Nghị Luận Xã Hội: Một Hành Động Thiết Thực Góp Phần Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nalhna, 1 Tháng một 2022.

  1. Nalhna

    Bài viết:
    41
    Đề bài: Một Hành Động Thiết Thực Góp Phần Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình

    Chiến tranh và hòa bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự tồn vong của các quốc gia trên thế giới. Lịch Sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe dọa sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp nhất đe dọa toàn bộ sụ sống loài người trên Trái Đất.

    Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Năm 1945, Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biến hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.
    Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào. Theo Gác-xi-a Mác két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ nhỏ, mỗi người đều đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ đó nổ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa.

    Sự sống được nhen lên và tồn tại trên Trái Đất này không dễ dàng. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa hoa hồng mới nở chỉ để làm đẹp cho đời. Vậy mà chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn ấy có thể thành tro bụi. Đã có nhiều thảm họa hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga, Ấn Độ.. làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm họa ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay mang đầu đạn hạt nhân vẫn không ngừng được bổ sung.. Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân.

    Thế giới đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe dọa này. Nhưng chiến tranh và hiểm họa hạt nhân vẫn luôn là mối đe dọa to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể nhân loại. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc.. luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh luận, đàm phán gay gắt không hiệu quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và chung tay vào việc đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại là yêu cầu bức thiêt đặt ra đối với mỗi chúng ta.

    Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song chúng ta cũng đang từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn nhân loại. Điều chúng ta cần làm lúc này là mỗi người cần ý thức được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hòa bình và phát triển.
     
    Dương2301Diệp Minh Châu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...