HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA I. Nhận biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sẽ thể hiện 2 yếu tố là: Nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm, thông thường là 12 tháng. Và gồm 2 trục tung thể hiện 2 đơn vị: + 1 trục thể hiện lượng mưa, đơn vị là mm + 1 trục thể hiện nhiệt độ, đơn vị là ° C - Nhiệt độ luôn luôn được biểu thị bằng đường biểu diễn - Lượng mưa được thể hiện bằng các cột, sẽ có 12 cột nằm liền kề nhau tương ứng với 12 tháng trong năm. II. Cách vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Bước 1: Xác định các giá trị cao nhất trong bảng số liệu để tiến hành xây dựng hệ trục tọa độ. Ví dụ: Bảng nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí tượng Hà Nội - Nhiệt độ tháng cao nhất là 28, 9°C - Lượng mưa tháng cao nhất là 318, 0 mm Bước 2: xây dựng hệ trục tọa độ, bao gồm 1 trục hoành và 2 trục tung - Trục hoành thể hiện các tháng trong năm (12 tháng) - Trục tung :(2 trục) + Một trục nhiệt độ: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện nhiệt độ là khoảng 30° + Một trục lượng mưa: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện lượng mưa là khoảng hơn 300mm. (320mm) Bước 3: Vẽ biểu đồ lượng mưa - Vẽ lần lượt tuần tự các cột lượng mưa từ tháng 1 cho đến tháng 12 - Tháng 1 và tháng 12 sẽ vẽ liền với trục Ví dụ: Tháng 1 nhiệt độ là 18, 6mm, tháng 2 là 26, 2 mm Bước 4: Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ - Xác định các điểm nhiệt độ giữa các tháng - Nối các điểm lại thành một đường liên tục. Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ: - Bổ sung bảng chú giải, tên biểu đồ. => Như vậy, chúng ta đã hoàn thành một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại một địa điểm III. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - Đối với nhiệt độ: + Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào? Bao nhiêu độ? + Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào? Bao nhiêu độ? + Biên độ nhiệt độ là bao nhiêu? => Nhận xét chung về chế độ nhiệt. - Đối với lượng mưa: + Các tháng mưa nhiều + Các tháng mưa ít => Nhận xét chung về chế độ mưa.