Nghị luận xã hội: Quan điểm về nhận thức của con người từ câu nói của F. Ăng - Ghen và C. Mác

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 4 Tháng tư 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề bài: Trong việc nhận thức, F. Ăng-ghen có phương châm: "Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời", C. Mác thì thích câu châm ngôn: "Hoài nghi tất cả".

    Anh/Chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?


    Bài làm

    "Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời" được hiểu là thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn (suốt đêm) để có được một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho mình về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng mình trong thời gian dài (suốt đời). "Hoài nghi tất cả" được hiều là cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận mọi điều, chớ thụ động, cả tin vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng. Bề ngoài hai câu nói có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất. Mỗi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau. Câu của Ăng-ghen khẳng định sự thật là những chân lý khách quan. "Tìm hiểu sự thật" là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc. Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống. Phương châm của Ăng-ghen là đúng đắn. "Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm" là giải pháp tích cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng. Trong câu nói của C. Mác, "hoài nghi" ở đây là theo nghĩa tích cực. Cần phân biệt hoài nghi khoa học và thói đa nghi. Hoài nghi khoa học là phẩm chất tích cực. Nó là thái độ tỉnh táo, cẩn trọng trong tìm hiểu và tiếp nhận. Còn đa nghi là một căn bệnh tiêu cực. Nó khiến người ta không tin vào bất cứ điều gì. Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn có thái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết. Nó giúp con người có được sự cẩn trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn. Châm ngôn C. Mác thích cũng là một ý tưởng đúng đắn. Câu nói của C. Mác thích thì nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật. Còn câu của Ăng-ghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hóa giải mối nghi ngờ. Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người.
     
    Minn.102 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...