Một số nhận định văn học có thể sử dụng trong bài Tây Tiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 31 Tháng mười 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Một số nhận định văn học có thể sử dụng trong bài Tây Tiến

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
    Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
    Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
    Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
    Khèn lên man điệu nàng e ấp,
    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
    Có nhớ dáng người trên độc mộc,
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

    Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
    Áo bào thay chiếu, anh về đất,
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

    Tây Tiến người đi không hẹn ước,
    Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
    Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
    Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

    Phù Lưu Chanh, 1948

    Tây Tiến là một bài thơ nổi tiếng trong đền đài thơ ca Cách mạng Việt Nam. Khác với đoạn thời gian đâu khi vừa được "sinh ra" cả "Tây Tiến" và chả đẻ của mình là Quang Dũng bị chỉ trích khá nhiều thì ngày nay, Tây Tiến càng ngày càng ghi dấu ấn trong lòng người đọc, nhà văn và nhà thơ khác. Cũng vì vậy mà nhận định văn học dành cho Tây Tiến rất nhiều, thế nhưng không phải lúc nào các bạn học sinh cũng có thể khéo léo để chắt lọc và dẫn dắt các đoạn nhận định này. Dưới đây mình xin gợi ý một số nhận định nhé.

    [​IMG]
    "Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ Tây Tiến hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn." (nhà thơ Vân Long)

    Nhận định này có thể được sử dụng trong các bài đề cập đến cảm hứng lãng mạn và nét bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

    Đoạn văn vận dụng: Cảm hứng lãng mạn trong văn học lúc nào cũng chứa đầy cái tôi cảm xúc. Và trong Tây Tiến, cảm hứng lãng mạn ấy thể hiện trước nhất trong cái tôi của Quang Dũng, đầy ắp nét thơ với cảm xúc dạt dào, mãnh liệt, trào ra khỏi "khung gỗ" của từng câu thơ. Để rồi khi kết hợp với những nét đẹp tả thực, với hoàn cảnh khóc liệt được "lãng mạn" hóa trong từng câu thơ ấy, nét bi tráng hiện ra như đóa hoa sớm nở giữa rừng. Đẹp mà kiên cường đến lạ. Như nhà thơ Vân Long đã từng nói rằng: "Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ Tây Tiến hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn." Cái lãng mạn và cái bi tráng trong thơ Quang Dũng hòa quyện rất khéo, xây dựng nên một khung cảnh cực khổ mà nên thơ, là cái chết bi thương mà lại hào hùng tráng lệ, là nỗi xót xa khi chôn thây nơi đất khách quê người mà vẫn hào hùng như kẻ bất tử...


    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười một 2022
  2. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Một số nhận định văn học có thể sử dụng trong bài Tây Tiến (tiếp theo)

    "Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng.." (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng)

    Đây là một nhận định khá linh hoạt, có thể sử dụng làm mở bài, thân bài hay thậm chí là kết bài. Nhận định này có thể sử dụng cho yếu tố lãng mạn và bi tráng của bài thơ Tây Tiến .

    Đoạn văn vận dụng cho mở bài

    Với nhiều người, một bài thơ cách mạng thường phải là một bài thơ mang hơi hướng kiêu hùng, anh dũng và rắn rỏi. Thế nhưng Quang Dũng đã phá tan điều đó với Tây Tiến, "Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng.." . Với những lời mà Vũ Thu Hương đã nói, có thể nhận thấy rất rõ rằng dẫu cho có là một bài thơ Cách mạng thì Tây Tiến của Quang Dũng cũng mang cho mình một nét riêng, khiến nó nổi bật với nét lãng mạn pha cùng bi tráng hào hùng của mình.

    Đoạn văn vận dụng cho thân bài

    Thơ của Quang Dũng lãng mạn, lãng mạn từ cái tôi của chính ông. Nhưng dòng thơ dạt dào cảm xúc, mãnh liệt như muốn tuôn trào, phá bỏ mọi giới hạn. Vũ Thu Hương cũng từng có lời bình cho thơ của ông: "Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng.." Khác hẳn với những nét thơ bi thương, não nùng để làm bật lên các tàn khốc của chiến tranh cùng thời, Tây Tiến của ông lãng mạn, lãng mạn đến lạ. Đêm biên cương giá rét ấy vậy mà còn có thể "mơ nét kiều thơm", hay những ngày canh gác mệt mỏi ấy mà các anh vẫn "gửi mộng qua biên giới". Chẳng hay ấy là cái mộng hòa bình ấm no, mộng của quê nhà yên ấm hay một giấc mộng lãng mạn với nét "kiều thơm" yểu điệu thướt tha của cô gái Hà Thành.
     
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Một số nhận định văn học có thể sử dụng trong bài Tây Tiến (tiếp theo)

    [​IMG]

    "Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". (Nhà thơ Vũ Quần Phương)

    Nhận định này có thể được sử dụng khi đề cập đến vị trí của tác phẩm Tây Tiến trong thời kháng chiến xưa và nay .

    Đoạn văn vận dụng: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nói rằng: "Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". Quả thật như vậy, ngay từ khi ra đời, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã được rất nhiều người lính trẻ bấy giờ yêu thích. Tuy nhiên vì một số quan niệm mà rất nhiều nhà thơ kháng chiến cùng thời lại xem thơ của ông quá ủy mị, mang theo tư tưởng anh hùng kiểu cũ. Thời ấy, văn thơ người ta chuộng những bài nói lên khí khái hào hùng, hiên ngang mạnh mẽ để cổ vũ tinh thần người chiến sĩ hơn. Và rồi trong một khoảng thời gian dài, Tây Tiến của Quang Dũng cứ bị vùi dập mãi trong lối suy nghĩ ấy. Mãi tới thời kì Đổi mới, trong xu hướng nhìn nhận lại các giá trị văn học xưa, bài thơ Tây Tiến mới được khôi phục lại vị trí của nó trong lịch sử văn học nước nhà. Dần dần, qua ngần ấy năm, Tây Tiến lại khẳng định chắc nịch cho vị trí của mình trong nền thơ ca Việt Nam nói chung và văn học cách mạng nói riêng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...