Giấy được xem là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc, cùng với kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Giấy đã sớm trở nên phổ biến và len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống hàng ngày đến nỗi chúng ta xem nó hiển nhiên và quên mất vai trò của nó đối với tiến trình lịch sử thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của văn bản điện tử, nhiều người cho rằng giấy thật sự đã lỗi thời và ít hữu dụng trong cuộc sống hiện đại, thậm chí đến một ngày nào đó nó sẽ chết nhưng sự thật có đúng như vậy hay không? 1. Trước khi phát triển ra giấy, con người viết chữ vào đâu? Khi những hệ thống tiền kí tự - nền móng của chữ viết - bắt đầu xuất hiện, con người đã viết chúng ở nhiều nơi khác nhau. Ban đầu, đá hay han dộng là những kho lưu trữ được ưa chuộng của người tiền sử, nhiều nhà khảo cổ học đã ghi nhận các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu. Sau này, hệ thống tiền kí tự phát triển thành chữ viết, số lượng kí tự tăng lên khiến tổ tiên chúng ta phải chuyển đổi kho lưu trữ, ví dụ vào khoảng năm 3300 TCN tại vùng Lưỡng Hà, người Sumer đã viết chữ hình nêm của họ trên những tấm bia bằng đát sét với bút stylus làm từ cây sậy. Đến khoảng năm 3000 TCN, người Ai Cập đã viết chữ lên da, gỗ, vỏ cây, đặc biệt là giấy da (Parchment). Giấy da được là từ da cừu, da bê hoạc da dê chưa được mài. Suốt hơn hai thiên niên kỉ, nó đã trở thành loại giấy được sử dụng phổ biến của con người. Còn một loại khác là Vellum có chất lượng tốt hơn, được làm từ da của những động vật còn rất non, chẳng hạn như là cừu non và bê con. Vellum thường được sử dụng để làm sách. Nhưng nổi tiếng nhất ở Ai Cập phải kể đến giấy cói (còn gọi là giấy Papyrus), được làm từ ruột cây Papyrus - một loại cây mọc trên những vùng đất ẩm ở châu thổ sông Nin. Trước tiên, người ta sẽ kéo thân cây Papyrus khỏi đầm lầy, buộc thành từng bó và mang về xưởng chế biến. Sau đó, thân cây được cắt thành lát mỏng, ngâm nước nhiều ngày để làm mềm. Cuối cùng, các lát được xếp thành lớp, ép hết nước và tăng cường độ kết dính. Ban đầu, loại giấy này chỉ được người Ai Cập cổ đại sử dụng. Sau đó, nó nhanh chóng len lỏi vào những vùng thuộc Địa Trung Hải. Ngày nay, chúng ta biết đến lịch sử Ai Cập và thế giới cổ đại phần lớn là nhờ những thông tin được viết trên giấy Papyrus. Từ "giấy" trong hầu hết những ngôn ngữ ở Châu Âu (papier, paper) cũng bắt nguồn từ câu chuyện này. Tại những khu vực khác trên thế giới, ví dụ như La Mã, người ta sử dụng cả giấy cói lẫn bảng làm bằng sáp để viết. Trong khi đó, tại Ấn Độ, người ta dùng lá của cây cọ để viết. Tại Trung Quốc, mai rùa, vỏ sò, ngà voi, sau đó là đồng thau, sắt, đất sét, tre và tơ lụa đều được sử dụng để khắc, viết chữ. Trong thế kỉ thứ V, triều nhà Hậu Hán, Phạm Diệp - tác giả Hậu Hán Thư- đã tường thuật lại rằng từ xưa người ta đã dùng thanh tre được cột lại với nhau để viết, cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa, nhưng tơ lụa thì quá đắt, còn những thanh tre thì quá nặng nên không thích hợp để sử dụng. Càng về sau, viễ khắc vào đá, đất sét hay thanh tre đều trở nên bất tiện, tuy lưu trữ được lâu dài nhưng công đoạn khắc lại rất tốn sức, mất thời gian và không gian lưu trữ. Còn những vật liệu như da hay lụa thì quá đắt và hữu hạn, giới bình dân không thể tiếp cận được. Lúc bấy giờ, khắp nơi trên thế giới đều cần một giải pháp. 2. Trung Quốc - cái nôi của giấy Định nghĩa một cách chính xác thì giấy là hỗn hợp kho nước và xenlulo. Xenlulo được lấy từ vỏ cây, vải, sợi gai, rơm, vỏ chuối, vỏ quả óc chó hoặc một số vật liệu khác. Quá trình các sợi xenlulo dính vào nhau thông qua liên kết phân tử (được gọi là liên kết hidro). Đây cũng được gọi là điểm khác biệt giữa giấy và giấy Papyrus của người Ai Cập. Hầu hết các nhà sửu học đều cho rằng giấy ra đời ở Trung Quốc vào năm 105, người tạo ra nó là Thái Luân (còn gọi là Sái Luân) - thái giám của Hán Hòa Đế. Ngày nay giấy vẫn được liệt vào tứ đại phát minh của Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có một số tranh luận xoay quanh vấn đề này, các cuộc điều tra khảo cổ học gần đây đã kết hợp với phép tính tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy thực tế giấy đã hiện diện ở Trung Quốc trước thời của Thái Luân 2 thế kỉ. Nhưng nhìn chung, đa số mọi người vẫn công nhận Thái Luân là người phát minh ra loại giấy mà chúng ta biết đến ngày nay. Ở thời ấy, Thái Luân chủ yếu dùng sợi bên trong của vỏ cây dâu tằm để làm giấy, nguyên liệu sẽ được cắt vụn và giã nhỏ trong nước thành bột lỏng. Sau đó, người ta lấy một cái rây có lưới để múc hỗn hợp này ra. Mỗi tờ giấy được múc ra sẽ được để ráo trong rây trước khi đem ra phơi nắng. Cũng chính vì dâng giấy cho vua mà Thái Luân đã được ban chức quan trong triều đình. Dần dần nghề làm giấy phát triển rực rỡ và trở thành một trong tứ đại phát minh quan trọng nhất ở Trung Quốc. Ngoài việc dùng giấy để viết chữ, người Trung Quốc sử dụng nó với nhiều mục đích khác nhau. Ban đầu, họ dùng giấy để làm đệm và gói đồ. Đến cuối thế kỉ thứ VI, họ sử dụng nó phục vụ công tác vệ sinh. Trong triều đại nhà Đường từ năm 618 đến 907, Hoàng đế Đường Cao Tông đã cho sản xuất loại tiền giấy đầu tiên trên thế giới, gọi là ngân phiếu. Sau này phát minh nghề in khắc gỗ đã giúp hàng loạt cuốn sách in được xuất bản, mở ra thời kì bùng nổ tri thức ở Trung Quốc. 3. Cách mạng giấy bùng nổ trên toàn thế giới Năm 300, kĩ thuật sản xuất giấy ở Trung Quốc lan truyền đến Thái Lan rồi bán đảo Triều Tiên. Đến khoảng năm 600, kĩ thuật này du nhập vào Nhật Bản, và cũng từ đây, giấy đã có một cuộc đời mới. Ở Nhật, người ta đã bổ sung một số nguyên liệu vào quy trình sản xuất giấy, các sợi được phát tán đều hơn, bền bỉ hơn và không bị vón cục. Loại giấy này được gọi là giấy Washi (hay giấy Wagami). Khi thấy phát minh của mình dần dần được lan truyền rộng rãi trên khắp thế giới, các Hoàng đế Trung Hoa đã nỗ lực tìm cách bảo mật kĩ thuật làm giấy. Thế nhưng vào năm 751, vì thua trận trong cuộc chiến ở Samarkand (thành phố ở Uzbekistan ngày nay), bí mật của họ đã bị lộ, sau đó kĩ thuật làm giấy đã lan truyền đến các nước Ả Rập. Các đế chế Hồi giáo đã mang giấy đến Iraq, Syria, Ai Cập, Tây Ban Nha và Bắc Phi ngày nay, phổ biến nó thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Khác với những nơi còn lại trên thế giới, khi ấy người Châu Âu không biết gì về Trung Quốc, họ vẫn còn sử dụng giấy da (Parchment) như vật liệu chính để lưu trữ chữ viết. Mãi cho đến khi Marco Polo đến Trung Quốc ở thế kỉ XIII, người phương Tây mới chính thức có những hiểu biết đầu tiên về nơi này, và cũng từ đây, họ biết đến giấy. Tuy nhiên, người Châu Âu ban đầu lại không thích dùng giấy, nó có giá cao hơn Vellum, dễ rách hơn giấy da, đặc biệt nó gắn liền với người Do Thái (Ả Rập) - những người mà Cơ Đốc giáo không tin tưởng. Ban đầu, Giáo hội ở Tây Âu còn cấm sử dụng giấy và gọi nó là "nghệ thuật ngoại giáo". Họ tin rằng giấy làm từ da động vật là thứ duy nhất đủ thánh thiện để chất chứa những lời khuyên của Kinh Thánh. Mãi đến giữa thế kỉ XIV, giấy mới bắt đầu cạnh tranh vơi giấy da. Tới thế kỉ XV, phát minh máy in của Gutenberg (người Đức) cùng với sự phát triển đa dạng của các ngành nghề đã khiến nhu cần phát hành, lưu trữ tài liệu tăng lên. Cuối cùng, vào thế kỉ XVII, giấy mới chính thức "hạ gục" giấy da và trở thành vật liệu viết phổ biến trên toàn Châu Âu. 4. Mỹ vươn lên thành cường quốc giấy Giống như người Châu Âu, người Mỹ ban đầu rất ưa thích phương pháp dùng vải vụn để sản xuất giấy. Nhưng khi nhu cầu sử dụng giấy bùng nổ, nguồn nguyên liệu này bắt đầu thiếu hụt, mọi người bắt đầu thử nghiệm làm giấy từ rơm hoặc là nguyên liệu thực vật. Các nhà máy giấy cuối cùng đã chuyển sang sử dụng gỗ vì nguồn gỗ lúc đó đang dồi dào. Nhưng đến năm 1845. Gỗ mới được sử dụng để sản xuất giấy hàng loạt, sau khi Friedrich Gottlob Keller phát minh ra phương pháp làm bột giấy. Phương pháp của Keller nhanh chóng tạo ra cuộc cách mạng nhưng nó lại tạo ra lignin khiến giấy bị ố vàng sau một thời gian. Đến năm 1882, khi gần như tất cả các tờ giấy ở Mỹ đều sử dụng giấy làm từ bột giấy, các nhà hóa học mới bắt đầu phát triển các quy trình để loại bỏ lignin. Mỹ đã giành được quyền kiểm soát thị trường giấy toàn cầu. Trước đó, năm 1879, công ty Crane and Company của Hoa Kỳ đã độc quyền sản xuất tiền giấy cho Bộ Tài Chính và Zenas Mashall Crane- người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ hai- đã giúp công ty bước lên một tầm cao mới. Năm 1844, ông nghĩ ra cách luồn các sợi lụa qua giấy vụn khiến các tờ tiền khó bị làm giả hơn. Tờ 1 USD sẽ chứa một sợi lụa, còn tờ 2 USD sẽ chứa hai sợi lụa. Chính kĩ thuật này đã mang lại lợi thế rất lớn cho Crane and Company. Tiền giấy của Mỹ hầu như được làm hoàn toàn bằng giấy vụn, chính vì vậy, nó là loại tiền có khả năng gấp lại bền nhất trên thế giới. Theo Cục dự trữ Liên bang, tuổi thọ của 1 tờ USD là 41 tháng và nó có thể bị bẻ cong qua lại 8000 làm trước khi bị rách. Trong khi đó, 1 tờ 5 Bảng Anh co thiết kế phức tạp hơn nhưng thời hạn sử dụng chua đến 12 tháng. 5. Vì sao giấy rất khó bị "soán ngôi Một số người suy đoán rằng giấy sẽ chết đi giống như khủng long bị tuyệt chủng, đó là bởi vì họ không biết được tầm quan trọng của giấy. Đầu tiên, giấy đã tạo nên sách để lưu giữ tri thức, lịch sử và truyền lại cho các thế hệ sau. Đến nay, sách vẫn là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Thứ hai, giấy cũng mang" sứ mệnh"riêng trong lịch sử. Nó được tận dụng trong cả Thế chiến 1 và Thế chiến 2. Thứ ba, giấy linh hoạt và có nhiều công dụng hơn chúng ta nghĩ, đặc biệt nó còn gắn liền với văn hóa. Tại Nhật Bản, nó được trân trọng như một niềm tự hào văn hóa. Người Nhật sử dụng giấy để làm nhiều mặt hàng như khăn tay, đèn lồng, búp bê, quạt, diều, kimono, thậm chí còn được dùng để làm áo giáp, hình nộm trong đám tang. Chưa kể, đất nước này còn nổi tiếng với nghệ thuật gấp giấy Origami. Điều thú vị là giấy còn gắn liền với kiến trúc cửa trượt Shoji (còn được gọi là cửa kéo hay cửa lùa kiểu Nhật). Thay vì dùng kính như những loại cửa thông thường, cửa trượt Shoji sẽ được dán giấy mờ. Nó không chỉ đem lại sự riêng tư cho không gian sống mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Thứ tư, giấy có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề giữ gìn vệ sinh. Những sản phẩm thân thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày như giấy vệ sinh, khăn giấy, bông tẩy trang, băng vệ sinh, giấy thấm dầu đều được làm từ loại vật liệu đơn giản này. Thứ năm, giấy đóng vai trò quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp. Trong ngành thực phẩm, chúng ta dùng giấy làm cốc, ống hút, hộp đựng thực phẩm, đế lót bánh. Vì bản thân có xuất xứ từ thực vật cho nên giấy vô cung thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người. Giấy còn là nguyên liệu chính trong ngành thiết kế in ấn, thiệp cưới, poster, sổ tay.. là những ví dụ điển hình. Thứ sáu, giá trị của giấy có thể tăng lên theo thời gian, một số sản phẩm giấy đã trở thành cổ vật, như các tài liệu lịch sử hoặc tem. Văn bản điện tử ngày càng phổ biến nhưng văn bản cứng trên giấy (trên giấy) vẫn là một phần quan trọng trong bộ máy hành chính ở nhiều nước.