỉ như vậy đấy. Hãy chú ý cho kỹ, Geoffroy, em đang ở trên con đường sa ngã: Con đường dẫn đến vào tù ra tội! Mà thế vẫn chưa phải là hết; cũng chính do lỗi của em, mà em đã làm phiền đến người thợ tử tế này, buộc ông ấy phải làm việc và sửa chữa cật lực những thiệt hại mà em đã gây ra. Em có gì để nói không hả Geoffroy?'

    "Thưa thầy, thằng Geoffroy nói, em cso thể lấy lại quả bóng được không ạ?"

    Thầy hiệu trưởng nhìn thằng Geoffroy với đôi mắt trợn tròn, thầy há miệng ra rồi ngậm miệng lại nhiều lần, và rồi thầy bỏ đi. Tôi tin rằng chuyện quả bóng thế là đi tong.

    Nhưng ông thợ kính thì hay hết sảy, và ông ấy chẳng oán giận thằng Geoffroy tí gì vì tội đã làm phiền ông ấy. Thậm chí khi tan trường, ông ấy còn đợi chúng tôi, ông ấy đưa cho Geoffroy một quả bóng mới cứng, và đưa cho mỗi đứa chúng tôi cái danh thiếp có tên họ cùng địa chỉ của ông ấy.

    Và ông ấy vừa ra đi vừa huýt sáo.
     
  4. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 5: Phần 4 - 5

    Bấm để xem
    Đóng lại
    LÒ BARBECUE

    BỐ RA KHỎI XE Ô TÔ khoái chí hết sức và khệ nệ với những gói lớn. "Xong cả rồi, bố nói, bố đã có tất cả những thứ cần thiết. Ngày mai, chúng ta sẽ làm một lò barbecue ở ngoài vườn"

    "Lò barbecue là thế nào ạ?" Tôi hỏi.

    Và mẹ giải thích cho tôi rằng đó là một cái máy để làm thịt nướng ở ngoài trời dành cho những ai thích ăn thịt ở ngoài nhà.

    "Như một bữa ăn píc níc?" Tôi hỏi.

    "Gần như thế, bố trả lời, và thế là tôi khoái chí lắm bởi vì tôi rất thích các cuộc píc níc."

    Sáng hôm sau, ở ngoài vườn, bố bắt đầu vừa đặt lò barbecue vừa đọc một cuốn sách nhỏ để xem phải làm thế nào. Bố ngồi nom ngộ kinh, bởi vì bố mặc một cái tạp dề của mẹ, cái màu đỏ với diềm vải nhàu nhĩ xung quanh. Còn mẹ, mẹ mang ra một cái bàn gập và năm cái ghế, bởi vì bố đã mời ông và bà Blédurt, hàng xóm của chúng tôi.

    "Anh muốn Blédurt nhìn thấy cái lò barbecue của anh, bố nói, lão ta sẽ hơi bị bực mình đấy." Bố và ông Blédurt rất thích làm nhau bực mình. Thế rồi bởi vì bố bị kẹp tay và cái lò barbecue, mẹ đã hỏi xem bố có muốn mẹ giúp hay không.

    "Không, bố nói, anh không cần ai hết. Em chỉ cần dọn bàn, chuẩn bị xa lát và mang thịt ra. Còn con, Nicolas, con đi lấy củi trong ga ra và báo cũ ở trên tầng cho bố. Bố sẽ đi lấy than ở dưới hầm."

    Khi cả nhà tôi ra ngoài vườn, ông bà Blédurt đã ở đó rồi.

    "Thế nào, bố nói, có trần hai người thôi à?"

    "Chứ sao!" Ông Blédurt trả lời.

    "A! Bố nói, tôi ngạc nhiên đấy. Tôi cứ tưởng hai người sẽ đến với một chai vang hoặc một cái bánh ga tô."

    "Tôi không biết là đến thì phải phải mang theo cả thức ăn," ông Blédurt nói.

    "Này anh, bà Blédurt nói, anh đã hứa rồi.."

    "Tại anh ta bắt đầu trước đấy chứ," ông Blédurt nói,

    "Củi ướt hết rồi ạ," tôi nói.

    "Anh thấy rõ lẽ ra anh không được rửa xe trong ga ra chưa, mẹ nói với bố," và ông Blédurt phì ra cười.

    Còn bố, bố bảo rằng củi ướt chẳng là cái gì cả, rằng chỉ cần giấy và than, bố sẽ nhóm một lò lửa kinh khủng, thế rồi ông Blédurt kêu lên một tiếng và ông ấy bắt đầu cười to đến nỗi ông ấy đỏ dừ hết cả người rồi ông ấy bắt đầu ho. Khi ông ấy hơi ngừng cười một tí, bố bèn hỏi ông ấy bị làm sau vậy.

    "Cái tạp dề của anh, ông Blédurt kêu lên, giờ tôi mới để ý! Biến anh lố nhất là thế nào không, làm một ả cấp dưỡng! »

    Và ông Blédurt bắt đầu cười và bà Blédurt đến nói thì thầm với ông ấy, trong khi đó bố cũng vừa cho hàng đống giấy với than vào trong lò barbecue vừa nói thì thầm, nhưng cho mỗi mình bố.

    " Kiểu này anh sẽ không bao giờ nhóm nổi lửa đâu, "ông Blédurt nói.

    " Khi nào tôi cần anh tôi sẽ cho gọi, "bố trả lời, bố ấy à, tôi tin là không thích vụ tạp dề lắm

    Thế rồi bố lục tìm trong túi, và bố nói:" Anh có diêm không hả Blédurt? "

    " Cho gọi đấy à? "Ông Blédurt hỏi.

    " Phải, "bố trả lời, và họ bắt đầu người này đẩy người kia như họ vẫn thường làm vậy để chọc cười, và mẹ nói rằng họ thôi đi, rằng bắt đầu muộn rồi đấy, và rằng chúng tôi đang đói.

    Nhóm lửa thật chẳng dễ tí nào. Giấy thì cháy rất tốt, nhưng than thì chẳng làm được gì. Ông Blédurt đã cho bố hàng đống lời khuyên, nhưng bố nói với ông ấy rằng lò barbecue là cửa bố, và rằng bố biết rõ bố phải làm gì, thế rồi bố thổi vào đám lửa và bố bị đầy cả tàn giấy táp vào mặt. Bố liền lấy tạp dề lau, nhưng vì tạp dề đầy than nên mặt bố bị đen sì, bó trông thật tức cười, nhưng bực.

    " Anh phải đi rửa ráy đi, anh ạ, "mẹ nói.

    " Để tôi yên! Bố kêu lên. Tôi muốn được yên! Các người hiểu chửa? Tôi muốn được yên để làm một cái lò babecue, tôi muốn được yên! ĐƯỢC YÊN! "

    Bố kêu rất to, bố ấy, đến nỗi bố làm tôi sợ với cái mặt đen sì và cái mắt thì đỏ nọc, và tôi bắt đầu khóc.

    " Ơ hay nó bị làm sao vậy? Bố hỏi, tôi đã làm gì nó nào? "

    Thế là mẹ bảo bố đi rửa mặt đi và hãy bình tĩnh lại. Khi bố quay lại, ông Blédurt đã nhóm được lửa.

    " Thế là xong chứ có gì đâu! "Ông Blédurt nói, tự hào kinh lên được.

    Bố không có vẻ hài lòng, và tôi tin rằng bố rất muốn dập cái lửa mà ông Blédurt đã nhóm đi.

    " Tôi không thích anh động đến cái lò barbecue của tôi lắm đâu, bố nói, với cái thử lửa này cũng chẳng ra cái gì, toàn ra khói. "

    Thế rồi mẹ mang thịt ra, và bố đặt lên trên lò barbecue, mùi rất chi là thơm, nhưng có rất nhiều khói.

    " Nhà mình để bàn ở đấy là không được đâu, mẹ vừa nói vừa ho, khói thế này không thể nào chịu đựng nổi. "

    " Không, "bố nói, và bố hét lên một tiếng, và mẹ đã đưa bố vào trong nhà tắm để xức thuốc mở và tay bố. Ông Blédurt gục mặt vào cái cây và trông như ông ấy đang khóc. Nhưng ông ấy lại đang cười.

    Khi bố mẹ quay trở lại, bà Blédurt có ý chuyển bàn. Bố với ông BlédurtBlédurt liền chuyển và tất cả diễn ra rất ổng trừ có một cái chân bàn bị gập và tất tật những thứ những thứ trên bàn đã rơi xuống bãi cỏ. Không gì vỡi nhưng tất cả đều bị bẩn, nhất là món xa lát. Mẹ và bà Blédurt đã mang tất cả các thứ vào trong bếp để rửa.

    " Này, ông Blédurt nói, với các thứ như thế này, anh làm sao có thể trông được thịt. Sẽ chín quá mất.

    Bố đang đi xem thì chúng tôi nghe thấy một tiếng la lớn: "Vẫn còn chưa chịu thôi đi, hử!" Đấy là ông Courteplaque, hàng xóm khác của chúng tôi, nói với chúng tôi qua hàng rào khu vườn. Ông Courteplaque không phải là bạn bố, ông ta luôn luôn tức giận.

    "Chúng tôi ngạt thở vì thứ khói bẩn thỉu của nhà anh, tôi yêu cầu anh dừng ngay lập tức vụ tai tiếng này!"

    Bố đi về phía hàng rào và bố nói: "Tôi đang ở trong nhà tôi, và tôi muốn đốt bao nhiêu khói tùy thích, còn nếu anh không thích, anh chỉ việc đừng hít thở nữa!"

    "Tôi sẽ kiện! Ông Courteplaque kêu lên, tôi có đầy người quen!"

    "Xin cứ việc, ông Blédurt nói, anh bạn tôi chẳng sợ gì ông, cứ việc, cứ kiện anh ấy đi, gọi cảnh sát đi, thế càng khiến anh ấy phải phì cười!

    " Ơ! Bố nói, kệ ông ấy, Blédurt, muốn sao cũng được. "

    " Đời nào, anh bạn, đời nào, ông Blédurt nói và có vẻ thật sự nổi giận, này ông kia, ông biết anh bạn tôi nói gì không? Anh bạn tôi.. "

    " Đủ rồi đấy, Blédurt! "Bố kêu lên.

    Thế rồi mẹ kêu lên rằng thịt cháy hết mất rồi và rằng chúng tôi thế là nghỉ ăn. Vậy là chuyện thành ra hay cực, bởi vì lò barbecue đã trở thành bữa píc níc thật sự: Mẹ phát cho chúng tôi bánh xăng đuých, trứng luộc và chuối, và chúng tôi đã phải chạy vội vào trong nhà, bởi vì trời bắt đầu mưa.

    CÁI TỦ LẠNH

    THỨ NĂM, NGAY TỨC THÌ SAU BỮA TRƯA, khi những người đàn ông lôi cái tủ lạnh ra khỏi xe cam nhông, bố bắt đầu kêu lên:

    " Blédurt! Blédurt! Đến đây mau! "

    Ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi, chạy ra khỏi nhà và ông ấy trông tức cười ghê bởi vì ông ấy có một cái khăn ăn ngoắc quanh cổ.

    " Có chuyện gì vậy? Ông ấy hỏi. Đã xảy ra chuyện gì? "

    " Đó là cái tủ lạnh tôi mới mua, bố giải thích. Mô đen cỡ đại! V

    "Chỉ thế thôi mà anh làm phiền tôi giữa bữa ăn hả? Ông Blédurt hỏi. Anh bị bệnh toàn phần rồi anh bạn tội nghiệp ạ!"

    "Vào trong bếp mà xem, bố nói, người ta dỡ ra bây giờ đấy; nó tuyệt lắm! Hoành tráng!"

    "Được thôi, ông Blédurt nói. Cứ vào trong tủ lạnh của anh, đổ đầy nước vào, và khi nào anh thành đá tôi sẽ đến xem!"

    "Tại vì anh ghen tị nên mới nói vậy, bố nói, nhưng chẳng sao hết; chiều nay, khi tôi đi làm về, tôi sẽ mời anh uống khai vị với bao nhiêu đá cục cũng được!"

    Ông Blédurt nhún vai và ông ấy quay về nhà mình.

    Khi những người đàn ông lột hết những miếng bìa xung quanh cái tủ lạnh ra "như bố nói, họ chỉ cho chúng tôi làm thế nào để chạy cái tủ, làm thế nào để các thứ ở trong và làm thế nào để lấy đá cục ra. Và rồi bố đã đi cùng với những người đàn ông, và bố bảo chúng tôi, tức mẹ và tôi, rằng bố sẽ cố về sớm hơn mọi ngày.

    Một thứ rất chi là hết sảy trong cái tủ lạnh, đó là có anh điện ở bên trong. Mẹ giải thích cho tôi rằng ánh điện chỉ bật lên khi của tủ mở. Thế rồi mẹ sắp xếp các thứ trong tủ lạnh và mẹ đi mặc quần áo để đi mau đồ ở các cửa hàng. Để tôi không phải ở nhà một mình, mẹ cho phép tôi bảo thằng Alceste đến chơi với tôi. Alceste là một thằng bạn tốt ở trường, và với nó thì lúc nào chơi cũng vui. Rồi khi thằng Alceste đến, mẹ nói:" Mẹ có thể sẽ về hơi muộn; mẹ đã chuẩn bị bánh mì quết ở trên bàn bếp. Hãy chơi vui và phải ngoan! "

    Mẹ ôm hôn tôi, mẹ tát nhẹ một cái vào má thằng Alceste, mẹ lau tay và mẹ đi ra.

    " Chơi gì đây? "thằng Alceste hỏi.

    " Đến xem tủ lạnh mới của tao đi, "tôi bảo nó.

    " Cái gì của mày? "nó hỏi tôi.

    " Tủ lạnh mới của tao, tôi giải thích cho nó. Đó là một cái tủ lạnh có điện sáng ở bên trong. "

    " Giống như ở hàng thịt lợn á? "Nó nói.

    Và nó đi vào bếp cùng tôi. Tôi mở cửa tủ lạnh ra, nó mở rất dễ, và thằng Alceste nói:" Này! Thật kinh khủng! Nhà mày có đủ các cái để ăn! "

    " Mày thấy ánh điện chưa? "Tôi nói.

    " Ừ, với cả trứng, kia, và cả miếng bánh ga tô sô cô la! "thằng Alceste nói.

    " Với cả, hay cực kỳ nhé, tôi giải thích cho nó, khi nào mình đóng cửa lại thì ánh điện sẽ tắt! "

    " Và kia, kia kìa, thằng Alceste nói, có phải món nướng không? "

    " Với cả, mày thấy không? Tôi nói, cái cửa gần như tự nó đóng lại! "

    Và tôi đẩy cái cửa, và tách! Nó lại liền đóng lại, hơi giống như mấy cửa xe ô tô của bố, chỉ trừ cái cửa ở chỗ bố ngồi lái, cái ấy thì đã có tai nạn, nhưng đấy là do lỗi của người khác, cho dù viên cảnh sát cứ nói rằng đó là lỗi của bố.

    Thằng Alceste muốn thử cái cánh cửa và nó mở ra. Chúng tôi chơi vui phết, đấy; tôi cứ đẩy cánh cửa: Tách! Và thằng Alceste thì cứ mở. Và rồi thằng Alceste đói và chúng tôi ăn những cái bánh quết mẹ đã chuẩn bị, và rồi thằng Alceste bảo tôi rằng nó đã mang cái ô tô nhỏ của nó đến và chúng tôi có thể đua xe trên nền nhà, trong phòng tôi. Tôi ấy à, tôi thích tiếp tục ngắm tủ lạnh hơn.

    Ở trong phòng, chúng tôi lấy ô tô đua hàng đống cuộc và rồi chúng tôi làm các vụ tai nạn bằng các quyển sách mà chúng tô để trên thảm; sau đó chúng tôi đặt đường ray tàu điện và chúng tôi chơi với cái đầu máy cùng cái toa còn lại của tôi, cái toa vẫn còn đủ tất cả các bánh. Dĩ nhiên là tàu của tôi không chạy được bằng điện nữa, kể từ cái lần toé lửa ác liệt khi bố đem nó ra chơi, nhưng chúng tôi đẩy đầu tàu bằng tay, chúng tôi kêu" tuyyýt, tuyyýt "và" Mời quý khách lên tàu! "và chúng tôi chơi vui phết và thằng Alceste bảo tôi:

    " Này, mày xem bọn mình có thể ăn một miếng nhỏ ga tô sô cô la ở trong tủ lạnh của mày được không? "

    Khi chúng tôi xuống bếp, chúng tôi chẳng cần phải mở tủ lạnh nữa, bởi vì chúng tôi đã để nó mở rồi. Chúng tôi mỗi đứa lấy một miếng nhỏ bánh ga tô, mà chúng tôi dùng ngón tay xắn rất chuẩn, và tôi lau bằng cái khăn mùi soa mà sau nó bị rơi vào món thịt quay.

    Thế rồi thằng Alceste hỏi tôi:" Làm thế nào để tắt ánh điện ở cái tủ lạnh của mày? "

    " À, tôi trả lời, mình cứ đóng cánh cửa lại. "

    " Thế nếu mày muốn cửa mở mà vẫn không có ánh điện? "thằng Alceste hỏi tôi.

    " Ờ, thì tao đâu biết, tôi nói. Chắc là có cách gì đó. "

    Chúng tôi bèn tìm cách, nhưng chẳng làm gì được sất; mỗi lần chúng tôi mở cửa, tách! Ánh điện liền sáng lên, khó chịu thật. Và rồi, tôi đã tìm ra.

    " Cũng như cái tàu điện thôi, tôi nói, mình chỉ cần rút phích ra! "

    " Thử xem! "thằng Alceste nói.

    Thế là tôi rút phích, và thế là khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh, chả còn tí ánh điện nào nữa!

    " Công nhận đúng thật, "thằng Alceste nói.

    Thế rồi chúng tôi nghe tiếng mẹ về. Thế là chúng tôi đóng cửa tủ lạnh lại và chúng tôi ra khỏi bếp, bởi vì tôi biết rằng mẹ không thích tôi chơi ở đó, nhất là với thằng Alceste.

    " Thế nào, hai đứa chơi vui chứ? "mẹ hỏi.

    Chúng tôi nói rằng vâng, rồi thằng Alceste nói cám ơn mẹ vì mấy cái bánh quết và nó nói rằng nó phải về nhà để ăn quà chiều. Nó đi rồi và mẹ tôi cho tôi thử cái áo thun mà mẹ đã mua cho tôi, nó cũng khá vừa, ngoại trừ hai ống tay bị dài quá và cái lũ vịt bé ở khắp quanh thắt lưng, và nếu bọn bạn mà chúng nhìn thấy lũ vịt, chúng tôi sẽ còn đánh nhau nữa. Và rồi tôi quay trở về phòng chơi.

    Chỉ đến khi bố trở về tôi mới nhớ ra cái vụ ánh điện trong tủ lạnh. Tôi chạy nhanh xuống bếp, tôi cắm lại phích và rồi tôi đi ra ôm bố, người đã đang ở cùng ông Blédurt.

    " A! Blédurt, bố nói. Đi cùng tôi, tôi sẽ cho anh xem cái hệ thống mới mà người ta nghĩ ra để lấy đá cục. "

    Nhưng khi bố mở tủ lạnh, bố không hài lòng một tẹo nào.

    " Ủa, hay nhỉ! Bố nói, nước thậm chí còn không lạnh, mà tủ lạnh thì chạy hết cỡ! Và bơ nữa! Mềm nhũn hết!

    Ông Blédurt đã tựa người vào bồn rửa bát trong bếp, và ông ấy cười to đến nỗi phát nấc.

    Bố gọi điện thoạt đến cái cửa hàng đã bán tủ lạnh cho bố và bố đã hé tướng lên rằng nếu sáng mai mà người ta không đến đổi tủ hay là sửa lại cho bố, bố sẽ làm ầm ĩ lên cho mà xem. Bố thật đã tức lắm rồi.

    Và bố tức là đúng. Bởi vì đúng vậy, xét cho cùng, cứ mở cửa là có ánh sáng điện trông cũng đẹp ra phết, nhưng nếu không làm được đá thì tủ lạnh còn có ích lợi gì nữa? Hử?
     
  5. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 4: Phần 6 - 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    BI NÉM

    GEOFFROY, một thằng bạn có một ông bố rất giàu lúc nào cũng mua cho nó các thứ, sáng nay đến trường với một gói tướng cắp nách. Chúng tôi đã hỏi nó cái gì đấy, nhưng Geoffroy, cái thằng rất thích ra cái trò bí ẩn "nó làm tôi đến phát mệt!" đã bảo chúng tôi rằng ra chơi nó sẽ cho xem, không sớm hơn.

    Và đến khi ra chơi, thằng Geoffroy mở cái gói của nó ra, và ở bên trong, có đầy các hòn bi ném. Các hòn bi bằng gỗ, xanh, vàng, đỏ và lục, và dĩ nhiên, một quả đích. Hết sảy thật ấy!

    "Đấy nhé, thằng Geoffroy nói. Bọn mình sẽ chia thành từng cặp. Tao thì nhận thằng Eudes, và bi ném mà đỏ."

    "Tại sao hử, thưa mày? ," thằng Rufus hỏi.

    "Bởi vì các hòn bi ném là của tao. Cũng chính vì thế mà tao nhận thằng Eudes," thằng Geoffroy trả lời.

    "Thằng Eudes thì tao không cần quan tâm, thằng Rufus nói. Cái tao muốn biết là tại sao mày lại nhận bi ném mày đỏ, thưa mày?"

    Cái thằng Rufus nói có lý. Nhận thằng Eudes rất là hay khi mà chúng tôi chơi bóng đá, ví dụ thế, bởi vì nó rất khoẻ, khi nó có bóng, chẳng thằng nào dám tranh với nó. Nhưng chơi bi ném, hay là chơi bi thì lại là chuyện khác; khi ấy thì một đứa như tôi sẽ đáng giá hơn, Nhưng thằng Eudes thì không hài lòng với điều thằng Rufus vừa nói.

    "Thế một quả đấm vào mũi, thằng Eudes hỏi, thì mày có quan tâm hơn không?"

    "Cũng hay phết đấy!" thằng Joachim vừa nói vừa cười.

    Nó ngừng cười khi thằng Rufus cho nó một cái tát, nhưng bọn chúng nó không thể nào đánh nhau thật bởi vì thầy Mouchabière đã chạy đến. Thầy Mouchabière, tôi đã nói với các bạn về thầy này một hoặc hai lần rồi, tôi nghĩ thế, đó là một giám thị phụ trợ cho thầy Nước Lèo, thầy này thì là giám thị thật sự của chúng tôi.

    "Lại chuyện gì nữa đây? , thầy Mouchabière hỏi. Tôi nói cho các cậu biết, với các cậu thì tôi không vòng vo tam guốc gì hết: Cứ giở bất cứ trò gì ra là đứng phạt tất!"

    "Thì bọn em có làm gì đâu hả thầy, thằng Geoffroy kêu lên. Bọn em chỉ chuẩn bị chơi bi ném, có vậy thôi."

    Thầy Mouchabière nhìn các hòn bi ném, thầy ấy nhìn thằng Geoffroy, và rồi thầy ấy lại nhìn các hòn bi ném một lần nữa.

    "Thế ai cho phép cậu mang bi ném đến trường chơi hả, tôi hỏi cậu? ," thầy Mouchabière hỏi.

    "Sao ạ, sao ạ, thằng Geoffroy nói. Bọn em có làm cái gì xấu với bi ném đâu ạ, thưa thầy!"

    Thầy Mouchabière bảo chúng tôi rằng với chúng tôi thì thầy lúc nào cũng có chuyện rầy rà, và rằng thầy chắc chắn là với cái trò bi ném thầy cũng sẽ bị rầy rà, và rằng thầy không muốn bị rầy rà vì chúng tôi nữa. Còn chúng tôi, chúng tôi kêu lên: "Thôi nào, thầy! Thôi nào!" Nhưng thầy Mouchabière lắc ngón tay và đầu, và thầy Nước Lèo đã đi tới. "

    " Rầy rà hả, Mouchabière? , "thầy Nước Lèo hỏi.

    " Chưa, nhưng chắc chắn là ta sẽ bị thôi với cái lũ nghịch ngợm này, thầy Mouchabière nói. Đấy bây giờ thì bọn chúng muốn chơi bi ném! "

    " A! Chúng nó muốn chơi bi ném? , thầy Nước Lèo nói. Ờ thế thì cứ kệ chúng chơi, Mouchabière ạ. Cậu biết tôi ở đâu rồi và tôi bảo đảm với cậu rằng, bi ném hay là không bi ném, cái lũ mất nết này sẽ không thể làm ta bị rầy rà đâu! "

    Thầy Mouchabière nhìn thầy Nước Lèo đi khỏi, và rồi thầy ấy bảo chúng tôi:" Được rồi, tôi để các cậu chơi. Nhưng các cậu đã nghe thầy Nước.. Dubon nói rồi đấy! Ai ăn lời thì ấm vào thân, thế thôi! "

    Thầy Mouchabière bỏ đi xử lý một đứa lớp lớn đang đánh một đứa lớp nhỡ, còn chúng tôi, chúng tôi tiếp tục chơi bi ném.

    " Thế tại sao mày lại tát tao? , "thằng Joachim hỏi thằng Rufus.

    " Tại vì thằng Geoffroy nhận bi ném màu đỏ là không công bằng, thằng Rufus trả lời. Bọn mình phải bắt thăm mới đúng. "

    Thằng Joachim và tất cả chúng tôi đều đồng ý với thằng Rufus; xét cho chùng đúng là thế, chứ sao nữa, cái thằng Geoffroy nó tự cho mình là ai vậy, còn không à, đừng có mà đùa!

    " Không bắt thăm gì hết, thằng Geoffroy nói. Bi ném màu đỏ là của tao, còn nếu chúng mày không thích thì chúng mày đừng chơi, có thế thôi. Tao sẽ chơi một mình với thằng Eudes, mỗi đứa một hòn màu đỏ. "

    " À ra thế hả! thằng Rufus kêu lên, bọn mày cứ việc đi mà chơi một mình, như hai thằng đần! "

    " Tao ấy à, tao thích nhận màu xanh, "thằng Maixent nói.

    Thế là, thằng Alceste và tôi nhận màu vàng, Rufus và Clotaire, màu lục, còn Joachim màu xanh với thằng Maixent. Chia cặp ấy à, chúng tôi làm ngay chẳng cần sinh sự gì, bởi vì chúng tôi biết rằng chỉ có ngu mới đi mất thời gian cãi nhau thay vì chơi bi ném. Thế rồi, để cho nhanh hơn nữa, chính thằng Eudes còn đi sắp xếp các đội, thế là tất cả đều ổn thỏa.

    " Được rồi, còn quả đích, thì tao sẽ ném! "thằng Geoffroy nói.

    " Không được, thằng Eudes nói, tao ném. "

    " Nhưng bọn mình ở cùng một đội mà! "thằng Geoffroy nói.

    " Nếu mày muốn ở trong đội của tao, thằng Eudes kêu lên, thì mày để quả đích đấy cho tao! "

    Và nó ném quả đích xa kinh lên được, y như là nó chơi đuổi bóng, thế rồi nó ném hòn bi của nó, nhưng không đủ mạnh.

    " Quả đích xa quá, "thằng Eudes nói.

    Nó muốn đi tìm hòn bi của nó, nhưng thằng Clotaire bảo nó rằng nếu nó làm thế, không đứa nào thèm nói chuyện với nó nữa. Thằng Eudes nói được thôi, đồng ý, nhưng tất cả lũ chúng tôi đều là cái lũ chơi tồi và kém cỏi. Tôi thì ném rất vừa vặn, thằng Rufus chơi như một thằng ngốc, nhưng thằng Maixent thì đã ném hòn của nó gần như chạm vào quả đích. Kinh khủng!

    " Được rồi, thằng Geoffroy nói, ta sẽ lia. "

    " Đừng, thằng Eudes nói, nhắm. "

    " Thế tao phải nhắm vào đâu khi cái hòn của thằng đần này nó sát sạt quả đích? , thằng Geoffroy kêu lên. "

    " Nếu mày lia, mày sẽ trượt cho mà xem, thằng Eudes nói, với cả bọn mình sẽ không còn bi ném nữa. Và nếu tại mày mà bọn mình thua, tao sẽ cho mày một quả đấm vào mũi. "

    " Mày bảo ai là thằng đần? , "thằng Maixent hỏi.

    Và nó bắt đầu đánh nhau với thằng Geoffroy, và bọn chúng nó đá và tát nhau hàng đống phát, và rồi thầy Mouchabière chạy đến, không hài lòng tẹo nào.

    " Dừng lại! Dừng lại ngay lập tức! "thầy Mouchabière kêu lên, với cái giọng của mẹ khi bị tôi làm cho cáu tiết.

    " Có chuyện gì vậy? Sao lại náo loạn thế hả? , "thầy Nước Lèo, người đến lượt mình cũng chạy đến, đã kêu lên.

    " Tôi đã nói với thầy rằng chúng ta sẽ bị rầy rà với lũ man rợ này cùng bi ném của chúng mà! "thầy Mouchabière kêu lên.

    " Chúng ta sẽ không bị rầy rà gì cả, "thầy Nước Lèo nói, nhưng tôi muốn nghe giải thích tường tận chuyện đang xảy ra để tôi còn nghiêm trị.

    " Tại Geoffroy đấy ạ, thằng Eudes kêu lên. Em đã bảo nó nhắm còn nó thì cứ muốn lia! "

    " Nhắm? , thầy Nước Lèo nói, ngạc nhiên hết sức. Ồ không, nhìn kìa! Phải lia! "

    " Đấy! Mày thấy chưa? Mày thấy chưa? , "thằng Geoffroy kêu lên với thằng Eudes.

    " Trật tự, cả hai cậu! thầy Mouchabière kêu lên. Không phải là để nói ngược lại ý thầy đâu thưa thầy Dubon, nhưng theo ý tôi, cẩn thận hơn thì phải nhắm. Lia thì xa quá, và với các hòn ném bằng gỗ thế này.. Thật, trong các kì nghỉ, tôi đã.. "

    " Nào, nào, Mouchabière, thầy Nước Lèo nói, nghiêm túc đi nào, hả? Cậu biết rõ đó là cách duy nhất để giải quyết! Nếu không lia mà đi nhắm thì hỏng bét, rõ như ban ngày! "

    " Không thể nào lia hòn bi đó được, "thầy Mouchabière nói.

    " Tôi sẽ cho cậu biết thế nào là không thể được, "thầy Nước Lèo vừa lấy hòn bi ném từ tay thằng Geoffroy vừa nói.

    Nhưng thầy ấy không thể cho ai biết gì sất cả, bởi vì thầy hiệu trưởng, mà chẳng ai biết đã tới từ bao giờ, đã nói:

    " Thầy Dubon, chắc thầy cũng phải đi kéo chuông báo hết giờ ra chơi chứ nhỉ, vì lẽ ra bảy phút trước đã phải kéo chuông rồi. Tôi đợi thầy và thầy Mouchabière ở phòng tôi, ta làm cho nó xong ván. "

    Và thầy hiệu trưởng đã thắng là cái chắc, bởi vì giờ ra chơi tiếp theo, thầy Nước Lèo và thầy Mouchabière mặt mày đều tiu nghỉu.

    CÁI GƯƠNG

    TỐI QUA, XE CAM NHÔNG CỦA CỬA HÀNG đã dừng lại trước nhà và hai người đàn ông đã mang vào một gói lớn phẳng tẹt.

    " Đây là cái gương phòng khách, em ơi! "bố mở cửa rồi kêu lên.

    Và mẹ đi tới, nhìn cái gói rồi nói rằng, trời ơi, ở trong cửa hàng, cái gương đâu có to thế này.

    " Thế mà đúng là kích cỡ mình đã yêu cầu đấy, bố vừa nói vừa cười. Nó ở sau tràng kỷ thì thật tuyệt. Ăn tối xong anh sẽ treo ở đó. "

    " Không đời nào! mẹ kêu lên. Một tấm gương ngần này tiền, anh quên đi nhé! Chắc chắn là anh sẽ làm vỡ nó! "

    " Cứ nói thẳng là anh vụng về đi xem nào, bố trả lời. Dù sao chăng nữa chúng ta cũng không mua cái gương này rồi chỉ để nó xuống đất. Cần phải treo nó lên và anh sẽ treo nó. "

    " Nhưng anh à, mẹ nói, hỏi nhờ ai đó biết làm sẽ là thận trọng hơn.. Em biết là anh thích làm này nọ linh tinh, nhưng rốt cuộc.. "

    " Nghe này, bố nói, anh biết rõ cái gương này dễ vỡ và nó rất đắt, chính vì thế mà việc em thiếu tin tưởng cũng không làm anh bực mình; nhưng em sẽ nhờ ai treo cái gương này? Thế rồi, kể cả em tìm được ai đi nữa, đừng quên mai là Chủ nhật, và ít nhất thì ta cũng phải đợi đến thứ Hai hoặc thứ Ba mới treo được nó lên. Và trong khi cứ để thế, chẳng cố định vào đâu, tấm gương dễ bị trượt đi và vỡ.. Chỉ cần chấn động một cái, và rắc! "

    " Chú ý chứ! "mẹ kêu lên.

    " Đừng có lo, bố nói. Nói tóm lại, quyết định thế đi; sau bữa tối, anh sẽ treo cái gương này lên, và ta không nói về việc này nữa. Đồng ý chứ? "

    " Thôi được, nhưng anh sẽ phải thận trọng, mẹ nói, có vẻ đã hơi yên tâm một tí. "

    " Còn con, con sẽ giúp bố, "tôi nói để làm mẹ yên tâm hoàn toàn.

    Mẹ nhìn tôi, mẹ há miệng ra, và mẹ ngậm miệng lại và rồi mẹ đi vào bép để chuẩn bị bữa tối.

    Đến bữa, mẹ hầu như không ăn gì, ấy thế mà đấy là bữa rất ngon, có món thịt quay, thế rồi bố vo tròn khăn ăn, và bố nói:" Anh sẽ đi lấy dụng cụ và thang. "

    Bố đi, bố quay lại với dụng cụ và thang, và chúng tôi đi vào phòng khách, bố, mẹ và tôi. Mẹ đã giúp bố di chuyển cái tràng kỷ, và rồi bố cầm lấy cái gương.

    " Anh sẽ đặt nó áp vào tường, bố bảo mẹ, còn em hãy nói cho anh nó đã thật ở giữa chưa. "

    " Con sẽ giúp bố, "tôi nói.

    " Không được, Nicolas! "mẹ kêu lên.

    " Tại sao không ạ? , tôi hỏi. Nó rất nặng, còn con thì.. "

    " Nicolas! mẹ hét lên, con làm ơn đừng có cãi lại khi mẹ đã bảo con cái gì. Mẹ không muốn con động đến cái gương này! Con hiểu chưa? "

    " Thế này thì thật là bất công, tôi nói. Con chỉ muốn giúp, thế mà còn mắng con. Thật là quá thể! "

    Và tôi bắt đầu khóc lóc, và tôi dậm chân xuống đất nhiều phát, và mẹ hỏi mẹ đã làm gì nên nỗi hả trời. Nhưng sau đó, vì mẹ rất hết sảy, mẹ đã ôm hôn tôi, mẹ an ủi tôi, mẹ yêu cầu tôi phải ngoan, và bố kêu lên:

    " Thế đã xong được chưa hả? Cái của này thì nặng, mà tôi thì cứ chờ người ta để ý hộ tôi chứ lị, không tôi thả rơi cả bây giờ! "

    " Đừng! "mẹ kêu lên.

    " Được, thế thì Nicolas đi lấy một cây bút chì. Còn em, hãy nói xem thế này đã ngay chưa, bố đỏ mặt tía tai lên nói. "

    Thế rồi tôi đi tìm bút chì, và khi tôi quay lại, bố, giờ còn đỏ hơn cả trước, bảo tôi vạch bút chì xuống ngay dưới cái gương, ở trên tường, và tôi rất là thích, bởi vì nói chung người ta không bao giờ để cho tôi viết gì trên tường phòng khách.

    Thế rồi, bố đặt cái gương xuống đất, bố xoa các ngón tay, và bố nói rằng đâu sẽ vào đó.

    " Anh có thực sự tin, "mẹ nói.

    Thế là bố rất chi là tức, bố nói rằng bố chán ngấy rồi, rằng bố muốn người ta để bố yên, rằng nếu không thể nào bố cũng sẽ làm vỡ cái gì, và rằng thật không thể nào chịu nổi, chứ còn gì nữa, xét cho cùng.

    " Được rồi, được rồi, mẹ nói, em sẽ đi rửa bát. Em thấy không xem thì hơn. "

    Thế rồi mẹ đi, và bố bắt đầu khoan các lỗ thủng vào tường, và rồi bố nhìn cái gương, bố gãi đầu, và bố nói:

    " Ít nhất cũng phải có ai đó giúp tôi nâng cái gương này lên, trong khi tôi treo.. "

    " Thì con đây, tôi nói. Con có thể giúp bố. "

    " Đúng vậy, Nicolas của bố, bố nói. Thế thì con hãy giúp bố bằng cách tìm ông Blédurt. Với ba chúng ta thì bố chắc chắn mình sẽ làm được ngon lành. "

    Thế là tôi chạy tới tận nhà ông Blédurt; cũng không xa, bởi vì đây là hàng xóm của chúng tôi. Tôi bấm chuông và khi ông Blédurt mở cửa, tôi liền bảo ông ấy đến giúp chúng tôi treo gương.

    " A! Ông Blédurt nói, họ vừa mang đến là một cái gương hả? "

    Và ông Blédurt quay vào trong nhà ông ấy, rồi ông ấy kêu lên:" Mình à! Đó là một cái gương! "

    Thế rồi, ông ấy bảo tôi rằng ông ấy sẽ sang giúp chúng tôi ngay lập tức, và rằng ông ấy sẽ tranh thủ mang trả luôn chúng tôi mấy cái ly uống sâm banh mà bố và mẹ đã cho bọn họ mượn cái tối mà ông Blédurt tiếp sếp ông và sếp bà của ông ấy.

    Tôi quay về nhà cùng với ông Blédurt, người mang một khay ly uống sâm banh, thứ mà chúng tôi hầu như không bao giờ lấy ra ngoài tủ buýp phê.

    " A! Anh đây rồi, Blédurt, "bố nói. Anh giúp tôi một tay để treo cái gương này.

    " Đồng ý, ông Blédurt nói. Tôi trả anh mấy cái ly. Cảm ơn nhiều, chúng rất được việc; tôi để chúng ở đâu đây? "

    " Tôi làm sao biết được, bố nói, anh cứ việc để trên cái ghế, đấy, chúng tôi sẽ sắp xếp sau. Còn bây giờ, anh sẽ làm thế này: Anh hãy đỡ cái gương, ở phía dưới, đấy, như thế.. Tốt.. Giữ chắc.. "

    " Ái ui! Ái ui! Tôi buông đây! "ông Blédurt kêu lên.

    Nhưng đó là trêu, và cả hai bọn họ bắt tay vào việc, và tôi giúp họ kinh lên được, bởi vì bố nói rằng tôi sẽ là người cầm các cái vít rồi sẽ đưa cho bố mỗi khi bố cần.

    Thế rồi, bố đã treo xong cái gương, và nó dính chắc vào tường, thật hết sảy và gần như ngay ngắn.

    " Xong béng! bố nói. Không ngon xơi đâu nhé! Rốt cuộc đã xong! Nicolas, con trai, giờ thì hãy đi gọi mẹ con. "

    Thế rồi tôi chạy vào bếp và tôi mở cửa bếp một phát, tôi nghe thấy một tiếng kêu lớn, và tôi thấy mẹ, đang trợn tròn mắt và đang bê hàng đống đĩa trên tay.

    " Nicolas! mẹ hét lên. Mẹ đã bảo con hàng trăm lần đừng có mở cửa bếp như một thằng rồ cơ mà! Con suýt nữa thì làm cho mẹ đánh rơi cả chồng đĩa! "

    " Đến mà xem, mẹ! Đến mà xem! "tôi kêu lên.

    Thế là mẹ để chồng đĩa xuống bàn bếp và mẹ theo tôi vào phòng khách.

    " Hả? , bố hỏi khi mẹ đi vào. Thế nào, em nói gì về cái gương của em, và tiếp nữa là về chồng của em, hả? "

    " Đúng là tuyệt vời! Tuyệt vời! "mẹ nói, và mẹ ửng hồng hết cả người.

    " Cần phải công bằng, bố nói, tôi sẽ không làm gì được nếu không có sự giúp đỡ của hai phụ tá xuất sác; tôi xin kể ra các ông Blédurt và ông Nicolas! "

    Tất cả chúng tôi đều cười, và mẹ ôm hôn bố, mẹ ôm hôn tôi, và mẹ bắt tay ông Blédurt.

    " A! Các ông trẻ, mẹ nói, các ông trẻ không thể biết tôi đây đến nhẹ cả người thế nào!"

    Và mẹ buông mình xuống ghế. Không phải cái ghế có các ly uống sâm banh. Không, cái khác kia.

    Tất cả mọi người đều rất hài lòng, và tôi cũng vậy. Và rồi, tôi ngạc nhiên ghê, bởi vì tôi cần phải nói với các bạn rằng cho đến cùng, tôi cứ ngỡ hẳn ai đó sẽ làm vỡ cái gì cơ!
     
  6. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 5: Phần 8 - 9

    Bấm để xem
    Đóng lại
    CÁI MÁY XÉN CỎ

    MẸ BẢO BỐ rằng bố phải xén cỏ đi, bởi vì cái vườn đã giống như là một bãi đất hoang, rằng thật là xấu hổ, và rằng bố lúc nào cũng viện cớ này cớ nọ để khỏi phải xén cỏ, mà đơn giản chỉ là vì bố không buồn làm. Bố, đang nằm đọc báo trên ghế bành ở phòng khách, trả lời rằng bố không hề viện cớ, nhưng mà cái máy xén cỏ nhà tôi đã hỏng rồi, và rằng bố không biết có thể kiếm ở đâu ra cái máy khác bởi vì hôm nay là Chủ nhật. Và mẹ nói rằng chúng tôi có thể mượn cái máy của ông Blédurt.

    "Blédurt? , bố nói. Không bao giờ. Chúng tôi đang tức nhau và chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa."

    Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi; ông ấy rất buồn cười và ông ấy rất thích trêu chọc bố; nhưng vì bố không phải lúc nào cũng thích bị ông Blédurt trêu chọc, cho nên, thỉnh thoảng, bố giận nhau với ông Blédurt.

    "Không làm sao hết, mẹ nói. Chính Nicolas sẽ đi mượn máy xén cỏ, và ông Blédurt sẽ không từ chối nó."

    "Làm sao anh ta lại từ chối được cơ chứ, khi anh ta biết được đấy là mượn cho anh! Anh đảm bảo luôn, bố vừa nói vừa cười. Anh còn lạ gì cái lão thô thiển ấy!"

    Nhưng mẹ nói tôi không cần phải giải thích rằng cái máy xén cỏ là mượn cho bố, và tôi đi bấm chuông cửa nhà ông Blédurt.

    "Chà! Ồ Nicolas đấy à! ông Blédurt nói, ông ấy đối với tôi lúc nào cũng hết sảy, kể cả là ông ấy giận nhau với bố."

    "Cháu đến xem bác có thể cho cháu mượn cái máy xén cỏ được không," tôi nói.

    "Để cho bố cháu phải không?"

    Thế là tôi không biết nói gì, và ông Blédurt bảo tôi đừng có nói dối, bởi vì ông ấy sẽ nhìn ra ngay lập tức: Mũi tôi sẽ động đậy! Cái đó thì làm tôi phát phì cười, bởi vì đấy là thứ người ta vẫn nói với tôi khi tôi còn bé, trước kỳ nghỉ hè. Một lần, thậm chí, tôi còn đứng trước gương và tôi nói hàng đống thứ trắng trợn để xem mũi tôi nó có động đậy không, và dĩ nhiên, đấy chỉ là nói phét.

    "Được rồi, ông Blédurt nói. Cháu về bảo với bố cháu là anh ta đến mà giao dịch lấy, nếu còn là đàn ông.

    Thế là tôi quay về nhà, tôi đánh thức bố đang ngủ trên ghế bành với tờ báo đắp mặt dậy, và tôi nói những gì ông Blédurt nói với tôi về bố. Và, với bố, thứ này không làm bố vui một tí nào!"

    "A? Thế đấy hử? , bố nói. Được rồi chúng ta đi xem bố có phải là đàn ông hay không.."

    Và chúng tôi cùng đi sang nhà ông Blédurt, người chắc đã nhìn qua cửa sổ rồi, bởi vì ông ấy đã mở cửa trước cả khi bố kịp bấm chuông.

    "Sao hả, Blédurt, bố hỏi, anh không nghĩ là tôi lại đi sợ anh đấy chứ?"

    "Tôi nghĩ ấy à, tôi nghĩ anh đến nhà tôi là cũng bạo gan kinh đấy, ông Blédurt trả lời. Nếu tôi mà có một con chó, tôi đã xuỳ nó ra khợp anh rồi!"

    "Một con chó? , bố vừa nói vừa cười. Nhưng anh bạn tội nghiệp của tôi ơi, không đời nào một con chó lại chấp nhận sống cạnh anh cả! Lũ ấy chúng cũng có bản năng cả đấy!"

    "A! Gớm nhỉ! Ông Blédurt nói. Tóm lại là tôi đủ khả năng tài chính để mua cho tôi một con chó, và rồi nuôi nó! Chứ không phải như bât cứ kẻ nào mà tôi không thèm kể ra!"

    "Kẻ kém cỏi đáng thương! bố kêu lên. Không chỉ tôi có thừa khả năng tài chính để mua cho tôi một con chó, mà còn là chó nòi nữa kia, và tôi sẽ dạy nó cắn bọn kém cỏi!"

    "Thật ạ? , tôi hỏi. Nhà mình sẽ có một con chó ạ?"

    "Nicolas, bố bảo tôi, con đừng có hóng chuyện người lớn và hãy về nhà đi!"

    Thế là tôi chạy về nhà, vui thích hết sức, và tôi đi bảo mẹ, người đang ở trong bếp, rằng bố sẽ mua một con chó và rằng chúng tôi sẽ dạy nó làm trò.

    "Một con chó, mẹ nói. Chúng ta sẽ xem xét chuyện đó.. Bố con đâu rồi?"

    Tôi bảo mẹ rằng bố đang ở nhà ông Blédurt, và chúng tôi cùng ra đó. Bố với ông Blédurt vẫn đang đối đáp ở trước cửa.

    "Câu chuyện về con chó này là như thế nào vậy? ," mẹ hỏi.

    "Chó? , bố nói. Con chó nào?"

    "Cái con mà bố sắp mua, mà chúng ta sẽ dạy cho nó hàng đống trò, như cái quả cắn bọn kém cỏi ấy, và chúng ta sẽ gọi nó là Lancelot, tôi nói.

    " Nicolas, bố kêu lên, bố nhớ là bố đã bảo con về nhà cơ mà! "

    " Nhưng em vẫn chưa hề được rõ cái chuyện về con chó này, mẹ nói. Anh biết là em không muốn nhà mình nuôi thú vật! "

    " Ồ không! bố nói. Nicolas nó hiểu nhầm! Không hề có chuyện đi mua một con chó.. "

    " Nhưng bố đã hứa! "tôi hét lên.

    " Nicolas! bố quát. Lần cuối cùng, con có về nhà không thì bảo? "

    Ồ, thế này thì bất công quá! Người ta đã hứa là mua cho tôi một con chó, người ta còn đặt tên cẩn thận, người ta còn bảo là sẽ dạy nó cắn bọn kém cỏi, thế rồi sau thì thành nói phét hết, và tôi bắt đầu khóc lóc.

    " Con muốn đét đít hả, Nicolas? , "bố hỏi.

    " A! Không được! ông Blédurt kêu lên. Tôi phản đối việc thằng bé bất hạnh này bị hành hạ ở nhà tôi! Mà tôi lúc nào cũng nghe thấy nó kêu gào.. "

    " Tôi ngạc nhiên là anh lại nghe thấy, anh Blédurt, mẹ nói, khi mà cái đài nhà anh cứ hú lên đánh thức cả khu phố! "

    " Tôi không biết rằng cần phải xin phép khu phố mới được nghe đài ở nhà tôi đấy! "bà Blédurt nói, bà ấy vừa ra, mặt mũi đỏ dừ.

    Mẹ há hốc miệng mất một lúc, và rồi mẹ cười.

    " Nghe này, mẹ nói. Chị có thấy là chúng mình cũng hơi nực cười một tí không, khi cãi vã như lũ trẻ ranh? "

    " Đúng vậy, bà Blédurt nói. Chị nói đúng. Thực chất, chúng mình rất quý nhau, và những cãi vã giữa hàng xóm láng giềng thế này thật là thô thiển.. "

    " Và đấy không phải là gương tốt cho thằng bé, mẹ nói. Mà tất cả đều do lỗi của hai kẻ to đầu mà ngốc này. Thôi, hãy làm hòa và hãy bắt tay nhau đi. Các anh cũng muốn quá còn gì! "

    Bố và ông Blédurt có vẻ lúng túng; bọn họ nhìn nhau, bố khẽ đá chân vào một hòn sỏi, và rồi bố chìa tay bố về phía ông Blédurt, người cũng chìa tay ra bắt lại, và cả hai người bọn họ bắt đầu cười cợt, nhưng không phải như lúc họ tức nhau. Và rồi bà Blédurt ôm hôn mẹ, và rồi bà ấy ôm hôn tôi; ông Blédurt lấy tay xoa đầu tôi, và đúng là hết sảy đến nỗi tôi thấy cũng được an ủi về cái quả con Lancelot. Mẹ nói rằng thật ra là nói bừa, chứ chưa bao giờ cái đài làm phiền chúng tôi, và bà Blédurt nói rằng bà ấy không hề nghe thấy tiếng tôi kêu gào. Cái đó thì tôi ngạc nhiên quá! Thế rồi mẹ nói rằng đến lúc phải về nhà rồi, bởi vì mẹ phải nấu bữa tối, tất cả mọi người bắt tay, và chúng tôi giải tán.

    Chúng tôi đã quay về nhà rồi thì có người bấm chuông cửa. Bố thở dài một cái, bố đứng dậy khỏi ghế bành, và bố đi ra mở. Đó là ông Blédurt, với nụ cười xòa hiền hòa, cùng cái máy cắt cỏ.

    " Cứ lằng nhằng thế, ông Blédurt nói, anh đã quên mất việc chính yếu: Cái máy xén cỏ, cho bãi cỏ của anh! "

    Thế là bố đùng đùng nổi giận; bố bảo ông Blédurt đừng chõ mũi vào chuyện của người khác, rằng bố có khiến ông ấy đâu và rằng, dù thế nào đi nữa, khi nào bố muốn xén bãi cỏ bố sẽ mua một cái máy xén cỏ, để khỏi phải sang nhà bọn kém cỏi mượn, thật chứ đùa à!

    Và bố với ông Blédurt không nói chuyện với nhau nữa.

    KÌ NGHỈ MÙA PHỤC SINH.

    TÔI ẤY À, TÔI RẤT LÀ THÍCH PHỤC SINH; đấy là một cái lễ hết sảy: Chúng tôi nghỉ học, chúng tôi ăn hàng đống trứng sô cô la, và tất cả mọi người đều chu du, như bọn chuông ấy; nhưng chúng tôi không đến Rome, chúng tôi đến nhà bà, người ở tận nông thôn, rất xa nhà chúng tôi.

    Bố ấy à, tôi tin rằng bố không thích đến nhà bà lắm. Bố giải thích cho mẹ rằng bố thích nghỉ ngơi ở nhà hơn, rằng trên đường cái người ta cấm lái quá chín mươi ki lô mét một giờ, chẳng ra cái gì, và rằng đi tận ba ngày thì hẳn cũng phải tiêu pha nhiều. Mẹ bảo tôi đi lên phòng chơi, và sau đó mẹ hét lên các thứ, nhưng tôi không nghe rõ mẹ nói cái gì. Khi tôi xuống lại phòng khách tôi rất hài lòng, bởi vì bố đã quyết định đưa chúng tôi đến nhà bà. Tôi ấy à, tôi rất thích đến nhà bà; có gà mái này, thỏ này, vịt này, cây này, và chúng tôi ăn ngon thôi rồi.

    " Em sẽ chuẩn bị một làn đồ ăn để đi đường, "mẹ nói nhưng bố nói rằng thôi, rằng bố đã chán ngấy trứng luộc, bánh xăng đuých và chuối rồi, rằng chúng tôi sẽ vào nhà hàng.

    Đúng là hết sảy kinh lên được! Bố ấy à, bố chọn nhà hàng trong một quyến sách nhỏ màu đỏ, và có lần bố đã giải thích cho tôi rằng ở trong đó, người ta nói cho các bạn các nhà hàng như thế nào, với hàng đống các ngôi sao bé và dĩa ăn. Với bố thì chúng tôi sẽ không bao giờ vào nơi có các ngôi sao, bởi vì bố nói rằng chỗ đó rất đắt và còn lau bố mới chịu ăn một bo ba. Tôi không biết cái đó muốn nói gì, nhưng cái đó lúc nào cũng khiến bố phì cười mỗi khi bố nói ra. Và bố nói câu đó thường xuyên; câu đó chắc phải buồn cười kinh lên được, cho nên tôi cũng cười, để cho bố hài lòng, bởi vì tôi ấy à, tôi rất yêu bố.

    Cần phải nói rằng cái quyển sách nhỏ màu đỏ không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì nó rất cũ; bố bảo tôi rằng bố đã mua nó khi bố cưới mẹ, để làm một chuyến đi tuần trăng mật. Cho nên, luôn luôn, khi chúng tôi dừng lại trước một cái nhà hàng, thì cái nhà hàng không còn ở đó nữa, và thế vào đó, là một cái nhà máy sản xuất cao su, như lần gần đây nhất chúng tôi đi bằng ô tô, và chúng tôi đã bị xì lốp trước một nhà máy, khiến cho tất cả những người làm việc ở đó phải phì cười và chạy ra để xem chúng tôi. Bố tôi thì không cười, bởi vì cái lốp thay thế cũng bị xì nốt.

    Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm, và trước khi đi, bố đi bấm chuông nhà ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi, để báo ông ấy biết là chúng tôi đi, và rằng chúng tôi có thể sẽ đi một lèo ra tận biển. Ông Blédurt đang mặc bộ pyjama sọc, điều đó dường như khiến ông ấy không thích lắm, tôi không hiểu tại sao, nhưng ông ấy dẫu sao cũng tốt bụng, ông ấy chúc chúng tôi lên đường vui vẻ." Lên đường vui vẻ ", ông ấy nói.

    Trên đường, chẳng ai có thể đi được chín mươi ki lô mét một giờ, bởi vì có hàng đống xe ô tô, và chẳng thể nào tiến nhanh được, và những người đi nghỉ đều không có vẻ hài lòng tí nào.

    " Bắt đầu hay chưa! "bố nói.

    " Thế nào khó mà đi một lèo đến tận biển, "tôi nói.

    " Biển nào? , "mẹ hỏi.

    " Nicolas, con im đi! "bố kêu lên.

    Tôi bắt đầu khóc và mẹ bảo bố rằng đừng có mà quát lác tôi, rằng nếu có tắc xe thì đó không phải là lỗi của tôi, và bố hỏi có phải bố là người có ý tưởng đi đến nhà bà hay không, vậy là tôi nói rằng không phải, rằng đó chính là mẹ, và mẹ nói với tôi:" Nicolas, con im đi! "và tôi bắt đầu khóc, nhưng không quá to bởi vì đi đến nhà bà tôi thích lắm rồi.

    " Có điều rất mệt, mẹ nói, là với ngần này người, các nhà hàng sẽ chật ních. "

    " Điều cốt yếu, bố nói, là phải đến được sớm giờ. Anh tính rằng đến trưa mình sẽ tới Millediou "la" Vigne mà không cần phải vội vàng lắm. Ở đó có một quán ăn nhỏ rất hay mà Barlie đã chỉ cho anh. "

    Ông Barlie là bạn cùng phòng làm việc với bố, ông ấy rất thích ăn, như thằng bạn Alceste của tôi, nhưng ông Barlie đến nhà hàng thường xuyên hơn thằng Alceste nhiều, thế nên ông ấy biết hàng đống những địa chỉ mà ông ấy đưa cho bố.

    Trên đường, những chiếc ô tô chẳng tiến lên được tí nào, và bố nói rằng với cái đà này chúng tôi chẳng bao giờ đến được Millediou" la "Vigne vào buổi trưa. Thế rồi, bố nhìn thấy một con đường đất nhỏ rẽ ra từ con đường lớn, và bố đã bẻ tay lái và ô tô chúng tôi đi luôn vào đó.

    " Cần phải biết đi theo các đường nhỏ, bố giải thích với chúng tôi, đã tránh được đám đông, lại còn luôn tiết kiện quãng đường. Xa hơn chút nữa chúng ta sẽ ra lại quốc lộ. "

    Ý tưởng của bố tôi chắc phải hay lắm, bởi vì có hàng đống ô tô theo sau chúng tôi. Chúng tôi thì đi hàng đầu, và tôi rất tự hào về bố. Thế rồi, có điều hay là con đường trở nên hẹp đến nỗi không ai có thể đi sóng đôi với chúng tôi. Nhưng rồi có điều đáng tiếc là con đường đã dừng lại trước một cái ba ri e, và sau cái ba ri e đó chỉ có cỏ với những con bò vừa nhìn chúng tôi vừa nhai vừa kêu ò ò!

    Vì chúng tôi không thể nào vòng được xe, tất cả các xe ô tô đã phải đi lùi đến tận đường lớn, và cái đó mất thời gian kinh lên được. Một ông cưỡi trên một con ngựa to ở cạnh đường vừa cười vừa kêu lên rằng chuyện này lúc nào cũng vậy từ ba năm nay rồi, kể từ khi cái máy cày làm đổ tấm biển báo đây là con đường cụt.

    Chúng tôi đến Millediou" la "Vigne lúc ba giờ kém mười lăm, nhưng bố bảo chúng tôi rằng không hề gì, rằng thế cũng rất tốt, bởi vì vào giờ đó sẽ không còn khách trong nhà hàng nữa và chúng tôi sẽ có chỗ. Và bố tôi rất có lý: Chúng tôi có chỗ thật; duy có một điều là ông chủ bảo chúng tôi rằng không còn gì để ăn nữa.

    " Anh thấy chưa, mẹ nói, giá em có cái làn.. "

    Bố và mẹ bắt đầu cãi nhau, nhưng ông chủ đã bảo họ rằng ông ấy sẽ xoay sở để phục vụ cho chúng tôi thứ gì đó, và chúng tôi đã có trứng luộc, bánh xăng đuých với cả chuối.

    Sau bữa trưa, chúng tôi lại đi, nhưng chúng tôi phải chạy từ từ, bởi vì hình như là cái ô tô bị nóng lên, và động cơ cứ kêu kinh lên được. Chúng tôi đến nhà bà vào sáu giờ tối. Bà chạy ra khỏi nhà, bà bế tôi trong tay bà, bà hôn tôi, bà hôn mẹ, và bà chìa tay ra cho bố, và bà nói rằng bà đã rất lo, rằng bà đợi chúng tôi lâu lắm rồi. Mẹ nói rằng có đầy người ở trên đường à bà hỏi bố tại sao bố không đi đường tắt. Bố nói rằng bố sẽ đi lấy va li trong ô tô ra.

    Nhà của bà thật là tuyệt. Có hàng đống thứ hay để xem, và tôi chạy cho đến tận chuồng gà.

    " Nicolas, mẹ kêu lên, đến đây rửa ráy nào! Thằng ranh này làm tôi đến chết mất! "

    " Cứ kệ nó, bà nói, nó ở đây để chơi mà, thằng chó cún. "

    Và bà đến bên tôi, thế rồi bà bảo tôi rằng đên nay, lũ gà mái sẽ đẻ trứng bằng sô cô la khắp nơi, và rằng ngày mai tôi phải đi tìm bằng hết. Tôi ấy à, tôi biết đó là chuyện bốc phét, nhất là từ khi tôi lớn, nhưng tôi nói vâng, để làm bà hài lòng. Có điều hay là bà giấu trứng rất tồi, để tôi có thể dễ dàng tìm thấy chúng.

    Sau đó, bà chỉ cho tôi những con thỏ trắng trong lồng. Chúng thật hết sảy, với những con mắt đỏ hoe, như thằng Clotaire khi nó bị cô giáo quát, và những cái mũi động đậy, và thằng Geoffroy làm như thế rất giỏi, để chọc cười chúng tôi.

    " Bà sẽ cho cháu một con thỏ con chứ? , "tôi hỏi.

    " Cưng của bà, bà nói, một con thỏ con sẽ không hạnh phúc ở thành phố. "

    Còn tôi, tôi bảo thôi được, tôi sẽ không lấy thỏ con, bởi vì đúng thế đấy, tôi rất thích lũ thỏ con, và tôi không muốn chúng bất hạnh.

    Thế rồi chúng tôi ăn tối; rất là ngon, có món canh, có thịt thỏ và kem. Sau bữa tối tôi muốn thức nữa, nhưng tôi rất mệt và tôi lên giường đi ngủ, trong khi bố đi xuống hầm để sửa cầu chì; bà bảo bố rằng cầu chì không được tốt lắm.

    Buổi sáng, tôi thức dậy từ sớm, và hết sảy thật ấy, buổi sáng ở nhà bà. Mình nghe thấy gà trống gáy, bò rống với chó sủa. Tôi đi đánh thức bố và mẹ, nhưng bố không hề mở mắt đã bảo tôi:

    " Nicolas, bố xin con, để cho bố yên. "

    Giọng bố rất buồn khi nói với tôi như vậy, thế là tôi để cho bố yên.

    Bà đã ở trong bếp rồi, bà ôm ôn tôi, bà nói rằng tôi là gà con của bà và bà đưa cho tôi một cái bát to cà phê sữa, một cái bánh mì quết với hàng đống bơ bên trên và một quả trứng chần nước sôi. Bà nói rằng khi nào tôi ăn xong, tôi sẽ đi tìm các quả trứng khác, trứng thật: Bằng sô cô la.

    " Nhanh lên cháu, bà nói, trong khi bà đi đánh thức bố mẹ cháu. "

    Còn tôi, tôi ăn rất nhanh; ôi sao có thể thơm ngon thế không biết, bữa sáng trong bếp của bà!

    Thế rồi, bố và mẹ bước vào bếp cùng với bà. Bố ấy à, bố mặc áo dài trong nhà, và tóc tai bố rối bù.

    " Anh nhanh lên nào, bà nói; tôi cần anh cắt củi và làm cho tôi mấy việc vặt. "

    " Con tưởng là mẹ vẫn có một ông nào đó ở đây làm tất cả các cái ấy, "bố nói.

    " Adrien hả? , bà hỏi.. Dĩ nhiên. Nhưng anh không muốn bắt ông ấy làm việc cả trong lễ Phục sinh đấy chứ hả! Ông ấy phải về nhà nghỉ ngơi chứ. "

    " Đúng là tội thân đời! "bố thở dài nói.

    Thế rồi bà bảo tôi:" Đến đây, cưng của bà; chúng ta sẽ đi tìm trứng sô cô la. "

    Chúng tôi ra ngoài và ở phía sau nhà, tôi nhìn thấy những quả trứng để trên cỏ, cứ túm tụm lại.

    " Tìm kĩ đi nhé, bà bảo tôi; bà tin rằng bà đã nghe thấy gà mái cục tác ở đằng đó tối qua. "

    Để làm vui lòng bà, mà tôi lại rất thích làm vui lòng, tôi giả vờ đi tìm trứng và rồi tôi kêu lên:" Ô! Đây rồi! "Thế là, bà bế tôi trong vòng tay, bà hôn tôi hàng đống lần, bà nói rằng tôi thông minh quá, rằng tôi là chàng trai nhỏ với cả con gà to của bà. Thế rồi bà bỏ tôi ra, tôi nhặt trứng và tôi quay vào nhà cùng với bà, để khoe mẹ trứng và để ăn. Còn bố, bố đang bận cắt củi với một cái cưa, cạnh chuồng gà.

    Bố trông kinh cực với cái áo dài trong nhà và giày păng túp, nhưng vì bố có vẻ rất chú tâm vào công việc nên tôi không muốn làm phiền bố.

    Mẹ bảo tôi rằng các quả trứng rất đẹp, nhưng tôi không được ăn bây giờ, bởi vì chúng khiến tôi không buồn ăn cơm nữa.

    " Cứ kệ thằng bé, bà nói, chúng chẳng làm hại gì nó hết. "

    Bà thật là hết sảy.

    Tôi ăn gần như hết các quả trứng, không hết, bởi vì tôi cảm thấy mệt. Thế là tôi đi ra ngồi trước cửa nhà, dưới án mặt trời, và tôi bắt đầu thấy hơi đau bụng.

    Bà ra nhìn tôi và bà bảo tôi:

    " Cháu ngoan thế nhỉ, Nicolas.. Sao cháu không đi chơi một tí đi? Như thế, cháu sẽ đói ngấu để ăn con gà nấu kem mà bà làm. "

    Thế là tôi phát ốm luôn, và rồi mẹ bế tôi trong tay và cho tôi nằm trên tràng kỷ phòng khách.

    Bà có vẻ rất lo lắng, đã hỏi mẹ phải chăng tôi thường bị ho ở thế này và chẳng biết có phải gọi bác sĩ không.

    " Còn về phần tôi, bố vừa vào đã nói, thì một ít cồn I ốt và mấy cái băng là đủ; con đã cắt vào ba ngón tay với cái cưa của mẹ. "

    " Ái! Chà chà! Chàng rể, bà vừa nói vừa cười, sao mà anh vụng về thế cơ chứ. "

    " Nhân tiện đây, bố nói, con đã cắt đủ củi để sưởi nhà của mẹ hàng tháng trời nữa. Nhưng có điều đáng ngạc nhiên, con có cảm giác vùng này đâu có lạnh lắm; tại sao mẹ lại cần ngần ấy củi? "

    " Đến tháng Tư thì anh sẽ biết mặt, bà nói. Với cả, như thế thì đỡ cho Adrien được ối việc; ông ấy già rồi, ông lão tội nghiệp! "

    Bố ấy à, bố nhìn bà, và rồi bố nói rằng bố đi thay quần áo.

    Đến trưa, vào bàn, bà rất buồn vì mẹ không muốn tôi ăn gà nấu kem.

    " Nhưng cái đó thì có hại gì cho nó chứ, "bà nói.

    Nhưng mẹ cương quyết để tôi chỉ ăn mỗi rau. Còn tôi, tôi vâng lời mẹ như thường lệ, nhất là tôi lại không đói. Tôi tin rằng đó là do các quả trứng sô cô la.

    Sau bữa trưa, mẹ bảo tôi rằng tất cả chúng tôi đi ngủ trưa, và rằng sau đó tôi sẽ thấy khoẻ lên. Tôi nói tôi đồng ý, và tôi đi ngủ trưa, trong lúc đó bố đi sửa lại cái cổng chắn mở không được tốt.

    Tôi ngủ ngon kinh lên được, và khi thức dậy tôi cảm thấy rất khoẻ, và trong khi đi ra vườn tôi đã ăn nốt chỗ trứng sô cô la còn lại. Bố đang cắt cỏ và tôi tin rằng bố đang lầm bầm các thứ, nhưng tôi không nghe được bố nói gì.

    Còn bà, khi nhìn thấy tôi, bà ôm hôn tôi, và rồi bà bế tôi trong tay và bà bảo tôi rằng bà có một món bất ngờ để tôi ăn bữa quà chiều. Và vào trong bếp, bà đóng cửa lại và bà cho tôi ăn con gà nấu kem còn lại từ trưa. Ngon ơi là ngon.

    Sau đó, chúng tôi ra ngoài vườn và chúng tôi nghe thấy bố nói:

    " Đấy nhé, bãi cỏ của mẹ đã xén xong rồi. Còn gì để phục vụ mẹ nữa không nhỉ? "

    " Nhưng anh cũng phải nghỉ ngơi một tí chứ, bà nói; phải đấy, anh cứ luôn chân luôn tay suốt thôi; cần phải biết tận dụng kỳ nghỉ chứ, chàng trai; anh có vẻ mệt hơn lúc đến rồi đấy. Còn tí việc vặt thì mai anh hãy làm.. "

    " Không may là, bố nói, mai bọn con không còn ở đây nữa.. Con quyết định tối nay sẽ đi; bởi vì sáng ngày kia con đã phải ở văn phòng rồi, và con muốn tránh cái đám hỗn độn khi quay về. "

    Bà không hài lòng; bà nói rằng đã đi ngần ấy đường đất mà chỉ để ở có tí ngày thế thì thật là điên, rằng bà chẳng có thời giờ để gặp mặt tôi và rằng bà không muốn nghe nói đến đi đâu hết.

    " Xin lỗi mẹ vợ, bố nói, nhưng bọn con phải đi thôi!.. "

    Và bố không hề cười.

    Thế là, mẹ đến nói với bà rằng quả thực, đi vào tối nay có lẽ là sẽ sáng suốt hơn. Thế là bà nói rằng ồ! Phải rồi, dĩ nhiên, chẳng ai muốn ở bên cạnh một bà già tội nghiệp cả, rằng bà biết thừa đây là việc cực chẳng đã, rằng chẳng ai yêu bà sất, nhưng cái đó có là gì đâu, người ta hẳn cũng có thể tử tế hơn một chút với bà, người cũng chỉ còn sống được mấy năm nữa..

    " Vậy thì nào, bố nói, mẹ cứ an táng luôn tất cả bọn đi. "

    Và cái ấy thì khiến tôi rất sợ, và tôi bắt đầu khóc lóc; thế là tất cả mọi người an ủi tôi, và mẹ bảo bà rằng dù sao đi nữa, bà cũng sẽ mau chóng đến nhà để thăm chúng tôi, và bà nói rằng đồng ý, rằng bà sẽ chuẩn bị bữa tối sớm hơn và rằng bố hãy sửa lại các cửa chớp ở phòng ngủ trước khi đi.

    Chúng tôi ăn tối rất sớm, thế rồi trong khi bố xếp va li vào ô tô, bà chuẩn bị cho chúng tôi một cái giỏ có trứng luộc, bánh xăng đuých nhân gà nấu kem và chuối. Thế rồi, bố gọi chúng tôi, bà ôm hôn tôi với hàng đống lệ trong mắt, tội nghiệp bà, bà ôm hôn mẹ tôi, và bà chìa tay cho bố, thế rồi cái ô tô không chịu chạy.

    Bố đấm hàng đống quả lên tay lái, nhưng cái đó chả có ích gì; thế là bố hỏi có cái xưởng chữa ô tô nào trong khu này không, bà nói có, bà nói nó ở chỗ nào, ở phía bên kia làng, và bố nói rằng bố sẽ đến đó.

    " Con có thể đi với bố không? "tôi hỏi.

    Bố thậm chí chẳng trả lời tôi và mẹ bảo tôi rằng tốt nhất là đừng làm phiền bố vào lúc này, bởi vì bố có nhiều lo lắng.

    Chúng tôi chờ rất lâu, thế rồi chúng tôi thấy bố trở lại với một ông đi guốc, quần dài bẩn thỉu và đang nhai sợi rơm.

    " Ông đây muốn đến xem, mặc dù xưởng ông ấy đã đóng cửa, "bố giải thích.

    " Phải, "ông kia nói, ông ta nhìn vào trong động cơ ô tô.

    Thế rồi ông ta gãi đầu, ôn ta đút hai tay vào trong túi và ông ta nói:" Phải, đúng như tôi nghĩ. "

    " Ông có thể sửa cho tôi ngay lập tức không? "bố hỏi.

    " Không, ông kia nói, tôi không có bộ phận đó, tôi chắc phải hỏi đại lý. Tôi không tin là họ có. Những bộ phận này chẳng bao giờ vỡ cả. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một cái bị vỡ. "

    " Ông có cho rằng sáng mai? "bố hỏi.

    " Thứ Hai sau lễ Phục sinh? Anh muốn đùa chắc, ông kia nói. Không sớm hơn thứ Ba đâu, tôi sẽ có các bộ phận vào thứ Tư hoặc thứ Năm. Tôi sẽ sửa cho anh trước cuối tuần này. Phải."

    Và ông ta bỏ đi.

    Bố không hài lòng; thế là bà bảo bố rằng có một chuyến tàu vào ba giờ chiều và hàng xóm của bà, ông Bougru chắc chắn sẽ chấp nhận đưa chúng tôi ra ga ngày mai bằng xe cam nhông. Tôi rất thích, bởi vì thế khiến chúng tôi nghỉ ở nhà bà được lâu hơn. Mẹ kéo tôi ra một chỗ và mẹ bảo tôi rằng cần phải hết sức lịch sự với bố, bố đang hơi bị kích động.

    Sáng hôm sau, bố có thời gian dọn chuồng gà và sơn lại thùng dụng cụ; chúng tôi ăn trưa sớm, thế ròi ông Bougru đến tìm chúng tôi. Chuyến đi trên xe cam nhông rất hết sảy; dĩ nhiên là nó có mùi không được thơm tho lắm, nhưng ông Bougru đã giải thích cho chúng tôi rằng bình thường thứ ông ấy chở ra ga chỉ là gia súc.

    Có rất nhiều người ở trên tàu, nhưng mẹ đã tìm được một chỗ trong buồng và mẹ bế tôi ngồi ngồi lên lòng. Bố buộc phải đứng trong hành lang, nhưng bố lại thích thế, bởi vì bố có thể hút thuốc.

    Tối khuya rất muộn chúng tôi mới về đến nhà. Chúng tôi hài lòng lắm. Người may mắn nhất chính là bố, bởi vì bố phải quay trở lại nhà bà vào thứ Bảy tới để lấy ô tô của bố. Cái đó khiến cho bố được nghỉ ngơi thêm nên rất tốt, bởi vì mẹ và tôi, lúc quay về đã nhận thấy bố hơi mệt mỏi. Nói tóm lại, kì nghỉ Phục sinh thật là hết sảy; tôi chúc các bạn cũng được nghỉ thích thế.

    PHỤC SINH VUI VẺ.
     
  7. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    Chương 6: Tiểu sử về hai tác giả (Hết)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TIỂU SỬ RENÉ GOSCINNY

    "Tôi sinh ngày 14 tháng Tám 1926 ở Paris và tôi bắt đầu lớn ngay sau đó. Ngày hôm sau, là ngày 15 tháng Tám và chúng tôi chưa đi chơi được ngay." Gia đình ông di cư sang Argentina, nơi mà ông đã học ở Collège francais tại Buenos Aires suốt cả tuổi đi học: "Tôi là một con rối thực sự ở trong lớp. Và vì tôi cũng là một học sinh dẫu gì cũng là ổn, nên mới không bị người ta đuổi học." Chính New York là nơi ông bắt đầu sự nghiệp của mình.

    Trở về Pháp từ đầu những năm 1950, ông cho ra đời một xê "ri những nhân vật huyền thoại; Goscinny đã tưởng tượng ra những cuộc phiêu lưu của nhóc Nicolas, cùng với Jean" Jacques Sempé, tạo ra một thứ ngôn ngữ nhí sẽ đem lại thành công tuyệt đối cho chú nhóc học sinh trứ danh ấy. Rồi, Goscinny đã tạo ra Astérix cùng với Albert Uderzo.

    Chiến công của anh chàng người Gaulois nhỏ con ấy sẽ là một hiện tượng.

    Được dịch ra 107 ngôn ngữ và phương ngữ, những cuộc phiêu lưu của Astérix đã trở thành một trong những tác phẩm được đọc nhiều nhất trên toàn cầu. Là một tác giả viết nhiều, cùng lúc đó, Goscinny đã sáng tạo ra Lucky Luck cùng với Morris, Iznogoud cùng với Tabary, Dingodos "siers cùng với Gotlib..

    Trên trang nhất tạp chí Pilote, ông đã làm cách mạng cho truyện tranh, nâng nó lên thành" Nghệ thuật thứ 9 ".

    Còn là một nhà điện ảnh, Goscinny đã xây dựng Studios Idéfix cùng với Uderzo và Dargaud. Ông đã đạo diễn một số kiệt tác phim hoạt hình như: Astérix và Cléopâtre, Mười hai kỳ công của Astérix, Daisy Town và Bản ballade của nhà Dalton. Ông đã được truy tặng giải thưởng Césả cho toàn bộ các tác phẩm điện ảnh của mình.

    Ngày 5 tháng Mười một 1977, René Goscinny mất ở tuổi 51.

    Hergé tuyên bố:" Tintin nghiêng mình cúi đầu trước Astérix. "Những nhân vật của ông thọ hơn ông nhiều, và nhiều mẫu câu của họ đã trở thành ngôn ngữ thường nhật:" Bắn nhanh hơn cả bóng của mình "," trở thành kha líp ở chỗ của kha líp "," đã rơi vào chốn đó khi còn bé tí "," chế được thần dược "," cái lũ La Mã này thật là rồ "..

    Là nhà soạn kịch thiên tài, chính qua những cuộc phiêu lưu của nhóc Nicolas, cậu nhóc tinh nghịch với những sai lầm đáng sợ và với sự ngây thơ khôn tả, mà Goscinny đã bộc lộ tầm vóc tài năng văn chương của ông.

    Vì thế mà ông đã nói:" Tôi có một tình cảm âu yếm đối với nhân vật này. "

    TIỂU SỬ JEAN" JACQUE SEMPÉ

    "Khi tôi còn là một thằng nhóc, quậy phá là trò tiêu khiển duy nhất của tôi."

    Sempé sinh ngày 17 tháng Tám 1932 tại Bordeaux. Học nói chung kém, bị đuổi học vì vô kỷ luật ở Collège moderne de Bordeaux, ông đã phải lăn lộn kiếm sống: Làm chân loong toong ở chỗ một nhà buôn rượu vang, dạy thể dục ở các trại hè, phụ việc ở văn phòng..

    Mười tám tuổi ông tòng quân trước hạn và lên Paris.

    Ông ăn bám ở các tòa soạn, và vào 1951, ông bán được bức vẽ đầu tiên cho từ Sud "Ouest.

    Gặp gỡ Goscinny cũng đánh dấu bước khởi đầu của một sự nghiệp chói ngời của một" họa sĩ minh họa báo chí ". Với nhóc Nicolas, ông đã tạo ra một bộ sưu tập những chân dung không thể nào quên về những cậu nhóc nghịch ngợm tinh ranh, kể từ đó vẫn hằn dấu trong trí tưởng tượng của chúng ta. Song song với những cuộc phiêu lưu của cậu trò nhỏ, ông vào làm cho tờ Paris" Match năm 1956 và cộng tác với vô số tạp chí khác.

    Tập truyện tranh đầu tiên của ông xuất hiện vào năm 1962 mang tên: Không có gì giản đơn.

    Khoảng ba mươi tập tiếp theo nữa, những kiệt tác hài hước diễn tả tuyệt diệu cái nhìn châm biếm dịu dàng của ông về tật xấu của chúng ta và tật xấu của thế giới.

    Cha đẻ của những Marcellin Caillou, Raoul Taburin, hay Ngài Lambert, tài quan sát gắn liền với sự nhạy cảm tuyệt vời trước cái đáng cười nhạo đã khiến ông suốt bốn mươi năm nay là một trong những họa sĩ truyện tranh lớn nhất của Pháp.

    Ngoài những tập truyện tự sáng tác, ông cũng minh họa cho cuốn Catherine Chắc Chắn của Patrick Suskind.

    Sempé là một trong số rất hiếm các họa sĩ Pháp vẽ minh họa trên bìa của tạp chí nổi tiếng New Yorker, và cho đến nay, mỗi tuần ông vẫn khiến hàng nghìn độc giả phải mỉm cười khi xem Paris Match, le Figaro Littéraire..

    Ông đã chào đón việc xuất bản cuốn Nhóc Nicolas: Những chuyện chưa kể này hết sức nhiệt tình.

    Ông cảm động, ông ngạc nhiên, và ông hài lòng, bởi Nhóc Nicolas đã trở lại.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...