Lý thuyết GDCD 9 chân trời sáng tạo theo chương trình GDPT 2018 năm học 2024-2025 đầy đủ 10 bài gồm: BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG BÀI 2. KHOAN DUNG BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG BÀI 3. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG BÀI 4. KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH BÀI 6. QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ BÀI 7. THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI BÀI 8. TIÊU DÙNG THÔNG MINH BÀI 9. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ BÀI 10. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ Nội dung cụ thể từng bài BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG Khái niệm: Sống có lý tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. Ý nghĩa sống có lý tưởng: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại. Một số lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam: Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm của HS: Mỗi HS cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hoá lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại. BÀI 2. KHOAN DUNG Khái niệm khoan dung: Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Biểu hiện của khoan dung. Biểu hiện của khoan dung là biết tha thứ cho chính mình và cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến. Ý nghĩa của lòng khoan dung. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người được tha thứ sẽ có cơ hội trở thành người tốt, khắc phục lỗi lầm, khiếm khuyết của bản thân. Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và mối quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, tốt đẹp hơn. Rèn luyện đức tính khoan dung. Để rèn luyện đức tính khoan dung, chúng ta cần sống cởi mở, gần gũi với mọi người. Cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác. Đồng thời, phê phán thói ích kỉ, hẹp hòi, thiếu sự độ lượng, khoan dung. BÀI 3. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Khái niệm hoạt động cộng đồng. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức trong nhà trường, xã hội bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng như: Phong trào kế hoạch nhỏ; Nụ cười hồng; Đền ơn đáp nghĩa; Hiến máu nhân đạo; Bảo vệ môi trường; Mùa hè xanh; Kì nghỉ hồng;.. Tên gọi của một số hoạt động cộng đồng. Phong trào kế hoạch nhỏ; Nụ cười hồng; Đền ơn đáp nghĩa; Hiến máu nhân đạo; Bảo vệ môi trường; Mùa hè xanh; Kì nghỉ hồng;.. Ý nghĩa của việc tham gia vào hoạt động cộng đồng. Tham gia hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mỗi cá nhân được rèn luyện về kĩ năng sống, sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội. Từ đó, góp phần tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động cộng đồng. HS cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. Đồng thời, cần phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng. BÀI 4. KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG Những biểu hiện của khách quan, công bằng. Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực; không định kiến, thiên vị. Biểu hiện của công bằng là không phân biệt đối xử giữa người với người. Trong các quan hệ pháp lụât, đảm bảo được nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng; trong xã hội, đảm bảo điều kiện để mỗi cá nhân đều tiếp cận được với các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Ý nghĩa của khách quan, công bằng. Ý nghĩa của khách quan: Giúp chúng ta nhìn nhận đúng bản chất để có cách ứng xử văn hoá, phù hợp với sự vật, hiện tượng và người khác. Ý nghĩa của công bằng: Giúp cho con người có cơ hội phát triển một cách bình đẳng với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người và người, đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể. Tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng. Tác hại của thiếu khách quan: Dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong ứng xử, quyết định, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người. Tác hại của thiếu công bằng: Có thể dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội. Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. HS cần phê phán những hành vi thiếu khách quan, thiếu công bằng một cách phù hợp. BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH Khái niệm hoà bình. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống vui vẻ, hoà thụân, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại. Biểu hiện của hoà bình. Biểu hiện của hoà bình là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hoà thụân cùng nhau; các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển. Khái niệm bảo vệ hoà bình. Bảo vệ hoà bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc;.. Vì sao phải bảo vệ hoà bình. Cần phải bảo vệ hoà bình vì những lợi ích to lớn, thiết thực mà hoà bình đem lại: Giúp con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu. Các biện pháp bảo vệ hoà bình. Biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình: - Chủ động giải quyết mâu thuẫn thông qua trao đổi, thảo lụân, thương lượng, đàm phán.. - Giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp dựa trên công lí, chính nghĩa, tự do, bình đẳng, không thoả hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội. Trách nhiệm của HS đối với việc bảo vệ hoà bình. - Để góp phần bảo vệ hoà bình, mỗi người cần: Học hỏi điều hay, lẽ phải; học cách sống hài hoà, văn minh; biết giải quyết các mâu thuẫn bằng cách hoà giải; chủ động can ngăn các bất đồng;.. - Phê phán những hành vi gây xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa một cách hợp lí, an toàn. BÀI 6. QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ Khái niệm quản lí thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian hiệu quả là biết cách sắp xếp, sử dụng thời gian một cách hợp lí, không lãng phí để hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra Ý nghĩa của việc quản lí thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian hiệu quả sẽ giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống; nâng cao năng suất hiệu quả công việc; giảm áp lực, tạo động lực, từng bước hoàn thiện bản thân Các cách quản lí thời gian hiệu quả. - Xác định mục tiêu công việc bao gồm danh mục, thời hạn hoàn thành và thứ tự ưu tiên. - Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc cần phân bổ thời gian phù hợp với mục tiêu và chọn lựa biện pháp thích hợp. - Thực hiện kế hoạch cần quyết tâm, đảm bảo tính kỷ luật và linh hoạt điều chỉnh trong trường hợp cần thiết Thực hiện quản lí thời gian hiệu quả. Học sinh cần thường xuyên rèn luyện lỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày BÀI 7. THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI Biểu hiện của thích ứng với sự thay đổi. Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình như: Sức khoẻ, điều kiện kinh tế, công việc, sự mất mát, môi trường sống.. Ý nghĩa của thích ứng với sự thay đổi. Thích ứng với thay đổi giúp chúng ta vượt qua được sự thay đổi của hoàn cảnh; sống phù hợp với hoàn cảnh; không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Các cách thích ứng với sự thay đổi. Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống như: - Chấp nhận rằng sự thay đổi là tất yếu. - Giữ sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. - Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. BÀI 8. TIÊU DÙNG THÔNG MINH Biểu hiện của tiêu dùng thông minh. Tiêu dùng thông minh là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân. Lợi ích của tiêu dùng thông minh. Tiêu dùng thông minh giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng. Các cách tiêu dùng thông minh. - Xác định nhu cầu chính đáng và lập kế hoạch tiêu dùng: Mua đồ dùng thiết yếu phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của bản thân. - Tìm hiểu thông tin sản phẩm (chất lượng, mẫu mã, giá cả) : Chủ động tìm hiểu các thông tin về sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau để chọn lọc thông tin một cách chính xác. - Sử dụng sản phẩm an toàn: Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khoẻ. - Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp: Sử dụng tiền mặt họăc thanh toán trực tuyến phù hợp với bản thân, tình hình thực tế, kiểm tra kĩ hoá đơn trước khi thanh toán và lưu giữ chứng từ giao dịch để xử lí khi cần thiết. Khuyến giúp giúp đỡ bạn bè, người thân tiêu dùng thông minh. HS cần rèn luyện thói quen và tuân thủ cách tiêu dùng thông minh để đảm bảo an toàn tài chính, sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Đồng thời, khích lệ, tư vấn và thực hiện được những việc làm phù hợp để giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh. BÀI 9. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Khái niệm vi phạm pháp lụât. Vi phạm pháp lụât là hành vi trái pháp lụât, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp lụât bảo vệ. Các loại vi phạm pháp lụât. Các loại vi phạm pháp lụât bao gồm: Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ lụât. Khái niệm trách nhiệm pháp lí. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân họăc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp lụât của mình. Các loại trách nhiệm pháp lí. Các loại trách nhiệm pháp lí bao gồm: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ lụât, trách nhiệm dân sự. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. - Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí: Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp lụât. Giúp giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp lụât. Giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp lụât. Trách nhiệm của công dân Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp lụât, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp lụât. BÀI 10. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ Những quy định cơ bản của pháp lụât về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế: - Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh + Quyền: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp lụât không cấm; lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh; quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh). + Nghĩa vụ: Tuân thủ quy định của pháp lụât về kinh do- anh; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng; tuân thủ các quy định khác của pháp lụât về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. - Nghĩa vụ và quyền của công dân về nộp thuế. + Nghĩa vụ: Đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn. + Quyền: Cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ nộp thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp lụât về thuế, được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế;.. Trách nhiệm của công dân về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Mọi người phải tuân thủ các quy định của pháp lụât về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế, cũng như đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh và nộp thuế.