Một số cách mở bài Tây Tiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trần Thị Thu Thuỷ, 29 Tháng tám 2022.

  1. Trần Thị Thu Thuỷ

    Bài viết:
    1
    1. Trong bài thơ "Mây khói biên thuỳ" nhà thơ Vũ Đan Thành từng xúc động:

    "Ai người thắp nén nhang thơm

    Vẫn là mẹ, anh chị em với cùng

    Những ngươi đồng đội từng chung

    Chiến hào khói súng biên cương năm nào"

    Như một nỗi ám ảnh dày xéo, như một nỗi đau mãi canh cánh mãi muôn đời, "chiến tranh" chính là những kĩ ức thương đau mà có lẽ thời gian chảy trôi đến mấy cũng chẳng thể xóa nhòa được. Một tấc đất bao máu xương.. để rồi, trong bom đạn, chết chóc ta bắt gặp những "anh hùng" kiên cường, bất khuất đã trở thành huyền thoại, đó là những người lính trong trường kì kháng chiến chống Pháp. Và có lẽ vì thế, mà Quang Dũng -Người nghệ sĩ đa tài với vẻ hào hoa, phóng khoáng đã dành trọn trong lòng thành của mình mà "họa" lên tuyệt tác "Tây Tiến". Nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì tác phẩm ấy chẳng khác gì "Một viên ngọc, càng mài càng sáng, càng lấp lánh và hấp dẫn" về những chiến sĩ hào hùng, dũng cảm, một lòng yêu nước đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ Quốc trong kháng chiến chống Pháp trường kì lúc bấy giờ.

    2.

    "Anh sẽ đưa em về miền Tây Bắc

    Nơi ngút ngàn rừng thẳm tiếp trời xanh

    Nơi chim chóc chuyển cành kêu ríu rít

    Hoa rừng thơm bên suối mát ngọt lành"

    Không biết tự bao giờ mà Tây Bắc, mảnh đất hùng vĩ hoang sơ mà cũng rất đỗi thơ mộng, trữ tình đã đi vào thơ ca một cách thiết tha, đằm thắm và ân tình như thế. Nếu đã trót yêu những tác phẩm nghệ thuật viết về mảnh đất hùng vĩ nên thơ này hẳn độc giả không thể Chế Lan Viên với "Tiếng hát con tàu", Nguyễn Tuân với tuỳ bút "Sông Đà", Tô Hoài với tập truyện "Tây Bắc" và đặc biệt không thể không kể đến Quang Đung với "đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa" -Tây Tiến. Được ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, "Tây Tiến" được xem là đỉnh cao đời thơ Quang Dũng và cũng là tác phẩm tiêu biểu của cả nền thơ kháng chiến Việt Nam. Những chàng thư sinh áo trắng, rời bỏ bút nghiên lên đường đi chiến đấu vì tình yêu Tổ Quốc, yêu quê hương tha thiết, vì nền hòa binh của dân tộc đã được nhà thơ Quang Dũng tái hiện một cách xuất sắc qua bài thơ "Tây Tiến" bằng ngòi bút phóng khoáng, hồn hậu, rất mực tài hoa và lãng mạn. Vì thế, mỗi khi đọc Tây Tiến người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, hữu tình.

    3.

    "Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

    Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

    Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

    Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương."

    (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

    Mẹ yêu thương ở đây phải chăng là cội nguồn cách mạng, những mảnh đất mà người lính đã đi qua "nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất", những con người Tây Bắc gắn bó ân tình. Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc như thế. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc.

    4.

    Có những nỗi nhớ siêu hình không bút mực nào tả nổi, như khi ta đang ở một nơi mà lại nhớ chính về nơi đó:

    "Chiều nay có một người du khách

    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên" (Nguyễn Bính).

    Lại có những nỗi về con người, về miền đất đã trở thành kỉ niệm: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ/ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương" (Chế Lan Viên). Và cũng bắt đầu từ một nỗi nhớ như thế, bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng ra đời. Tác phẩm được kết tinh từ nỗi nhớ "chơi vơi" của ông về đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài "Tây Tiến". Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó.

    5.

    Nói về Tây Bắc, người ta lại nhớ về xứ sở hoa ban, như thể thế giới gọi nước Nga là mảnh đất của bạch dương, còn Nhật Bản là nơi trú ngụ của anh đào. Cũng như vậy, khi ghé thăm những mùa hoa trên từng trang thơ cách mạng, ai lại có thể bỏ sót một Tây Bắc "rét nhức xương" của Tố Hữu, hay kìa "tâm hồn ta là Tây Bắc" của Chế Lan Viên? Và bất chợt giữa những mùa hoa, ta bắt gặp Quang Dũng - một đóa hoa lạ mà nói như Nguyễn Tuân: ".. độc lập như một ốc đảo cheo leo giữa trùng khơi thi ca và lẻ loi hiu quạnh như một vì sao cô độc trong không gian văn chương kháng chiến". Như một phép lạ, ta bỗng chìm vào hương rừng huyền ảo, trong nỗi nhớ chơi vơi về chặng hành quân ngày ấy qua thi phẩm "Tây Tiến" :
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...