Để trả lời cho câu hỏi Mười hai bến nước là gì, trước tiên ta lý giải từ "bến nước" : Thuật ngữ "thuyền" và "bến" vẫn thường được sử dụng để mô tả cô gái và chàng trai trong một mối quan hệ hôn nhân, đính hôn hoặc hẹn hò. Từ cách dùng này đã được phát triển thêm, từ "bến" được dùng để chỉ bến đỗ, số phận của người con gái. "Bến nước" chứ không phải "bến đỗ" đã thể hiện sự bất định, chập chờn. Bởi vậy, mười hai bến nước là cụm từ dùng để chỉ số phận bấp bênh của người con gái trong tình yêu, hôn nhân, muốn nói đến thân phận người phụ nữ lênh đênh, lận đận; trong bao nhiêu người đàn ông ngoài kia, số phận của cô gái là gặp được "bến nước" như thế nào thì đành "trong nhờ, đục chịu". Đây là cách nói từ dân gian nên có nhiều hướng lý giải cho con số mười hai. Ví dụ như: Con số mười hai tương ứng với các chức vụ và chức nghiệp trong xã hội cổ đại: Công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương (lái buôn), ngư, tiều, canh, mục. Tuy nhiên, cách hiểu này có phần lặp lại, bởi vì công, khanh và sĩ cũng đều là học sĩ, học giả; canh và nông cũng đều có nghĩa là nông dân. Hay là: Con số mười hai tương ứng với mười hai nghề là: Sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Cách giải thích này cũng bị lặp tương tư như cách trên: Canh và nông đều có nghĩa là nông dân; sĩ và nho đều là học giả. Một cách giải thích khác cho rằng con số mười hai tương ứng với các tuổi là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Bên cạnh đó, do cách hiểu bình dân, người ta đã có phần đánh đồng, lẫn lộn từ "nhân duyên" nghĩa là tình ái với từ "nhân duyên" trong "thập nhị nhân duyên" của Phật giáo. Thực tế trong Hán ngữ, hai chữ "nhân" này được viết khác nhau: Một chữ là "nhân" trong "hôn nhân", còn một chữ là "nhân" trong "nguyên nhân". Thập nhị nhân duyên chính là mười hai nguyên nhân lý giải tại sao con người đau khổ và luân hồi: Vô minh, hành động, ý thức, danh sắc (danh và hình tướng), lục căn (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý), tiếp xúc, thụ (cảm giác), tình yêu, thủ (nắm giữ), hữu (trở thành), sinh, lão tử (già và chết). Trong chuỗi nhân duyên - điều kiện nhân quả này, cái trước là nguyên nhân của cái sau, và khi cái trước không còn, cái sau cũng sẽ đến lúc chấm dứt. Mười hai bến nước cũng là tên của nhiều tác phẩm âm nhạc, thơ: 1. Bài hát Mười hai bến nước của nhạc sĩ Lê Minh: Mười hai bến nước đục trong biết đâu mà lần Làm thân con gái ví như cánh bèo trôi xuôi Thương cho đóa hoa rơi ngậm ngùi Đêm đêm gió mưa nghe bồi hồi Tội thân em tựa như con nước nổi trôi. Mười hai bến nước đời như cánh hoa lục bình Mặc cho con sóng cuốn trôi tháng ngày lênh đênh Đi trong gió mưa bao gập ghềnh Thân hoa xác xơ trôi mọi miền Rồi em mơ sống trong cơn mộng êm đềm. Biết nơi đâu bến đục trong Giữa đời mênh mông lắm bão giông Số phận long đong cứ đuổi rong Ai nhớ ai mong. Có đôi khi nhớ làng quê Nhớ hàng dừa xanh, nhớ buồng cau Những ngày bên nhau cháo và rau Nước mắt em tuôn trào. Mười hai bến nước về đâu gió mưa xạc xào Từng đêm nước mắt rớt rơi giữa đời lao đao Cô đơn xót xa trong nghẹn ngào Sao anh dửng dưng cho lệ trào Cầu mong sao muôn đời ta mãi còn nhau. 2. Bài hát Mười hai bến nước của tác giả Tôn Nữ Huyền Chi: Biết anh buồn vì em đi lấy chồng Biết anh buồn và còn đang nhớ mong Một người đi vừa tách bến sang sông Một người đang ưu sầu bên pháo hồng. Biết em buồn vì ta xa cách rồi Biết em buồn tình này phải vỡ đôi Và từ đây hẹn ước đã chia phôi Mộng đẹp tan theo dòng nước cuốn trôi. Phận gái cuộc đời mười hai bến nước Lớn lên thì cất bước theo chồng Thôi hết rồi giờ này ta đã đôi nơi Chẳng qua duyên nợ thế thôi. Lỡ yêu rồi thì quên sao hỡi người Trái ngang rồi tình mình ai khiến xui Còn tìm đâu hình bóng đã ghi sâu Còn tìm đâu tao ngộ giây phút đầu. Lỡ yêu rồi tình kia ai đổi dời Bấy nhiêu tình đành tàn theo lá rơi Thà đừng quen và ước muốn nên đôi Thì ngày nay ai buồn chuyện lẻ loi. 3. Bài hát Mười hai bến nước của tác giả Lý Huỳnh Long & Võ Thiện Thanh: Người lớn cũng thường hay nói Lấy nhau số bởi ông trời Hạnh phúc ở đời con gái, mười hai bến sông Hỏi má tôi thời con gái Nhớ thương chín đợi mười chờ Rồi đó mối tình của tôi đẹp như dòng sông Sông biết trôi đi về đâu? Tôi vẫn hay ngồi nhớ ai? Ôi có ai ngờ đâu cuộc đời Con nước chia làm đôi Tình đã rời xa người yêu dấu Tôi bước đi lệ rơi ngậm ngùi Xe pháo giăng thành đuôi Mình cũng dạt trôi về bến nào? 4. Bài thơ Mười hai bến nước của tác giả không rõ tên, được nhà thơ Nguyễn Bính cho in năm 1942: Mỗi lần tôi quá ưu buồn, Đọc thơ tưởng những linh hồn phiêu lưu. Chiều qua, cũng một buổi chiều, Bò xoài, khăn mặt dở thêu, thở dài. Tôi như là nhớ một ai, Tuy chưa một bóng qua đời tôi đâu. Người âu sầu, cảnh âu sầu, Một lần gió động, bên lầu lá rơi. Ô hay, sao thế, lòng tôi, Thuốc nào chữa được bệnh người vẩn vơ. Vì giời, bệnh gió và mưa, Phiêu lưu, bệnh của người thơ muôn đời. Đứng lên ngồi xuống lại ngồi, Tương tư.. đâu phải bóng người xa xăm. Nhớ người, tôi đọc hàng trăm Lời thơ tha thiết âm thầm qua đi. Giời ơi, cam chịu biệt ly Trước khi biệt mất, trước khi trao lòng. Có tàn ác.. số mệnh không? Có tê tái đến tận trong tim lành? Bảo tôi nín lặng sao đành, Lòng ơi, người ấy vô tình đi qua. Thì tôi sợ lắm, người ta Không nhìn chăm chút sẽ ra thế nào. Tôi ước ao, tôi ước ao Đời người ấy để tôi vào được không? Tưởng khơi sa mạc mênh mông Lời tôi im lịm trôi trong cát vàng. Đầu bù tóc rối tơ vương, Tôi ngồi nhắc lại một trang thơ buồn. Nửa chừng lệ đã trào tuôn, Nghẹn ngào không thể đọc hơn một vần. Nữa là như thế muôn lần, Nhưng tôi, không kiếp phong trần như ai. Tôi còn sướng nhất trên đời, Dễ thường kẻ ấy phương trời lang thang. Trưa nay ngồi nhặt nắng vàng, Chiều nào đưa chị, đầu làng ngùi trông. Mái Đoài nhớ lá cau Đông, Nâng lời than thở thả lòng giếng khô. Còn nhiều.. nhưng chỉ tôi thừa, Cuộc đời phiêu bạt bao giờ gặp tôi. Hỡi người thơ mộng xa xôi, Hay là để một quãng đời nào tiên. Quãng đời trộn với ánh đèn, Dưới trời có gặp chỉ phiền phức thêm. Phồn hoa rộn rã áo xiêm, Muốn bao hình ảnh có tìm như không. Biết rằng thế lắm, nhưng lòng Có tin đi một con đường khác đâu. Vẫn buồn mới khổ mới đau, Vẫn chờ, vẫn nhớ nơi đâu xa vời.. Vẫn theo ấy bóng một người, Qua lời thơ lệ, qua lời gió mưa.. Tình vương trong mộng là THƠ Nếu như thế quả tôi dư tài rồi. Nếu là tim rạn máu rơi, Là lời yêu mến, là lời khóc than. Là tin tưởng, là quê hương Là tròn, là góc, là vuông hay là Một hàng chữ, ý vu vơ; Than ôi, tôi biết bao giờ hiểu đây. Vì làng thơ họp trên mây Tôi, cô gái xấu đọa đày trần gian. Hiểu làm sao được mà than Nhớ sao não nuột cung đàn.. mà ghen Với người trong giấc mơ tiên Của chàng thi sĩ quê trên mây hồng Than ôi, có thể được không, Lòng tôi từ độ.. như dòng sông vơi Lá vàng đã lắm lần trôi U buồn đã lẫn thở dài đi qua Lệ nhiều đã giết ngày thơ, Môi hồng sẽ nhạt, má tơ phai đào Còn gì nữa mà đổi trao Cho người đuổi những mơ cao không trùng Còn gì mà đợi, mà mong Nhớ tôi thì nhớ, xin đừng có.. yêu Mơ đi tôi cũng mơ theo, Họa chăng gặp một vài chiều của nhau. Rồi tìm lấy bước khổ đau Bạn đi trong lúc tôi rầu rầu trông. Thế thôi tình cũng là xong Người đời cát bụi, kẻ phòng cô đơn. Viết đi, tôi dạo khúc đờn Theo dòng linh lạc của hồn bạn đi. Viết đi rồi nhớ gửi về Bến mơ trong gió, mây se chiều buồn.
Ca dao về thân phận người phụ nữ xưa Phận gái bến nước mười hai, Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ. Lênh đênh một chiếc thuyền tình, Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu. Em là con gái, em có hai bến sông, Bến đục em chịu, bến trong em chờ. Thân em như thể cánh bèo Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.