Đối với mỗi bài văn đạt mục tiêu 9+ trong kì thi THPT Quốc Gia, lý luận và nhận định văn học đương nhiên sẽ là những cái bắt buộc phải có trong bài, nhưng liệu chúng ta có đang vận dụng thật tốt một nhận định văn học hay chỉ đưa nó vào một cách hời hợt mà đánh mất đi giá trị của lời nhận định ấy? Khiến bài văn trở nên khô cứng và gò bó? Tôi đã phát chán với cách sử dụng lí luận văn học như: "Văn học nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết" Và tác phẩm A của nhà văn B là một tác phẩm như thế " " Chekhov nói: "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà (văn) nhân đạo từ trong cốt tủy". Trong tác phẩm A, nhà văn B đã thể hiện điều đó " " Lê Đạt viết: "Mỗi công dân đều có một dạng vân tay/ Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ". Và nhà văn B trong tác phẩm A đã làm đúng như vậy " Những cách sử dụng lí luận trên thật sự không mang tới bất kì một giá trị nào cho bài viết, hơn nữa càng làm mất giá trị của một câu nhận định văn học và khiến cho giáo viên mất thiện cảm với bài làm của bạn. Vậy, làm thế nào để tối đa hóa hiệu năng của một nhận định văn học? Khi viết về một nhận định văn học, ta phải hiểu được rằng nhận định ấy có nội dung và ý nghĩa gì đối với văn học và đối với chính tác phẩm mà ta muốn liên hệ. Ta phải nói lên một cách khái quát được nội dung và ý nghĩa của nhận định ấy rồi từ đó liên kết với bài văn và tác phẩm của chúng ta Tham khảo một số cách mà mình đã làm dưới đây, đây là những cách vận dụng mình đã nhận được phản hồi tốt từ giáo viên, hi vọng giúp ích cho các bạn nhá! - Cha đẻ của" Đi tìm người đã khuất "– Marcel Proust từng tâm sự:" Đối với nhà thơ, nhà văn cũng giống như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề về kỹ thuật mà là vấn đề về góc nhìn. "Để thấm đẫm dấu truyện riêng trên những trang văn của chính mình, điều mà những người nghệ sĩ cầm bút hướng tới không phải là khả năng múa bút uốn lượn mĩ miều trên những trang giấy, cái mà họ đau đau nghĩa về đó là việc khám phá là những góc nhìn khác biệt, khai sáng những góc khuất chưa được khám phá để giúp cho độc giả thấu cảm và ngắm nhìn, suy tư, chiêm nghiệm một thế giới quan mới mẻ. Ở tác phẩm A của nhà văn B đã mang lại một góc nhìn mới, một thế giới quan mới, là.. - Ở mỗi nhà thơ, nhà văn thực thụ, để đặt bút, cất lên những dòng mực tinh túy nhất, họ phải buôn tẩu trên hành trình xa rộng của tạo hóa, phải vươn lồi con mắt, bước nhũn đôi chân, phải chứng kiến sự xoay chuyển khôn lường của hiện thực thậm phồn để kết lại những nhụy hoa của cuộc sống, của văn chương nghệ thuật. Điều này đúng với những lời mà Nguyễn Tuân từng nhận định:" Muốn có môt trang văn hay như hoa thì phải lao động miệt mài như con ong mật, phải xót lòng đèo bòng như ngọc trai ". - Thật không thể phủ nhận lời nhận định của nhà phê bình người Nga Belinxky:" Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi đó ". Nếu Nguyễn Tuân dùng hết bút lực của bản thân chỉ để đặc tả cảnh đẹp hoang dã nơi sương khói tây Bắc, miêu tả sự hung bạo của con sông Đà mà chẳng mang tới bất kì một ý nghĩ gì khác thì liệu bản tùy bút ấy có thể" sống "qua sự băng hoại của thời gian? Và liệu Nguyễn Tuân có thể tìm thấy" chất vàng mười"mà mình ước mong, khát khao? Tối đa hóa hiệu năng của mọi giác quan để lột tả con sông đà như thế, cuối cùng thứ mà Nguyễn Tuân muốn tôn vinh, ngợi ca chính là người lái đò sông Đà.