Người nào mới thực sự là kẻ kế nhiệm Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 14 Tháng sáu 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Người nào mới thực sự là kẻ kế nhiệm Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc?

    * * *

    Trước lúc qua đời Gia Cát Khổng Minh đã không ngừng tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài mong tìm ra người thừa kế di nguyện bắc phạt thống nhất trung nguyên khôi phục Hán triều mà cả đời vị quân sư tài ba này vẫn luôn theo đuổi. Khi ấy Khương Duy được lựa chọn chính là người sẽ kế thừa cũng như là học trò ưu tú nhất. Thế nhưng ngày nay các nhà sử gia đã cho rằng, người thực sự kế nhiệm Khổng Minh là thực sự là nhân vật khác, với tài năng cùng bản lĩnh cũng mạnh mẽ hơn Khương Duy rất nhiều lần.

    [​IMG]

    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vị quân sư Gia Cát Khổng Minh Gia Cát Lượng luôn tồn tại như một vị thần. Tài trí thông minh cùng khả năng thần toán của ông đã khiến cho người người kính phục và nể trọng. Gia Cát Lượng khi gặp chuyện gì cũng không hoang mang hoảng loạn, ông vẫn bình tĩnh đối mặt và suy nghĩ cách ứng phó tài tình. Trước khi qua đời, vị quân chủ Lưu Bị đã ủy thác giao phó toàn nước Thục Hán và con trai mình cho ông. Điều này chứng tỏ Lưu Bị vô cùng an tâm khi có Gia Cát Lượng phò trợ. Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, mặc dù đã là một vị quân chủ nước lớn nhưng Lưu Thiện lúc nào cũng vẫn cần có Gia Cát Lượng kề cận bên mình đưa ra chủ ý đối sách. Có thể nói là toàn bộ đại quyền nước Thục đều nằm trong tay Gia Cát Lượng. Di ngôn của Lưu Bị trước khi từ giã cõi đời mà nước với Gia Cát Lượng rằng: Nếu Lưu Thiện không kham nổi trọng trách thì cũng không nhất thiết phải để Lưu Thiện kế thừa hoàng vị. Điều quan trọng là phải bảo vệ được thành trì, giữ vững giang sơn cả đời cực khổ mới có được.

    Chí hướng của Gia Cát Lượng cũng rất giống với Lưu Bị, ông không yên tâm mà giao được toàn bộ trọng trách quyền hành cho Lưu Thiện, đồng thời vẫn đêm ngày đau đáu công cuộc thảo trừ bắc phạt mà thu lấy trung nguyên, sớm hoàn thành đại nghiệp còn giang dở của vị tiên đế Lưu Bị, vì rằng tuổi tác ông đã về già, không thể sống để mà hiến kế bảo vệ đất nước. Thế nên Gia Cát Lượng ắt phải tìm cho mình một học trò tâm phúc, mong kẻ đó sớm có thể kế thừa di ngôn cả đời của mình.

    Được biết Khương Duy là một tướng tài nhà Thục Hán trong thời đại Tam Quốc, ông được coi là học trò, người kế thừa di nguyện trung thành nhất giúp bắc phạt trung nguyên, khôi phục hán thất. Vậy thì tại sao mãi đến 20 năm sau, khi Gia Cát Lượng đã qua đời nhiều năm thì Khương Duy mới thực hiện di nguyện còn đang dang dở của thừa tướng?


    [​IMG]

    Thực chất vốn dĩ Khương Duy không phải là người kế nhiệm mà Gia Cát Lượng lựa chọn, bản thân ông ta đã chuẩn bị cho việc này từ rất sớm, ông đã hết lòng bồi dưỡng cháu trai mình là Gia Cát Kiều, con trai huynh trưởng mình là Gia Cát Cẩn.

    Gia Cát Kiều thông minh thiên bẩm, nghe một hiểu mười học gì cũng nhanh nghe gì cũng nhớ. Lúc lên hai đã có thể nhận biết được chữ, lên 3 đã có thể đọc thông viết thạo, thuộc làu Tứ Thư Ngũ Kinh. Gia Cát Cẩn thấy em trai mình giành trọn cả đời cho nước Thục, tuổi cũng đã cao lại không có con, nên ông đã gửi con trai mình là Gia Cát Kiều sang Thục Hán cho Gia Cát Lượng chăm sóc cùng dạy dỗ. Nhờ vậy mà Kiều tiến bộ không ngừng, bản thân đã tài giỏi nay còn xuất chúng hơn.

    Những tưởng sau này nước Thục sẽ có được một Gia Cát Lượng thứ hai, nào ngờ đời lại không được như mơ. Gia Cát Kiều tuy tài giỏi, văn hay chữ tốt, tư chất thông minh đĩnh ngộ, nhưng sau cùng lại không tránh khỏi thiên đạo, bệnh nặng qua đời, để lại bao nỗi xót thương vô bờ bến cho Gia Cát Lượng. Thứ ông vừa mất đi không chỉ là một người thân vô cùng quan trọng, mà còn là tâm huyết của hơn 20 năm vun đắp. Đau lòng là thế, nhưng Gia Cát Lượng vẫn luôn ý thức được việc tìm người kế nhiệm mới là công cuộc hệ trọng nhất đời mình. Sau đấy ông đã gửi gắm tất cả niềm hy vọng vào cả Khương Duy. Lúc đầu quân cho nước Thục, khương Duy đã là 26 tuổi. Tuy lớn hơn Gia Cát Kiều vài tuổi nhưng tài hoa thì lại kém hơn nhiều.

    Thực chất tất cả những người đã được Gia Cát Lượng nhắm trúng đều là tài hoa xuất chúng, chỉ có điều do thế cục mà họ không thể thay thế tiền nhân thực hiện hoàn thành khát vọng thống nhất trung nguyên. Ngoài Gia Cát Kiều là nhân vật chính thì bốn nhân vật dưới đây cũng đã từng được Gia Cát Lượng lựa chọn hòng bổi dưỡng trở thành nhân tố nòng cốt nước nhà.


    [​IMG]

    Thứ nhất: Tưởng Uyển và Phí Y.

    Gia Cát Lượng vào thời điểm mắc trọng bệnh trong chiến dịch bắc phạt cuối cùng, ông đã tiến cử Tưởng Uyển thay thế mình lên làm phụ chính đại thần. Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính, ông đã đánh giá rất cao tài năng của Tưởng Uyển, vai trò của Tưởng Uyển cũng vì thế mà ngày càng tăng lên và có tầm quan trọng không kém. Khi Gia Cát tiến hành công cuộc bắc phạt nhà Tào Ngụy vào năm 228, Tưởng Uyên là một trong những trọng thần được giữ lại ở kinh đô nước Thục, mục đích để giải quyết chính các vấn đề nội vụ. Vào năm 230 ông trở thành phụ tá chính của Gia Cát Lượng, đảm nhiệm việc vận chuyển quân nhu. Ông thực sự đã không phụ lòng thừa tướng, luôn đảm bảo việc cung ứng đầy đủ lương thảo.

    Có lần Gia Cát Lượng đã từng khen ngợi Tưởng Uyển như thế này: "Công Diễm thực là trung kiên quảng đại, ông và ta sẽ cùng phụng sự hoàng thượng hoàn thành đại nghiệp".

    Vào năm 231, khi phó phụ chính đại thành của Gia Cát Lượng là Lý Nghiêm bị phát hiện nhiều lần lừa dối ông và Lưu Thiện, Lý Nghiêm liền bị cách chức. Lúc này vai trò của Tưởng Uyển lại càng quan trọng hơn. Khi Gia Cát Lượng lúc lâm trọng bệnh vào năm 234, Lưu Thiện đã gửi thư đến hỏi ông, sau này ai mới có khả năng thay thế thừa tướng, Gia Cát Lượng đã đề cử Tưởng Uyển cùng Phí Y. Đến năm 244, Ngụy quốc phụ chính đại thần là Tào Sảng đem quân tấn công Hán Trung, Phí Y đích thân dẫn quân chống lại khiến quân Ngụy hứng chịu thất bại cay đắng.

    Thứ Hai: Đổng Doãn.

    Trong mắt Khổng Minh tiên sinh, Đổng Doãn nổi tiếng công minh liêm chính, chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng hiền tài. Khi Phí Y lên chấp trưởng ngôi vị thừa tướng thì Đổng Doãn chính là cánh tay đắc lực của ông, chỉ đáng tiếc Đổng Doãn mất sớm nên không có nhiều cơ hội phò tá hậu chủ, gánh vác việc lớn của nhà Thục Hán.

    Thứ ba: Khương Duy.

    Nếu xét về Khương Duy, ông được coi là đệ tử chân truyền đắc ý nhất của Gia Cát Lượng, song lại có ý kiến thì cho rằng, đây chính là lựa chọn sai lầm không đúng đắn của Gia Cát Lượng, cũng là người trực tiếp đưa Thục Hán đến ngày diệt vong.

    Khương Duy, tự Bá Ước, người nước Cam Túc. Vào năm 228, Gia Cát Lượng phái Trấn Đông Tướng Quân Triệu Vân, Dương Vũ tướng quân Đặng Chi chiếm cứ Cơ Cốc, sẵn sàng tấn công đất Mi Thiểm Tây. Lúc này Ngụy Minh Đế Tào Duệ liền cử đô đốc Tào Chân làm thống lãnh, đặt trọng binh phòng thủy ngay trên đất Mi. Lợi dụng thời cơ, Khổng Minh bèn dẫn quân chủ lực quay sang tấn công Kỳ Sơn. Quan Thục thế lớn như chẻ tre, đồng thời 3 quận Thiên Thủy, Nam An, An Định đều đã sẵn sàng quy thuận về Thục.

    Khương Duy đương thời là Trung Lang tướng ở quận Thiên Thủy đang cùng Thái Thú Mã Tuân tháp tùng Thứ Sử Ung Châu Quách Hoài đi tuần sát các vùng. Khi được tin 3 quận phản nghịch quy thuận Thục Hán, Quách liền tức tốc trở về đất Thượng Khuê Cam Túc mà phòng ngự. Mã Tuân lại nghi ngờ Khương Duy có ý tạo phản, nên cũng bỏ rơi Khương Duy mà một mình chạy về Thượng Khuê. Khi Duy cùng thuộc hạ về tới Thượng Khuê thì Quách, Mã quyết không mở thành. Khương Duy đến bước đường cùng đành quay sang đầu quân cho Gia Cát Lượng.

    Khổng Minh có được Khương Duy thì vô cùng mừng rỡ, trong thư gửi tham quân Tưởng Uyển viết:"Khương Bá Ước nhạy bén việc quân, có nghĩa đảm, có kiến giải. Năm đó Khương Duy 27 tuổi được Khổng Minh phong làm Phụng Nghĩa tướng quân Dương Đình Hầu. Được Gia Cát Lượng đề bạt, không lâu sau Duy đã thăng lên làm Trung Giám quân, Chinh Tây đại tướng quân.


    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    chiqudollThùy Minh thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...