Làm Sao Để Viết Được Một Bài Thơ Lục Bát?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Toiodayviban, 28 Tháng tám 2024.

  1. Toiodayviban

    Bài viết:
    10
    Làm sao để viết được một bài thơ lục bát?

    [​IMG]

    1. Tại sao lại có bài viết này?

    Tớ biết có rất nhiều bạn yêu thích làm thơ giống tớ. Nhưng để viết được một bài thơ lại không đơn giản chút nào. Bên cạnh việc luôn sẵn sàng một tâm hồn đẹp, luôn thường trực những cảm xúc đong đầy có thể "đổ" ra bất cứ lúc nào thì việc chọn một "tấm áo" thích hợp để bài thơ của bạn được trình làng cũng rất quan trọng. Và trong bài viết này, tớ sẽ trình bày thật chi tiết cách viết một bài thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam đến mọi người.

    2. Thơ Lục bát là gì?

    Thơ lục bát là thể thơ của người Việt Nam. Đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản bao gồm: Một câu sáu chữ (âm tiết) và một câu tám chữ (âm tiết), phối vần với nhau. Bài thơ lục bát không hạn chế số câu!

    3. Làm sao để viết thơ lục bát?

    Như đã nói thơ lục bát là sự phối vần giữa câu sáu và câu tám, để dễ hiểu nhất tớ sẽ trình bày nguyên tắc viết thơ lục bát theo 2 phạm trù như sau:

    3.1. Về thanh:

    - Thanh Bằng (B) và thanh Trắc (T) : Trong tiếng Việt: Thanh Bằng bao gồm các tiếng mang dấu thanh ngang (không có dấu thanh: Không, trong, non, ngon) và thanh huyền. Thanh trắc bao gồm các tiếng mang dấu thanh sắc, hỏi, ngã, nặng.

    - Hiểu được khái niệm trên, ta có quy ước sau.


    • Tất cả các chữ thứ 4 trong trong mỗi câu thơ của toàn bài thơ lục bát đều phải mang thanh Trắc .
    • Tất cả các chữ thứ 6 (trong câu lục và câu bát) và chữ thứ 8 (trong câu bát) đều phải mang thanh Bằng.
    • Trong đó cần chú ý vào vào câu bát: Nếu chữ thứ 6 (của câu bát) là thanh ngang , thì chữ thứ 8 (của câu bát) phải là thanh huyền và ngược lại.

    3.2. Về vần

    Chữ thứ sáu của câu lục, hiệp vần với chữ thứ 6 của câu bát; chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ 6 của câu lục (tiếp theo), chữ thứ 6 của câu lục lại tiếp tục hiệp vần với chữ thứ 6 của câu bát (tiếp theo), cho đến khi kết thúc bài thơ.

    4. Phân tích quy luật này trên bài thơ "Hạ tàn – lòng thu" (Toiodayviban)

    Đây là bài thơ do chính tớ viết, nếu các bạn muốn hiểu hơn về bài thơ này có thể truy cập [Bài Thơ] - Hạ Tàn Lòng Thu - Vân Trang . Còn ở bài này tớ chỉ muốn tập trung phân tích luật thơ mà thôi.


    "Đầu hè, lá rụng, thu sang

    Ai còn chưa dứt xốn xanglòng

    Vàng rơi uốn lượn từng vòng

    Bao lời chưa tỏ chờ mong đã rày

    Thoảng qua cơn gió heo may

    Bức tình chưa kịp trao tay đã tàn.

    Cớ sao hè đã qua ngang.

    Mà lòng này bỗng bẽ bàng bão giông"

    4.1. Về thanh:

    - Các chữ thứ 4 trong bài đều là thanh Trắc: Rụng, dứt, lượn, tỏ, gió, kịp, đã, bỗng.

    - Các chữ thứ 6thứ 8 trong bài đều là thanh Bằng: Sang; xang, lòng; vòng; mong, rày; may; tay, tàn; ngang; bàng, giông.

    - Trong các câu bát, Nếu chữ thứ 6 (của câu bát) là thanh ngang, thì chữ thứ 8 (của câu bát) phải là thanh huyền và ngược lại.


    • "Xang – lòng" : Thanh ngang – thanh huyền.
    • "Mong – rày" : Thanh ngang – thanh huyền.
    • "Tay – tàn" : Thanh ngang – thanh huyền.
    • "Bàng – giông" : Thanh huyền – thanh ngang.

    4.2. Về vần:

    - Chữ thứ 6 của câu lục, hiệp vần với chữ thứ 6 của câu bát: "sang – xang", "vòng – mong", "may – tay", "ngang – bàng".

    - Chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ 6 của câu lục (tiếp theo) : "Lòng – vòng", "rày – may", "tàn – ngang".

    Rất dễ hiểu phải không mọi người? Chúc các bạn sẽ có những bài thơ lục bát thật hay và chuẩn chỉ ạ!
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...