Một số mở bài cho bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn 12

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Anhquaann, 29 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]


    Sự kiện lịch sử trọng đại- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vang dội đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đã mở ra cho đất nước một kỉ nguyên mới tự do và không còn cảnh nhân dân phải chịu nhiều tầng xiềng xích, niềm tin và ý chí tự chủ mạnh mẽ của toàn quân và dân ta đã được đền đáp xứng đáng, trong thời khắc trọng đại ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn bộ Trung ương Đảng soạn thảo lên bản "Tuyên ngôn độc lập" để rồi ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, người cất cao giọng trầm ấm để đọc lên rõ ràng từng câu từng chữ. Bản "Tuyên ngôn độc lập" được vang lên cũng là thời khắc chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa. Tác phẩm là kết tinh vĩ đại cho một hành trình dài đánh đổi để giành lại độc lập cho non sông, gấm vóc.

    • Mở bài 2:

    Được dành thời gian chuẩn bị bằng cả thực tiễn mấy chục năm dài Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động trong phong trào cách mạng thế giới và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo ngay giữa lòng Hà Nội, tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác mang tầm vóc thời đại, giấc mơ thường trực về cảnh tượng "Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh" của Người đã tạo nên cảm xúc mãnh liệt nơi ngòi bút để viết nên một ánh văn bất hủ, đánh dấu cho bước chuyển mình sang một thời đại mới của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc là một tác phẩm đỉnh cao, tiêu biểu, phản ánh đầy đủ và sâu sắc quan điểm triết học, quan điểm chính trị và cả quan điểm nhân sinh của Hồ Chủ tịch, trong đó chứa đựng cả những giá trị sâu sắc của văn minh nhân loại được thể hiện bằng trí tuệ sắc sảo và tư duy lỗi lạc.

    • Mở bài 3:

    Ngày 2/ 9/ 1945, thủ đô Hà Nội được phủ lên màu cờ rực đỏ của ngày lập quốc vinh quang. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến dân tộc Việt Nam đủ sức mạnh để hất tung khỏi vai những tầng xiềng xích và áp bức, đã từng bước đưa nhân dân Việt Nam bước tới vùng sáng độc lập tự do sau những tháng ngày ngập ngụa trong vũng lầy sầu khổ. Đã mấy chục năm trôi qua kể từ ngày Hồ Chủ Tịch đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù không được chứng kiến, không được sống trong không khí thiêng liêng ấy, nhưng ngày nay chúng ta vẫn không khỏi tự hào khi nhắc đến "Tuyên ngôn độc lập" - một áng văn chính luận mẫu mực được viết nên dưới ngòi bút sắc bén của nhà chính trị gia lỗi lạc Hồ Chí Minh.

    • Mở bài 4:

    Vào những thời điểm trọng đại của lịch sử một dân tộc, sẽ thường có những ánh văn bất hủ được chắp bút nhằm đánh dấu cho một thời đại mới, cho bước chuyển mình mạnh mẽ của số phận quốc gia. "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. Áng văn chính luận Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm như thế, tác phẩm là tiếng nói đại diện cho mọi sự cố gắng, nỗ lực của toàn quân, toàn dân và của toàn thể dân tộc Việt Nam anh hùng.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    • Mở bài 5:

    Là một trí thức yêu nước sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng thấu hiểu và trân trọng hai tiếng "tự do" như lời giáo sư Vũ Khiêu từng nhận định: "mất tự do là điều mãi mãi day dứt tâm tư người trí thức. Bởi nó trói buộc tâm hồn, hạ thấp nhân phẩm và ngăn cản sáng tạo. Đất nước bị xâm lược, nhân dân mất tự do, sống lầm than đau khổ. Với người trí thức chân chính, đau khổ ấy gấp bội lần. Ở họ, nỗi đau khổ của nhân dân được cộng thêm suy tư của người trí thức. Với họ, mất tự do là cảm thấy đời sống thực không còn nữa. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do hành động, người trí thức mất đi bản chất tri thức, mất đi điều kiện cơ bản nhất để tồn tại với danh nghĩa là trí thức". Vì lẽ đó mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đặt quyết tâm phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, tự do cho đồng bào, để rồi, tranh thủ chớp lấy ranh giới mong manh giữa hai thời điểm Nhật bị đánh bại và Pháp trở lại chiếm đóng, Người nhanh chóng soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập cho ngày lập quốc vĩ đại, Tuyên ngôn Độc lập- bản tuyên ngôn bất hủ, bản anh hùng ca lịch sử cách mạng Việt Nam.

    • Mở bài 6:

    Được Bác soạn thảo ngay giữa lòng Hà Nội để chuẩn bị cho bài phát biểu ngày 2/9.1945, bản Tuyên ngôn độc lập sắc sảo của Người được Chế Lan Viên nhận định: "Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra". Tuyên ngôn độc lập là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, thành công nhất và tiêu biểu nhất cho phong cách văn chính luận của Người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...