Nghị luận xã hội: Quan niệm về lòng yêu nước

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nguyenthiphuongthao, 7 Tháng hai 2023.

  1. nguyenthiphuongthao A Thảo

    Bài viết:
    25
    Quan niệm của em về lòng yêu nước

    BÀI LÀM

    "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh". Đó là một câu trích dẫn trong báo "thử lửa" của văn hào I-li-a Ê-ren-bua. Nếu chiến tranh đã khiến mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của quê hương thì vận mệnh Tổ quốc đã khơi dậy lòng yêu nước trong trái tim mỗi người con đất Việt. Liệu rằng, không chỉ thời chiến lòng yêu nước của "mỗi người con Lạc Hồng" được hiện hữu mà ở thời bình thì sao?

    "Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước" (-Napoleon-). Vậy, trước hết ta cần phải hiểu lòng yêu nước là gì?

    Yêu nước bao gồm hai từ "Nước" và "Yêu" ghép lại với nhau. Trong đó, "Nước" là nơi ta sinh ra, là nơi ta cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, là nơi của những "chùm khế ngọt", "con diều biếc" hay "Đường đi học". Và vì vậy, cũng như "Quê hương mỗi người chỉ một" thì "đất nước" phải chăng nằm trọn trong 4 ngăn của trái tim mỗi người con đất Việt? Yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra, yêu tiếng nói dân tộc và tự hào về những trang lịch sử hào hùng.. Có thể nói lòng yêu nước là một khái niệm rất rộng, tùy vào định nghĩa mỗi người.

    Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói: "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi". Liệu rằng, tình yêu nước của mỗi người con Lạc Hồng đã được vun vén ngay từ khi mới lọt lòng? Vậy, lòng yêu nước xuất phát từ đâu?

    Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Vì vậy lòng yêu nước tồn tại trong mỗi người dân Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên từ bao đời nay. Ông cha ta đã từng lấy Thánh Gióng làm hình tượng văn học về văn học yêu nước. Một đứa trẻ cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước-đã cho thấy rằng tinh thần yêu nước của dân tộc ta nói chung và mỗi người con đất Việt nói riêng đã nảy nầm từ trong những huyền sử và trong trái tim nhân dân ở mọi thời đại:

    "Cuối cùng tình yêu bền vững nhất là tình yêu nước

    Con đường đúng đắn nhất là con đường cách mạng".

    (Khuyết danh)

    Biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi thời khác nhau và mỗi người cũng có sự khác nhau.

    Xuyên về "những trang sử vàng" của đất nước ta ngày trước, không khó để ta bắt gặp được những câu: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc" (Danh tướng Trần Bình Trọng) hay "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Phải chăng, đó là lòng yêu nước của "đồng bào" ta trong thời loạn lạc? Có rất nhiều những tấm gương hy sinh anh dũng như Bế Văn Đàn;Võ Thị Sáu;Kim Đồng: . Sức mạnh lòng yêu nước của dân tộc ta vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: "Dân tộc ta có một lòng yêu nước vô cùng nồng nàn". Đó là "những tinh thần" sẵn sàng dấn thân mình, đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù, hay đó còn là "những tinh thần" tuổi nhỏ nhưng chí lớn, không ngại khó khăn, gian khổ, dù cận kề cái chết nhưng trong lòng vẫn "canh cánh" về lá cờ Tổ quốc. Mấy ai còn nhớ câu nói: "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mĩ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!" (Nguyễn Văn Trỗi)

    Lòng yêu nước không nhất thiết chỉ trên phương diện cầm súng đánh nhau, mà ta còn bắt gặp hàng loạt những áng văn thơ về lòng yêu nước trên phương diện tư tưởng. Không cầm súng, không cầm đao nhưng những con người ấy cũng góp phần không nhỏ vào thắng lợi của đất nước. Đó là "Nam Quốc Sơn Hà" :

    "Nam quốc sơn hà nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

    [​IMG]

    Hay "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi:

    "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

    Như nước Đại Việt ta từ trước

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

    Núi sông bờ cõi đã chia

    Phong tục Bắc Nam cũng khác

    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau


    Song hào kiệt thời nào cũng có."

    [​IMG]


    Hai bài thơ trên được coi là "áng thiên cổ hùng văn" hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ dân tộc Việt Nam cũng như là niềm tự hào, kiêu hãnh vì đất nước mình sánh ngang với các cường quốc lớn mạnh. Vì sao Đại VIệt nhỏ bé lại lớn mạnh so với các cường quốc. Phải chăng là do "Hào kiệt đời nào cũng có".

    Tự tôn và tự hào dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, thế nhưng đó không phải là tất cả. Lòng yêu nước nếu như chỉ được cất giữ trong tim thì dù có nồng nàn, mãnh liệt thế nào thì cũng chỉ là một thứ tình cảm vô hình. Việt Nam sẽ chẳng thể có một trang sử vàng chống giặc ngoại xâm cùng những chiến tích hào hùng mà quân và dân ta đạt được nếu lòng yêu nước luôn được giữ gìn như một thứ đồ quý giá cất giữ trong tủ kính khóa chặt. Tình yêu nước cần phải có hành động cụ thể như xông pha chiến trường nhưng cũng có thể là một bài hịch, như "HỊch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) -bày tỏ ý chí tiêu diệt quân giặc và khích lệ tinh thần của nhân dân: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mát đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân phơi ngoài nội cỏ ta cũng vui lòng."

    Đơn giản hơn nữa cũng là việc hậu phương gia tăng sản xuất, quyên góp lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến. Hậu phương là nơi tiền tuyến vững chắc, an tâm để biết bao người con chiến đấu vì màu cờ, sắc áo, cho hai chữ độc lập của dân tộc.

    Khác với thời chiến tranh, khi đất nước hòa bình thì Tổ quốc cần xây dựng, phát triển đất nước. Thời kỳ hòa bình-biểu hiện của lòng yêu nước cũng thay đổi theo thời đại. Đó là những thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước không ngừng cố gắng, không ngừng học tập, nỗ lực để xây dựng đất nước tiến lên con đường Xã Hội Chủ Nghĩa với hy vọng mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển bền vững của xã hội như mong muốn của Nguyễn Trãi trong "Bảo kính cảnh giới - bài 43" :

    "Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

    Dân giàu đủ khắp đòi phương".


    Không chỉ vậy, tinh thần yêu nước trong thời bình còn là những nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời Bác Hồ dạy: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa-biểu hiện của lòng yêu nước là sự cố gắng vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

    Đơn giản hơn, lòng yêu nước xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị dần dần đến những điều lớn lao. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường Giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Lòng yêu nước không phải Việt Nam hơn Trung quốc đièu này, hơn Mỹ điều kia. Đó là đôi mắt lấp lánh khi ai đó nhắc đến Việt Nam. Là hình ảnh những cầu thủ xả thân vì màu cờ sắc áo trên sân. Là cả những điều bé mọn mà thiêng liêng như góc phố nhà mình, như bữa cơm mình ăn.. Cứ là Việt Nam đã thấy thân thương. Hay đó là cảm giác xấu hổ khi ai đó nói về Việt Nam một cách tiêu cực, có những người Việt: "Xấu xí" khiến ta xấu hổ. Nhưng không có hề chi, còn biết xấu hổ là còn yêu đất nước. Xấu hổ để bản thân tốt lên, bù đắp cho những phần "Xấu xí" kia.

    Vậy, vai trò của lòng yêu nước đối với mỗi chúng ta là gì?


    Có một tổng thống Mỹ từng nói rằng: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn phải hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc". Vậy phải chăng, lòng yêu nước khiến mỗi người sống có trách nhiệm, nỗ lực hơn vì vinh quang của đất nước? Trong thời chiến tranh có thể thấy nhờ có tinh thần và lòng yêu nước nồng nàn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta và trong công cuộc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa có thể thành công tốt đẹp. Nhờ có lòng yêu nước dân tộc ta đã lập nên những chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

    Không chỉ thế tinh thần yêu nước giống như lý tưởng sống để mỗi chúng ta càng biết cố gắng, nố lực hơn nữa. Nếu có lòng yêu nước, mỗi bản thân người công dân sẽ luôn lấy đó làm động lực, làm mục tiêu để đưa đất nước, đưa bản đồ hình chữ S khẳng định với thế giới. "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" -một người không thể nhưng tôi tin rằng, mỗi bản thân chúng ta nhìn lại, phấn đấu thù dát nước Việt Nam được vươn tầm thế giới là một điều không xa.

    Lòng yêu nước giống như dòng sữa mát nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con đất Việt, ngay từ lúc lọt lòng bản thân mỗi người đều đã được "tắm mát" trong lời ru, tiếng hát của quê hương. Quê hương dõi bước ta trong suốt chặng đường trưởng thành của mỗi người để rồi đến khi bước chân vào giảng đường đại học hay xa quê lập nghiệp thì cuối cùng bến đỗ bình yên nhất của mỗi người con máu đỏ da vàng đều muốn trở về là quê hương. Và phải chăng, lòng yêu nước chính là bệ đỡ tinh thàn cho con người, giúp con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống:

    "Quê hương mỗi người chỉ một

    Như là chỉ một mẹ thôi

    Quê hương nếu ai không nhớ

    Sẽ không lớn nổi thành người"

    [​IMG]


    Tôi đã được nghe đến những chuyến xe lương thực, thực phẩm nặng nghĩa tình của miền Bắc thân yêu vì miền Nam ruột thịt đã nối tiếp nhau lên đường hay những mô hình từ các tổ chức, cá nhân: Chương trình xăng không đồng hay ATM gạo;.. Phải chăng, ngọn lửa của lòng yêu nước của dân tộc ta được chứng minh rõ hơn bao giờ hết qua mùa dịch COVID đầy mất mát ấy? Nếu thời loạn lạc, các anh hùng đã không ngại hy sinh thân mình vì dân tộc thì khi hòa bình lập lại, các thanh thiếu thiên không ngừng cố gắng học tập theo phong cách Hồ Chí Minh: Như cô gái Đinh Thị Hương Thảo đã xuất sắc giành huy chương vàng môn vật lý quốc tế hay đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã dành ngôi vị á quân trong giải bóng U23 Châu Á.. Quả như A. Bogomolet đã từng nói: "Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà là vì mọi người, vì Tổ quốc"

    Nếu ta ca ngợi những người con đất VIệt không ngừng cố gắng để khẳng định bản đồ chữ S vươn tầm thế giới thì ta cũng không hài lòng với những ít bạn trẻ-trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó là những dục vọng, cám dỗ và hưởng thụ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự suy lùi, suy thoái hay diệt vong chăng? Tôi vẫn tin rằng: "Lòng yêu nước không tự nhiên sinh ra nhưng nó lại được cài đặt sẵn trong trái tim mỗi người". Vậy nên, hãy thức tỉnh những người trẻ tuổi?


    Có thể nói rằng, tình yêu nước là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của điều đó, mỗi chúng ta đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường phải ra sức cố gắng phấn đấu học tập theo lý tưởng của Hồ Chí Minh, để không chỉ xây dựng được những giá trị của bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Còn bạn thì sao?
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng hai 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Chào em! Phần biểu hiện của em hơi dài, thỉnh thoảng "lẫn" ý khác (vai trò) ; em chọn lọc và viết ngắn gọn lại chút nha.

    Thông tin ở câu "Hai bài thơ trên được coi là áng thiên cổ hùng văn" chưa chính xác khi nói về Đại cáo bình NgôNam quốc sơn hà . Vì Đại cáo bình Ngô không phải là thơ (mà là văn biền ngẫu) còn Nam quốc sơn hà không phải là áng thiên cổ hùng văn.

    Từ "đánh nhau" thay bằng "chiến đấu" đi em.
     
    Tiên Nhi, chiqudoll, nntc67614 người khác thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...