Kinh Tế Vi Mô - Chương 1 Tổng Quan Về Kinh Tế Học - Tóm gọn kiến thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nhiên Vô Thường, 22 Tháng một 2024.

  1. An Nhiên Vô Thường

    Bài viết:
    3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

    1. Khái niệm kinh tế học

    Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn hợp lý các nguồn lực khan hiếm.

    Phân loại

    · Kinh tế vi mô: Hộ gia đình, chính phủ, doanh nghiệp.

    · Kinh tế vĩ mô: Lạm Phát, thất nghiệp, tăng trưởng của nên kinh tế, chính sách kinh tế thụ động của nền kinh tế.

    Kinh tế học thực chứng

    · Mang tính khách quan

    · Thường trả lời các câu hỏi: Bao nhiêu? Là gì? Như thế nào?

    Kinh tế học chuẩn tắc

    · Mang tính chủ quan, khuyến nghị

    · Thường trả lời câu hỏi: Nên làm gì

    · Thường đi kèm các từ khóa "nên" và "không nên", "phải"

    3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế

    · Sản xuất cái gì

    · Sản xuất như thế nào

    · Sản xuất cho ai

    Đặc trưng

    · Nghiên cứu sự khan kiếm của nguồn lực với nhu cầu kinh tế xã hội

    · Khi phân tích hoặc lí giải một sự kiện kinh tế cần dựa trên những giả thiết nhất định

    · Là bộ môn nghiện cứu mặt lượng

    · Kinh tế học mang tính toàn diện và tổng hợp

    · Các kết quả nghiện cứu chỉ xác định ở mức trung bình

    2. Nền kinh tế

    Nền kinh tế gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau

    Gồm 2 bộ phận cơ bản:

    · Người ra quyết định

    · Cơ chế phối hợp

    Cơ chế nền kinh tế

    · Cơ chế thị trường: Chỉ có người sản xuất và người tiêu dùng tác động lẫn nhau trên thị trường để xây dựng hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận, thu nhập..

    · Cơ chế kế hoạch hóa tập trung chỉ có chính phủ, chính phủ điều tiết cả nền kinh tế

    · Cơ chế hỗn hợp:

    - Chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường

    - Nhưng chính phủ không điều tiết tất cả

    3. Lý thuyết của sự lựa chọn à Chi phí cơ hội

    Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn nào đó.

    Công thức 1

    TLSSDM = Giá trị mất đi / giá trị nhận được

    Nếu

    · Tỉ lệ so sánh được mất > 1 thì mất nhiều hơn nhận

    · Tỉ lệ so sánh được mất < 1 thì nhận nhiều hơn mất

    Công thức 2

    OC = FO - CO

    Trong đó

    · OC là chi phí cơ hội à Chỉ cho thấy lời hay lỗ

    · FO là lợi ích phương án tốt nhất

    · CO là lợi ích phương án được chọn

    Note

    Chi phí cơ hội là một ý niệm chưa xảy ra, nếu ta nắm bắt được thì ta sẽ có cơ hội đạt được lợi nhuận, ngược lại thì cơ hội đó sẽ biến thành chi phí mà ta phải gánh chịu

    Chi phí cơ hội chỉ xuất hiện khi ta phải lựa chọn 1 trong các phương án mà ta mong muốn à Lựa chọn cái có CPCH thấp nhất

    Công thức 3

    CPCH = Chi phí thực hiện phương án tốt nhất bị bỏ qua + Lợi ích lớn nhất mà ta từ bỏ

    Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Muốn sản xuất thêm càng nhiều một loại hàng hóa thì phải hi sinh càng nhiều hơn một loại hàng hóa khác

    Quy luật khan hiếm: Là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn của mỗi quốc gia và cá nhân

    Đường giới hạn khả năng sản xuất à PP của sự lựa chọn

    Là đường biểu diễn những kết hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực hiện có tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định.

    [​IMG]

    · Đường PPK dịch chuyển ra ngoài à KT tăng

    · Đường PPK dịch chuyển vô trongà KT giảm

    Đặc điểm

    Phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có

    Phản ánh việc phân bố nguồn lực một cách hiệu quả

    Phản ánh CPCH

    Phản ánh sự gia tăng khi đường PPF dịch chuyển ra ngoài
     
    Dương2301Phaledenvo thích bài này.
    Last edited by a moderator: 22 Tháng một 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...