Nghị luận văn học: Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa - Chứng minh ý kiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề: Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa". Bằng bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

    Dàn ý

    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

    - Mỗi bài thơ để mang được một giá trị riêng thì bài thơ đó không chỉ có chất liệu hiện thực mà còn có hình thức ngôn từ độc đáo, mới lạ.

    - Bàn về thơ, Xuân Diệu đã nhận định: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".

    2. Thân bài

    * Giải thích

    - "Thơ" là từ chỉ những tác phẩm văn học nghệ thuật có tính chất trữ tình, lãng mạn, dùng ngôn từ làm chất liệu, có chọn lọc, cô đọng, hàm súc và được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định, có vần có nhịp, có tính tạo hình, gợi cảm cao, sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ để làm nổi bật lên cái ý, cái tình của thi nhân.

    - "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời" là chỉ nội dung cốt lõi trong mỗi tác phẩm thơ ca. Nghĩa là con người là đối tượng trung tâm được thể hiện rõ nét trong thơ.

    - "Thơ còn là thơ" là chỉ những đặc trưng riêng về hình thức của thơ, vừa mang chất trữ tình, lãng mạn, mang giá trị nghệ thuật riêng, có tính cô đọng, hàm súc, sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ để gợi hình ảnh, gợi cảm xúc.

    - Đây là nhận định rất chính xác, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định giá trị một tác phẩm thơ đích thực.

    * Bàn luận

    - Khẳng định như vậy bởi thơ khác với các thể loại văn học khác là thơ được tạo nên từ cảm xúc của người viết.

    - Nếu thơ không gắn liền với cuộc sống thực tại và tâm tư con người thì thơ sẽ xa rời thực tế, hời hợt, sáo rỗng, vô cảm giả tạo.

    - Đó cũng là yêu cầu của cái "chân – thiện" trong văn chương.

    - Đồng thời "Thơ còn là thơ" bởi một bài thơ chỉ sống mãi trong lòng độc giả khi từng câu chữ trong thơ phải có nét độc đáo riêng.

    * Chứng minh

    - Trước hết, hai bài thơ thể hiện hiện thực xã hội đen tối, tàn khốc một cổ hai tròng, nước mất nhà tan và hiện thực những người chiến sĩ cộng sản yêu nước bị tù đày gian khổ.

    +ở bài thơ "Khi con tu hú" là nhà lao Thừa Phủ lạnh lẽo, tối tăm với những cực hình ghê rợn. Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi chính tác giả đang bị giam trong nhà lao này.

    Tố Hữu khi ấy đang là một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, sôi sục nhiệt huyết nhưng rất gan dạ, dũng cảm, kiên trung, hết lòng cống hiến cho cách mạng với ý nguyện đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    + Còn với bài thơ Ngắm trăng, hiện thực xã hội là nhà tù tàn bạo, tối tăm, là nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc tàn bạo, xảo quyệt, mất hết nhân tính.

    - Cả hai bài thơ còn tái hiện chân thực cuộc đời những người chiến sĩ cộng sản trẻ tuỏi cùng tình yêu thiên nhiên sâu nặng.

    +Bài thơ Khi con tu hú có thể coi là khúc ca về tình yêu cuộc sống, yêu làng quê, yêu quê hương chôn rau cắt rốn tha tthiết của người tù cách mạng trẻ tuổi.

    Một bức tranh được vẽ trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật sôi động và tràn đầy sức sống.

    +Còn với Ngắm trăng, bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm. Yêu thiên nhiên nên Bác coi trăng như người bạn tri âm, tri kỷ, không chỉ hiểu tiếng nói mà còn hiểu cả tiếng lòng.

    - Hai bài thơ này còn tái hiện chân thực cuộc đời những người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi với phong thái ung dung, tinh thần lạc quan.

    +Với bài "Khi con tu hú", tựa đề là âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Nghe con chim tu hú gọi bầy như nghe tiếng gọi thúc giục người tù trở về với bạn bè, đồng đội để đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng. Đặt vào tâm tư, nội cảm của nhà thơ thì càng trở nên tha thiết và thôi thúc người chiến sĩ hướng đến tự do.

    + Đến với Ngắm trăng, trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tự tại cùng bản lĩnh, ý chí, nghị lực phi thường và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng.

    Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích, dù bị đày đọa, bị bỏ đói, bị đánh đập, tra tấn dãn man..

    *Đánh giá, bài học, liên hệ

    - Có thể thấy, thơ ca luôn chiếm số lượng lớn trong kho tàng văn học Việt Nam, luôn có số lượng bạn đọc lớn nhất bởi thơ ca có những vẻ đẹp, đặc trưng riêng, bởi thơ chỉ là hiên thực, là cuộc đời mà thơ còn là thơ.

    - Người sáng tác phải thật sự là người có nhiều rung động đẹp, xúc cảm đẹp trước hiện thực, về cuộc đời,

    - Người đọc phải đánh giá một bài thơ hoàn chỉnh theo chiều hướng tích cực, khách quan, dựa trên hai yếu tố là chất hiện thực và chất nghệ thuật trong thơ thì mới cảm nhận được giá trị sâu sắc của tác phẩm đó.

    3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định

    [​IMG]

    Bài làm chi tiết

    (Đề bài môn ngữ văn, phần tập làm văn, dạng nghị luận văn học: Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa". Bằng bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên)

    Từ lâu, thơ đã là món ăn tinh thần quan trọng bồi đắp tâm hồn và tình cảm đẹp trong mỗi chúng ta. Mỗi bài thơ để mang được một giá trị riêng thì bài thơ đó không chỉcó chất liệu hiện thực mà còn có hình thức ngôn từ độc đáo, mới lạ. Bàn về thơ, Xuân Diệu đã nhận định: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".

    Để hiểu thông điệp được gửi gắm qua nhận định trên, trước hết chúng ta cần hiểu "thơ" là gì? Có thể hiểu "thơ" là từ chỉ những tác phẩm văn học nghệ thuật có tính chất trữ tình, lãng mạn, dùng ngôn từ làm chất liệu, có chọn lọc, cô đọng, hàm súc và được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định, có vần có nhịp, có tính tạo hình, gợi cảm cao, sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ để làm nổi bật lên cái ý, cái tình của thi nhân.

    "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời" là chỉ nội dung cốt lõi trong mỗi tác phẩm thơ ca. Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống của con người, từ những xúc cảm của con người chứ không đứng tách riêng biệt khỏi đời sống hiện thực của con ng. Nghĩa là con người là đối tượng trung tâm được thể hiện rõ nét trong thơ. "Thơ còn là thơ" là chỉ những đặc trưng riêng về hình thức của thơ, vừa mang chất trữ tình, lãng mạn, mang giá trị nghệ thuật riêng, có tính cô đọng, hàm súc, sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ để gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, gợi âm thanh người đọc, người nghe. Như vậy, nhận định "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" của Xuân Diệu đã khẳng định chức năng và nhiệm vụ của thơ là phản ánh hiện thực đời sống và xúc cảm của co người nhưng được nghệ thuật hóa. Đây là nhận định rất chính xác, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định giá trị một tác phẩm thơ đích thực ở hai phương diện nội dung và hình thức, phản ánh hiện thực và được nghệ thuật hóa.

    Tại sao lại khẳng định "Thơ là hiện thực, là cuộc đời"? Bởi thơ khác với các thể loại văn học khác là thơ được tạo nên từ cảm xúc của người viết. Nếu thơ không gắn liền với cuộc sống thực tại và tâm tư con người thì thơ sẽ xa rời thực tế, hời hợt, sáo rỗng, vô cảm giả tạo. Thứ văn chương đó chỉ là thứ văn chương thực dụng, vô giá trị. Đó cũng là yêu cầu của cái "chân – thiện" trong văn chương. Đồng thời "Thơ còn là thơ" bởi một bài thơ chỉ sống mãi trong lòng độc giả khi từng câu chữ trong thơ phải có nét độc đáo riêng, có hình thức, có ngôn ngữ cùng các biện pháp tu từ đều mang vẻ đẹp "mĩ", làm nổi bật được cái "chân - thiện" của văn chương

    Khi con tu hú (Tố Hữu) và Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) là 2 bài thơ cách mạng tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp. Hai bài vừa thể hiện chân thực hiện thực chốn lao tù đen tối, tàn khốc và hình tượng người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi yêu nước dù thân tù nhưng vẫn có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên, yêu quê hương cùng cốt cách ung dung, tinh thần lạc quan, khát vọng tự do cháy bỏng. Đây cũng là 2 bài thơ đẹp ở hình thức nghệ thuật trữ tình, lời thơ giản dị, chân thành, trong sánh, cô động, hàm súc, giàu tính nhạc – họa, giàu cảm xúc.

    Hai bài thơ đạt đến đỉnh cao của tính chân – thiện - mĩ; của nội dung phản ánh hiện thực hòa quyện trong xúc cảm chân thành và tài năng ngôn ngữ độc đáo. Đây là hai bài thơ về tác hiện tượng đài người chiến sĩ các mạng trong cảnh ngục tù hoàn mĩ, toàn bích.

    Trước hết, hai bài thơ thể hiện hiện thực xã hội đen tối, tàn khốc một cổ hai tròng, nước mất nhà tan và hiện thực những người chiến sĩ cộng sản yêu nước bị tù đày gian khổ.

    Hiện thực của bài thơ "Khi con tu hú" là nhà lao Thừa Phủ lạnh lẽo, tối tăm với những cực hình ghê rợn. Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi chính tác giả đang bị giam trong nhà lao này.

    Tố Hữu khi ấy đang là một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, sôi sục nhiệt huyết nhưng rất gan dạ, dũng cảm, kiên trung, hết lòng cống hiến cho cách mạng với ý nguyện đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    Trên bước đường hoạt động cách mạng, nhà thơ đã bị địch bắt giam trên chính mảnh đất quê hương yêu dấu - lao Thừa Phủ - Huế. Tố Hữu bị bắt Giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng. Bởi thế, nghe tiếng chim tu hú gọi bầy thì người chiến sĩ cách mạng càng tăng thêm nỗi cô đơn, ngột ngạt của nhà thơ giữa hiện thực bốn bức tường lạnh lẽo.

    Bên ngoài là tự do, phóng khoáng nhưng trong đây là nhà lao đế quốc là tù túng, bức bối, ngột ngạt, tăm tối, chật chội.

    Các từ "ngột'," chết uất "," ôi, thôi, làm sao "thể hiện trực tiếp cảm xúc ngột ngạt cao độ của người chiến sĩ trẻ tuổi. Tâm trạng đó được bật thốt thành lời thơ thống thiết. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh, hẹp, ngột ngạt, với những tra tấn, đày đọa người tù dã man, tàn bạo.

    Còn với bài thơ Ngắm trăng, hiện thực xã hội là nhà tù tàn bạo, tối tăm, là nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc tàn bạo, xảo quyệt, mất hết nhân tính. Trong thời gian bị cầm tù, Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán được ghi trong một cuốn sổ tay mà Bác đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù). Đây là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết trong thời gian Người bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc; bị bọn chúng đầy ải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, trong khoảng thời gian 13 tháng.

    Khi ấy, Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đang hăng say hoạt động cách mạng để tìm ra con đường giải phóng cho nước nhà, để kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới cùng đấu tranh vì chính nghĩa, vì hòa bình, tự do thì bị bắt giam, tù đày. Bởi thế, hoàn cảnh ngắm trăng của Bác chính là bối cảnh nhà lao:

    Trong tù không rượu cũng không hoa

    Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất đen tối. Đó là không gian trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích. Trong tù thì thiếu thốn biết bao nhiêu là thứ nào là cơm nước quần áo nào chăn màn nhất là trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì cái thiếu thốn ấy lại càng được tăng lên gấp bội khi giam cầm một nhà chính trị một nhà cách mạng kiên trung.

    Đó là hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra xét, tra tấn, đau khổ, đọa đày về thể xác, về tinh thần.

    Con người không chỉ mất tự do, còn khó giữ nổi tính mạng, luôn đối mặt với cái chết.

    Song sắt nhà tù lạnh lùng, vô nhân tính, tàn bạo sẽ giam hãm, đày đọa thể xác, làm nhụt chí người tù cách mạng. Nên điều kiện" vô tửu diệc vô hoa "(không rượu cũng không hoa) là hiển nhiên.

    Thế mà Bác vẫn ung dung làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay. Không phải viết bằng tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) mà viết bằng chữ Hán (tiếng Trung Quốc), bắng các thể thơ mang màu sắc cổ điển Trung Quốc, sau này được nhiều nhà văn hóa Việt Nam và nước ngoài đánh giá rất cao. Coi nhiều bài thơ của Bác có thể sánh ngang với thơ Đường, thơ Tống, thật là vinh dự lớn lao.

    Cả hai bài thơ còn tái hiện chân thực cuộc đời những người chiến sĩ cộng sản trẻ tuỏi cùng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tổ quốc sâu nặng. Bài thơ Khi con tu hú có thể coi là khúc ca về tình yêu cuộc sống, yêu làng quê, yêu quê hương chôn rau cắt rốn tha tthiết của người tù cách mạng trẻ tuổi.

    Nhan đề được mang tên một loài chim. Đây là loài chim đặc trưng của mùa hè, ở vườn quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế - miền trung Việt Nam. Chim tu hú thường cất tiếng kêu trong ngày hè. Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ, liên tưởng về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ.

    Trong thế giới tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan, thính giác, xúc giác để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:

    Khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Trời xanh càng rộng càng cao

    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..

    Một bức tranh được vẽ trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật sôi động và tràn đầy sức sống. Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã với tiếng chim tu hú gọi bầy, tiếng ve râm ran ngân ca trong vườn cây, tiếng sáo diều vi vu trên không trung. Màu sắc của khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ, đầy sức sống. Đó là màu vàng óng của cánh đồng lúa chiêm đang vào vụ chín, màu vàng tươi của những hạt bắp phơi đầy sân, màu hồng đào của nắng ban mai cùng màu xanh trong trẻo của bầu trời trên cao. Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè tươi vui, đầy sức sống, no ấm, bội thu. Đó là cánh đồng lúa chiêm dài rộng đang chín vàng cùng vườn trái cây xum xuê đang với cây trái đang độ ngọt dần.

    Đang chín, ngọt dần là dấu hiệu của những sản vật lúa chiêm, trái cây đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ. Một mùa hè tươi đẹp đã đến. Mùa hè của những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, sản vật gần gũi, quen thuộc đến thân thương. Vẫn là bầu trời xanh bao la, cao, rộng, thân thiết của tuổi thơ với" đôi con diều sáo lộn nhào từng không ". Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có những liên tưởng, hình dung, cảm nhận sâu sắc, chân thực, tươi mới đến thế. Cả khổ thơ đã thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.

    Còn với Ngắm trăng, bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm. Yêu thiên nhiên nên Bác coi trăng như người bạn tri âm, tri kỷ, không chỉ hiểu tiếng nói mà còn hiểu cả tiếng lòng. Bởi thế, cảnh đêm trăng đẹp với ánh trăng tròn trịa, soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào hững hờ được:

    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

    (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào)

    Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.

    Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác thể hiện trực tiếp tâm trạng" nại nhược hà "bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ánh trăng tròn sáng viên mãn ngoài song sắt. Cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả xúc động, bối rối, xao xuyến. Tình yêu thiên nhiên còn được thể hiện ở sự hòa hợp về tâm hồn của người chiến sĩ – thi sĩ và ánh trăng:

    " Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

    (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).

    Đọc câu thơ, ta cứ cảm tưởng như đây là hai người bạn thân lâu ngày gặp lại. Hai người nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng, xúc động đến nhòa trong nước mắt. Tình yêu thiên nhiên hòa quyện trrong tình yêu dân tộc, yêu tổ quốc đã làm nên cốt cách của một bậc vĩ nhân – Hồ Chí Minh.

    Hai bài thơ này còn tái hiện chân thực cuộc đời những người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi với phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, khao khát tự do và bản lĩnh cách mạng sắt son.

    Với bài "Khi con tu hú", tựa đề là âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Nghe con chim tu hú gọi bầy như nghe tiếng gọi thúc giục người tù trở về với bạn bè, đồng đội để đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng. Đặt vào tâm tư, nội cảm của nhà thơ thì càng trở nên tha thiết và thôi thúc người chiến sĩ hướng đến tự do.

    Đặc biệt, không gian tự do của thiên nhiên mùa hè sôi động, tươi đẹp cùng tiếng chim tú hú gọi bầy, tiếng sáo diều nhào lộn trên bầu trời cao rộng càng dồn nén u uất và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu. Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đã bùng lên mãnh liệt:

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

    Ngột làm sao chết uất thôi

    Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

    Với người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu, âm thanh "Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu" đã khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm tin bền bỉ vào sự nghiệp cách mạng, thúc giục tranh đấu, thôi thúc "đạp tan phòng" để trở về cuộc sống tự do, để tiếp tục cống hiến tuổi xuân cho cách mạng. Đây là ý chí, tinh thần, bản lĩnh cách mạng sắt son của người thanh niên Tố Hữu.

    Bài thơ khép lại nhưng ta nghe tiếng tu hú "cứ kêu", kêu hoài, kêu mãi.. đó là tiếng kêu của khát vọng tự do cho tác giả, tự do cho dân tộc, quê hương. Đó là chất thép sục sôi trong người chiến sĩ cộng sản.

    Đến với Ngắm trăng, trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tự tại cùng bản lĩnh, ý chí, nghị lực phi thường và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng. Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích, dù bị đày đọa, bị bỏ đói, bị đánh đập, tra tấn dãn man. Bác hướng đến ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp bất chấp cái song sắt tàn bạo bằng cuộc cuộc vượt ngục tinh thần vĩ đại.

    Ánh trăng ấy cũng chính là ánh sáng hy vọng tự do mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng muốn tự do, được trở về đất nước, để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Xuyên suốt bài thơ là sự im lặng tuyệt đối của con người và thiên nhiên. Nhưng chính sự im lặng đó càng làm nổi bật hình tượng bậc lãnh tụ cách mạng với phong thái ung dung, bản lĩnh kiên cường, cốt cách của lãnh tụ lãnh đạo vĩ đại. Hiện thực khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch sẽ không bao giờ trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...