Nguyên nhân và cách chữa ra mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Admin, 9 Tháng mười một 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Mồ hôi trộm là mồ hôi xuất hiện nhiều vào ban đêm khi trẻ đang ngủ ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Đổ mồ hôm trộm ban đêm sẽ khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản.. vì trong lúc ngủ chúng ta thường không thể để ý liên tục để lau khô mồ hôi cho trẻ khiến mồ hôi thấm ngược trở lại cơ thể gây ra cảm lạnh và gây bệnh.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm thì có rất nhiều và được chia ra mồ hôi sinh lý và mồ hôi do bệnh lý.

    Các bố mẹ cần phân biệt được mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý ở trẻ nhỏ.

    Mồ hôi sinh lý:

    Do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, đặc biệt khi trẻ nô đùa quá hưng phấn và kích thích thì mồ hôi trộm sẽ tiết ra nhiều hơn nhầm mục đích tỏa nhiệt giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Thông thường ở vị trí đầu và cổ, sẽ diễn ra quá trình tiết mồ hôi nhiều hơn hẵn các vùng khác. Chỉ khoảng sau 30 phút bé ngủ, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và kéo dài khoảng 60 phút là chấm dứt.

    Tuyến mồ hôi cũng có thể bị kích thích hoạt động mạnh hơn khi trong giấc ngủ bé gặp điều sợ hãi. Vì vậy trong khoảng thời gian đó các mẹ nhớ để ý đến con hơn, tránh việc bé quá lo lắng và căng thẳng khi ngủ. Đối với những bé tinh nghịch thường nô đùa nhiều vào ban ngày thì việc ra mồ hôi trộm vào ban đêm chỉ là điều bình thường không có gì đáng lo ngại.

    Bên cạnh đó vì thân nhiệt của trẻ tương đối khác so với người trưởng thành, bạn nên tránh trường hợp đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ, vì điều này dĩ nhiên làm trẻ bí hơi không có chỗ thông gió, khiến trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu và thường toát mồ hôi. Để khắc phục bạn chỉ cần thông thoáng chỗ trẻ ngủ, không nên quá lo lắng vì đây chỉ là triệu chứng sinh lí bình thường và không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ. Những bé ban ngày vận động quá nhiều cũng dễ gây nên mệt mỏi và bị ra mồ hôi khi ngủ.

    Lưu ý: Trẻ đổ mồ hôi khi bú thì hầu hết trẻ nào cũng gặp phải, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ.

    Mồ hôi bệnh lý:

    Trẻ ra mồ hôi bất kể thời tiết nóng hay lạnh sau khi ngủ đồng thời có biểu hiện như hay ho, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, có triệu chứng còi xương: Thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng.. thì có thể là bé đang bị thiếu chất hoặc mắc một số bệnh sau:


    • Thiếu canxi: Chậm mọc răng..

    • Thiếu vitamin D: Còi xương, hay quấy khóc..

    • Lao sơ nhiễm: Đổ mồ hôi cả vùng đầu, ho dai dẳng kéo dài..

    • Một số chứng bệnh về tim mạch: Bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi..

    • Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác..

    Nguyên nhân bệnh:

    Những nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi trộm ban đêm ở trẻ.

    • Thiếu chất: Trẻ em dưới 1 tuổi đa số hay thiếu canxi và vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương.. là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Cha mẹ có thể dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.

    • Ánh mặt trời: Nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời thường do nơi sinh sống quá chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo, do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông.. gây cản trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ, khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin D.

    • Lao sơ nhiễm: Là bệnh ở trẻ nhỏ do trẻ bị dính vi khuẩn lao do tiếp xúc với người bị bệnh lao, những người ho dai dẳng lâu ngày. Bệnh tuy không quá nguy hiểm và cũng có thể khỏi tuy nhiên nếu không đề phòng và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh lao mãn tính cho trẻ sau này.

    • Ngoài ra, trẻ đổ môi nhiều do cha mẹ thường có thói quen ủ trẻ quá kỹ vì sợ trẻ bị cảm lạnh nên thường đắp chăn hoặc quấn mền quá nhiều cho trẻ tạo ra sự nóng bức ngột ngạt, trẻ dễ cảm thấy khó chịu và thường toát mồ hôi. Mồ hôi trộm trong tình huống này không phải là chứng bệnh mà chỉ cần cha mẹ lưu ý là trẻ hết đổ mồ hôi.

    Phòng chống bệnh:

    • Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D: Các mẹ có thể mua những viên thuốc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, dưới sự hướng dẫn và kê đơn của các bác sĩ. Hay đơn giản hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời vào ban sớm. Hãy để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Nhưng nên lưu ý bắt buộc không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

    • Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng: Cố gắng giữ cho bé luôn trông thoáng mát và sạch sẽ bên cạnh đó tạo một không gian chơi đùa, ăn, ngủ rộng rãi, thông thoáng.

    • Khi bé đang tiết mồ hôi, đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Bởi điều đó không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn xe nhỏ lổ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

    • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn "nóng" như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển.. hoặc các loại trái cây "sinh nhiệt" như mít, sầu riêng, xoài. Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.

    • Khám sức khoẻ định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ và khi có những biểu hiện bạn cho là bất thường là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất, đừng để nước đến chân rồi mới nhảy.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2018
  2. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Hỏi đáp với bác sỹ:

    Bé hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm khi ngủ có hại gì không?

    Trả lời: Đổ mồ hôi trộm khi ngủ ban đêm không chỉ xảy ra đối với các bà mẹ mang thai và phụ nữ đến tuổi mãn kinh, triệu chứng này cũng thường xảy ra với trẻ tuổi mẫu giáo.

    Theo lời bác sĩ nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

    Cách phân biệt trẻ đổ mồ hôi do nóng với trẻ bị đổ mồ hôi trộm?

    Bé bị nóng sẽ cảm thấy nóng nực trước khi bắt đầu ngủ sâu. Còn bé đổ mồ hôi trộm, dù ngủ dậy với mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ.

    Vì vậy, nếu con của bạn đổ hồ môi trước khi ngủ hay nếu bé khó chịu vì trời quá oi bức, hãy điều chỉnh máy điều hòa nhiệt độ và chắc chắn rằng bé không đắp quá nhiều chăn. Mẹ cũng nên lưu ý trang phục mặc ngủ của bé, chỉ cần một lớp đồ ngủ là đủ rồi.

    Thỉnh thoảng việc đổ mồ hôi trộm vào ban đêm có thể nguyên căn là do bệnh, ví dụ như bé bị nhiễm trùng và việc đổ mồ hôi như là một phản ứng kháng viêm của cơ thể hay trường hợp trẻ bị khó thở khi ngủ và bé bị đổ mồ hôi trộm do cố gắng thở.

    Theo dõi một số biển hiện như sốt, ngáy, thở hổn hển, thở khò khè và các triệu chứng khác đi kèm với việc đổ mồ hôi. Nếu phát hiện các triệu chứng cùng lúc, gọi ngay cho bác sĩ. Nếu không có gì xảy ra, việc đổ mồ hôi sẽ dần giảm bớt khi bé lớn lên. Bé sẽ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm nhưng không đến nỗi ướt đẫm như trước.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Bé ra mồ hôi trộm khi ngủ - Đừng xem nhẹ.

    Ra mồ hôi nhiều khi ngủ không chỉ đơn giản ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu của trẻ, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tác nhân mang đến các bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, ốm đau, thiếu dinh dưỡng..

    [​IMG]

    Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ?

    Ra mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm, gọi theo dân gian là chứng ra mồ hôi trộm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 5 tuổi). Đây là tình trạng khá phổ biến, do hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại. Mặt khác trẻ ra mồ hôi trộm cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều. Hơn nữa thân nhiệt của trẻ cũng cao hơn so với người lớn nên ra lượng mồ hôi cũng được tiết ra nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.

    Vị trí ra nhiều mồ hôi có thể là vùng đầu tóc, cổ, hoặc phía sau lưng của trẻ. Một số trẻ ra nhiều mồ hôi kèm theo bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, hay khuấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chậm lớn.. Mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu vitamin như D, Canxi, Magie..

    Đôi khi ra mồ hôi cũng có thể do chính sự sai lầm của cha mẹ khi đắp quá nhiều chăn cho con, để phòng ngủ quá bí, ngột ngạt khiến trẻ khó lòng có một giấc ngủ sâu, ngoài ra chúng còn thấy khó chịu, trằn trọc, hay thức giấc và quấy khóc nửa đêm, làm cha mẹ lầm tưởng là bé mắc phải bệnh gì đó.


    Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại?

    Trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em (không kể trường hợp do bệnh lý về tim mạch, tuyến giáp, lao phổi) nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt đẫm bề mặt da và ngấm vào bên trong cơ thể, khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây ho, viêm phế quản, viêm phổi. Và lúc này sẽ thực sự tai hại khi bé còn nhỏ mà phải dùng kháng sinh dài ngày để điều trị viêm phế quản, kháng sinh có thể diệt luôn cả hệ vi sinh đường ruột làm cho bé biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy chướng khó chịu, sụt cân nhanh chóng.

    Làm tăng nặng tình trạng thiếu canxi: Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kìm hãm sự kích thích của thần kinh, đặc biệt là cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương khớp của trẻ. Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.

    Gây mất muối, mất nước: Nếu mồ hôi trộm ra quá nhiều, trẻ dễ bị mất các chất điện giải (rối loạn cân bằng các ion Natri, Kali), làm cơ thể trẻ dễ khô da, nhăn, háo khát, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất trạng thái cân bằng, ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

    Trẻ dễ bị rôm sảy, viêm da: Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa..


    Mẹo hay giúp trẻ không còn mồ hôi trộm

    Bổ sung vitamin D thường xuyên cho trẻ: Nếu có dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D và canxi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D dưới dạng uống cho con. Ngoài ra, có một cách giúp tăng cường tổng hợp Vitamin D tự nhiên, đó là cho trẻ tắm nắng 15 - 20 phút vào mỗi buổi sáng (tốt nhất là thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng nếu mùa hè, 7 – 9 giờ sáng nếu mùa đông).

    Thường xuyên lau khô người bé khi đổ mồ môi: Cha mẹ nên để ý và theo dõi thường xuyên, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi thì nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Đồng thời nên giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon hơn và bớt ra mồ hôi vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên quấn bé quá kĩ trong chăn, tã lót.

    Bổ sung đầy đủ nước thường xuyên: Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước thường xuyên, lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu của trẻ. Mục đích là tránh để trẻ bị mất nhiều nước và bù lại lượng đã mất đi qua mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.

    Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa).


    Một số món ăn giúp hạn chế chứng mồ hôi trộm

    Bạn hãy nấu canh lá dâu non với gan heo cho trẻ ăn vào buổi tối. Mỗi tuần ăn 3 lần, sau 1 tuần sẽ thấy đỡ hẳn. Ra mồ hôi trộm thường do cơ thể bị nóng, nên chúng ta cũng có thể dùng nước đậu đen nấu với long nhãn và táo tàu để uống.

    - Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.

    - Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 - 5 ngày.

    - Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi. Cho ăn cả cái lẫn nước trong 3-5 ngày.

    - Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. - Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.


    Ra mồ hôi nhiều ở trẻ nhỏ - khi nào cần điều trị?

    Với trẻ từ 5 tuổi trở lên, nếu bị đồ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu.. trong mọi thời tiết, nhiều độ thì rất có thể trẻ đang gặp phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), tức là đổ mồ hôi vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể.

    Nhiều bằng chứng đã làm sáng tỏ, gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh. Phần lớn trẻ bị tăng tiết mồ hôi đều có anh, chị em hay cha, mẹ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm (rối loạn thần kinh thực vật) được cho là nguyên nhân gây kích thích tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể khỏi hẳn chứng ra mồ hôi nhiều này. Nhưng ngược lại, nếu cha mẹ không để ý sẽ khiến con phải gánh chịu tình trạng khó chịu này đến suốt đời, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, học tập thường ngày của con.

    Phẫu thuật cắt hạch giao cảm không phải là phương pháp dành cho trẻ nhỏ. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những hoạt chất sinh học từ tự nhiên sẽ là một giải pháp an toàn và hiệu quả đối với chứng bệnh tăng tiết mồ hôi, nhất là trẻ nhỏ khi khả năng hấp thu và đáp ứng nhanh nhạy hơn so với người lớn. Trong đó, Thiên môn đông và Sơn thù du là hai trong số thảo dược được ứng dụng khá phổ biến bởi chúng có khả năng điều hòa thân nhiệt và ức chế sự hưng phấn của hệ giao cảm; giúp làm săn se bề mặt da giảm tiết mồ hôi, đồng thời, những hoạt chất này có thể giúp tăng cường miễn dịch cho sức đề tăng nót nớt của trẻ.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...