Học văn không khó, làm một bài văn hay cũng không khó. Nếu bạn cảm thấy bài làm của mình chưa hấp dẫn nghĩa là bạn vẫn chưa biết một số "bí kíp" để làm nên một bài văn hay. Trong đó "nhận định văn học" - một trong những yếu tố giúp cho bài văn trực quan hơn, sinh động hơn và góp phần không nhỏ giúp bài làm của bạn trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc. Hi vọng những nhận định sau đây sẽ giúp nhiều bạn học văn tốt hơn và yêu văn hơn! A. VĂN XUÔI 1. Vợ chồng A Phủ 1_ "Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm. (Tô Hoài) 2_" Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường. "(Tô Hoài) 3_" Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời những đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. "(Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội) 4_" Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: "Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá." (Tô Hoài) 5_ "Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên.. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi." (Tô Hoài) 6_ "Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam." (GS. Hà Minh Đức) 7_ "Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của" Vợ chồng A Phủ "." (Phan Anh Dũng) 2. Người lái đò sông Đà 1_ "Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - hung bạo và trữ tình." (Nguyễn Đăng Mạnh) 2_ "Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm.." (Nguyễn Đăng Mạnh) 3_ "Đọc Người lá đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đáng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ.. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ.." (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng) 4_ "Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức." (Vũ Ngọc Phan) 5_ "Đây là một nhà văn" suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật "(Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người" sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa ". (Nguyễn Đăng Mạnh) 3. Vợ nhặt 1_" Nhà văn dùng Vợ Nhặt để làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sang ấm lòng ". (Nhà giáo Trần Đồng Minh) 2_" Khi viết về nạn đói người ta thường viết sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khôn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy vẫn không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người. "(Kim Lân) 3_" Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. "(Nguyên Hồng) 4_Khi nói về truyện ngắn" Vợ nhặt ", Kim Lân đã tâm sự:" Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống. " 4. Ai đã đặt tên cho dòng sông 1_" Nhiều thế hệ van nghệ sĩ đến vơi Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô.."(Bùi Thị Hải Hạnh)
B. THƠ 1. Tây Tiến 1_ "Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh" (Vũ Thu Hương) 2_ "Tây Tiến - sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn" (Đinh Minh Hằng) 3_ "Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng.." (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng) 4_ "Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ.. Tất cả đều gợi ân tượng của sự" lạ hóa ", của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên.." (Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng) 2. Việt Bắc 1_ "Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình - chính trị.. Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ." (Trần Đình Sử) 2_ "Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần" (Chế Lan Viên) 3_ "Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề Thơ Tố Hữu chín rộ, không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người, Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.." (Xuân Diệu) 4_ "Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi." (Tố Hữu – "Nhà văn nói về tác phẩm") 5_ "Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên." (Xuân Diệu – "Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu") 6_ ".. Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ cách mạng, thơ ca kháng chiến.." (Nguyễn Đức Quyền) 7_ "Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình - chính trị.. Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ." (Trần Đình Sử) 3. Sóng 1_ "Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình.. Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm" (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn) 2_ "Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời.." 3_ "Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thở" (GS TS Trần Đăng Suyền) 4_ "Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh" 4. Đất nước 1_ "Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam.. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam." 2_ "Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ.." (Trần Đình Sử- Đọc văn học văn)