Tư vấn Nguyên Nhân Khi Não Bình Thường mà lại tiếp thu kiến thức mới rất kém?

Thảo luận trong 'Sức Khoẻ' bắt đầu bởi Tranhuynh, 13 Tháng sáu 2022.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Đa phần khi còn rất nhỏ, chúng ta luôn có một não bộ tiếp thu những kiến thức mới và thú vị rất nhanh. Nhưng dần dần khi trưởng thành, có một vài người vẫn đi học giống như người khác, vẫn rèn luyện trí tuệ của bản thân mình. Họ vẫn có sức khỏe bình thường và không có áp lực hay bị căng thẳng quá cao. Nhưng trình độ tiếp thu một thứ gì mới của họ lại kém hơn đi rất nhiều so với người khác, có lúc giảng đi giảng lại một bài học nào đó, họ vẫn không thể nắm rõ được tất cả vấn đề cần thiết, dù họ đã cố tập trung. Lý do này có thể dẫn đến một phần cao về mặt tự ti về tâm lý, cũng như lo ngại về những bước đường trong tương lai của bản thân.

    Vậy cho mình hỏi, việc tiếp thu kém thực chất do đâu mà ra. Từ bản chất hay do môi trường xung quanh? Trí não kém, tiếp thu chậm có thể được cải thiện không? Và làm bằng cách nào?
     
  2. cơ khí sakura

    Bài viết:
    67
    Lưu lượng của não là có hạn. Đó là lý do vì sao mấy thứ chi tiết nhỏ sẽ bị làm mờ hay cắt bỏ, đây là việc tốt.

    Tui nhớ đọc báo thấy con nào đó có khả năng nhớ tất cả mọi thứ từ khi mới sinh ra. Nhớ đến hôm qua ăn gì, hương vị còn chuẩn xác trên đầu lưỡi như đang xảy ra, cũng nhớ hồi 10 năm trước mình đã điền đáp án như thế nào trong bài kiểm tra, đánh rơi bút, viết lem mực, một chi tiết đều không bỏ sót. Đồng thời cũng nhớ khi mình chỉ mới mấy mươi tháng tuổi thì bị phụ thân dâm loạn.

    Tất nhiên vấn đề không phải ở chỗ nhớ đến mấy thứ đáng ngờ hay sớm biết người xung quanh mặt người dạ thú. Vấn đề ở chỗ là mỗi khi thức dậy thì tất cả kí ức từ khi sinh ra đến giờ sẽ lại lại lại ập vào đầu khiến não quá tải nên người này cần thời gian ngủ nhiều hơn cụ thể là bao nhiêu tui không nhớ nhưng tối thiểu cũng gấp đôi đi. Đợi thêm vài mươi năm nữa lượng kí ức trùng kích chỉ có tăng không giảm, coi chừng một ngày nào đó sẽ cháy máy.

    Ví dụ mờ mịt bỏ qua một bên, bắt đầu phân tích việc càng già càng ngu, học chậm.

    Về mặt sinh học thì thứ bị nhận định là không cần thiết sẽ bị loại bỏ.

    Cũng như hồi nhỏ tai thính mắt tinh có thể phát hiện (và bị đánh lạc hướng) bởi nhiều thứ động đậy, hay âm thanh bất ngờ. Bởi vì thiếu thông tin nên đây là cơ chế cảnh giác với tất cả mọi thứ. Nhưng khi lớn lên ngươi hiểu mấy thứ nhỏ đang động, hay âm thanh đáng ngờ kia là vô hại nên bản năng mới được đặt ra và ngươi sẽ xem nhẹ mấy thứ này. Đây là lý do người lớn có khả năng tập trung cao độ hơn trẻ con.

    Khả năng học tập cũng như vậy. Khi còn nhỏ não ngươi chưa định hình, và cảm giác ngờ vực không an toàn sẽ bản năng đem tất cả mọi thứ tiếp thu càng nhanh càng tốt (trong đó bao gồm mấy thứ vớ vẩn mà sau này ngươi hiểu là vô hại)

    Và cũng như việc tai không thính mắt không tinh thì sau vài năm đầu đời, tiềm thức ngươi đã nhận định một số thứ là cần thiết, cần dồn tài nguyên cho thứ này, một số thứ là dư thừa, cần loại bỏ đến tiết kiệm diện tích.

    Đồng thời việc cắt bỏ này là không thể phục hồi.

    Miêu tả cụ thể:

    Giả sử ngươi là người VN, người xung quanh nói tiếng VN, não ngươi tự động cấp tốc hút thông tin vì đấy là yếu tố quan trọng để sống trong môi trường đày VN này.

    Lợi dụng loại súc vật bản năng tự trang bị kiến thức để tự vệ này thì trên lý thuyết ngươi có thể hấp thu kiến thức với tốc độ nhanh. Bởi vì những năm đầu đời não ngươi còn đang sợ sệt mình bỏ lỡ thứ gì thì chỉ có chết.

    Nhưng sau năm đầu đời, não ngươi làm kiểm duyệt. Ồ, mình còn sống. Mấy thứ học qua hẳn là hữu ích, nên giữ lại và phát triển thêm. Còn mấy thứ chưa học qua? Ta, não-sama không học đều còn sống nhăn răng, mấy thứ đó chắc không cần thiết, vứt vứt.

    Trong não bé con như một cái chợ hạt giống, cái nào được chăm bón chắc chắn sẽ nảy mầm, và tối thiểu nảy mầm rồi thì sẽ được giữ lại. Cái nào liền liếc qua cũng không thèm thì ném vào lò đốt, sau này muốn kiếm lại thì tro cũng kiếm không ra.

    Khoan đã, nói thế thì tui biết tiếng Việt do còn nhỏ, sau này hẳn đã mất khả năng học tiếng ngoại ngữ vì đã già rồi? Nhưng Bác Hồ.. a!

    Tất nhiên ngươi có thể học ngoại ngữ, vì mầm móng giữ lại không phải mầm móng tiếng Việt, mà là khả năng hiểu ngôn ngữ.

    Tiện thể âm nhạc hình như cũng tính là một loại ngôn ngữ.

    Ngôn ngữ cái cây lớn này, chủ thể được tạo thành từ cái ngôn ngữ đầu tiên của ngươi, và các ngôn ngữ học sau khi qua thời kì hoàng kim thì sẽ khó khăn vì dù sao cũng đã qua thời kì nguy hiểm, não ngươi đều cho rằng có VN là ổn rồi, có thể từ VN ra vài nhánh cây nhưng cái ngày không gấp, lại sẽ không chết.

    Với lại não ngươi đã có cố hóa quan niệm. Cũng như Trẫm tuy biết mình chỉ cần như ngày xưa chép từ học thuộc là có thể đạt đến trình độ tàm tạm nhưng não lại điên cuồng léo nhéo tỏ vẻ không muốn. Bác Hồ ý chí kiến định vượt qua loại bản năng này và học một đống ngôn ngữ.

    Nên không phải già là ngu mà vì tiềm thức đã hài lòng với sự an toàn ổn định của bạn quấy phá. Già rồi tuy vô tình đã để mất một số tiềm năng nhưng những thứ còn lại cũng không thiếu, thiếu chỉ là tinh thần cùng ý chí lực.

    Tất nhiên mình cũng không khuyên bậy bạ rằng bạn nên chăm chỉ sẽ thành công. Mình từng gặp một thằng tối học bài nhờ bố mẹ dò, sáng lên lớp phụ đạo ôn lại nhờ cô giáo dò, đến chiều học cô kêu lên bảng vẫn trả lời không được.

    Đôi khi bùn nhão đúng là trét không nổi tường. Chăm chỉ là không có hồi báo.

    Với lại chăm chỉ vốn không kiếm được nhiều tiền. Giả sử là Shipper chăm chỉ cực kì giao hàng toàn thời gian không nghỉ thì chỉ kiếm được tiền chừng đó. Nhưng chính là có người nằm lăn ra không làm gì thì tiền chia phần trăm đều cao hơn mấy anh chăm chỉ phơi nắng dầm mưa.

    Tốt nghiệp đại học cơ khí đều thành thợ sửa xe cũng không hiếm.

    Muốn học thì chỉ có chăm chỉ, nhưng vẫn tìm đường ra thích hợp và biến những thứ muốn học thành sở thích hơn là yêu cầu dẫn đến thành công thi tốt hơn.
     
    Heo Bảo Bảo, SaitamanTranhuynh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng sáu 2022
  3. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Vậy là tại hạ phải đặt mình vào một tình huống nguy hiểm để não có thể tiếp thu nhanh những thứ mình muốn học đúng không?

    Đa tạ đế vương đã mở mang thêm góc nhìn mầu nhiệm cuộc sống cho dân chúng hèn yếu này.
     
    SaitamanGill thích bài này.
  4. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Thật ra con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, không ai hoàn hảo cả. Có thể những người bạn gặp họ mạnh về một lĩnh vực nào đó thì họ tiếp thu, học hỏi, thẩm thấu nhanh hơn bạn còn phải lĩnh vực họ yếu thì họ cũng sẽ khó vào hơn so với cái họ mạnh thôi. Ví dụ như có một bạn giỏi về các môn khoa học tự nhiên nhưng khi học các môn khoa học xã hội lại không thể nhanh được như môn bạn ấy giỏi, ngược lại bạn giỏi về khoa học xã hội lại không giỏi về tự nhiên. Cái đó cũng là chuyện bình thường không có gì mà phải lăn tăn cả. Tuy nhiên, khi học trên trường thì chúng ta phải hoàn thành mười mấy môn học và phải làm sao để đạt được số điểm có thể dành được xếp loại học lực theo ý mình (có khi là theo ý bố mẹ), và để giỏi được hết bằng ấy môn thì đó là điều không thể. Kể cả thiên tài xuất chúng cũng chỉ xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó thôi chứ không ai có thể vừa là nhà toán học vừa là nhà văn cả.
     
  5. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Thực ra mình từng có một đợt bị tiếp thu kém đi hẳn so với trước kia ấy. Kiểu lên lớp thì khômg hiểu bài, bạn giảng lại cho mình vẫn không hiểu. Ghi nhớ thì kém mà tập trung cũng giảm rất nhiều. Mình cứ nghĩ là không sao cho đến khi mình tìm ra 2 nguyên nhân sau.

    Thứ nhất mình bị giảm sự tập trung là do mạng xã hội và tiktok đó. Khó tin phaie không mọi người. Nhưng má đây như kiểu nguyên nhân chủ chốt luôn ấy. Tại vì trên đấy toàn những video ngắn và quá nhiều thông tin trên mạng làm mình bị phân tâm. Nó cũng khiến khả năng tập trung của mình giảm và không còn hứng thú với học tập nữa. Vậy nên có thế nói dùng mạng xã hội và lướt tiktok nhiều quá thực sự nguy hiểm lắm ấy.

    Thứ hai là do mình căng thẳng và stress quá. Quá stress khiến đầu mình ngưng tiếp nhận các thông tin khó nên là mình mới khó tiếp thu các kiến thức đến vậy. Vậy nên mình đã ngủ nhiều hơn và thả lỏng đầu óc để bớt mệt mỏi đó.
     
    Tranhuynh thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...