VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÝ Biên soạn: Góc bình yên *** Bấm để xem Khi học, kiểm tra hay thi cử môn Địa lý, ngoài phần kiến thức lý thuyết thì còn một phần khác khá quan trọng và thú vị đấy các bạn. Đó chính là vẽ biểu đồ, việc xử lý số liệu, lựa chọn loại hình biểu đồ nào cho phù hợp nhất, phân tích biẻu đồ sẽ giúp thể hiện bài làm được trực quan, logic và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của bài kiểm tra, bài thi ngoài ra cần đảm bảo tính thẩm mỹ nữa. Nếu các bạn làm tốt điều đó, ắt hẳn kết quả bài làm sẽ đạt được điểm cao, đáp lại những nỗ lực, công sức của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt, ngày càng tiến bộ! - Còn tiếp -
KIẾN THỨC TỔNG QUAN Bấm để xem Ở bài viết này, tôi xin chia sẻ với các bạn một số nội dung liên quan để giúp các bạn có được bài kiểm tra, bài thi hoàn hảo nhất có thể: 1. Tổng quan về biểu đồ (Bao hàm các khái niệm cơ bản) 2. Các loại biểu đồ phổ biến, cách vẽ 2.1. Các loại biểu đồ phổ biến, dấu hiệu nhận biết - Biểu đồ tròn; - Biểu đồ cột; - Biểu đồ đường; - Biểu đồ miền; - Biểu đồ kết hợp. 2.2. Cách vẽ từng loại biểu đồ - Chuẩn bị các vật dụng cần thiết; - Xử lý số liệu; - Vẽ biểu đồ; - Cách nhận xét; - Bài tập minh họa. 3. Những lưu ý khi vẽ biểu đồ bằng tay 4. Những lưu ý khi vẽ biểu đồ trên máy tính Chúc các bạn học tập tốt, ngày càng tiến bộ! - Còn tiếp -
1. Tổng quan về biểu đồ Bấm để xem Các khái niệm liên quan: Biểu đồ: Là các loại hình dạng hình học khác nhau được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, ngày và số được biểu thị bằng các ký hiệu như hình tròn, đường thẳng, biểu đồ cột, v. V. Biểu đồ có thể biểu diễn dữ liệu. Bảng số, chức năng và cung cấp nhiều thông tin khác nhau. Hình 1: Biểu đồ tròn Biểu đồ tròn: Là dạng biểu đồ thường được dùng để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100. Hình 2: Biểu đồ cột Biểu đồ cột: Là một dạng biểu đồ phổ biến, được dùng để thể hiện quy mô, số lượng, sản lượng, khối lượng của các đối tượng khi đề bài thường yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương qua các đại lượng. Hình 3: Biểu đồ đường Biểu đồ đường: Là một trong những dạng biểu đồ thông dụng, được dùng để thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ đường có thể được hiển thị với các điểm đánh dấu trong hình dạng của hình tròn, hình vuông hoặc các định dạng khác. Hình 4: Biểu đồ miền Biểu đồ miền: Là biểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong đó được chia thành các miền khác nhau. Biểu đồ kết hợp: Là sự kết hợp nhiều loại hình biểu đồ lại với nhau, nhằm thể hiện trực quan sinh động yêu cầu của đề bài trong một khối thống nhất. Như vậy, vừa rồi các bạn đã tìm hiểu về các khái niệm cơ bản có liên quan đến việc vẽ biểu đồ. Ở nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể từng loại hình biểu đồ nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở nội dung tiếp theo. Chúc các bạn học tập tốt, ngày càng tiến bộ! - Còn tiếp -
2. Các loại biểu đồ phổ biến, cách vẽ (P. 1) Bấm để xem 2.1. Các loại biểu đồ phổ biến, dấu hiệu nhận biết * Các loại biểu đồ phổ biến Có một số loại hình biểu đồ khá phổ biến, có thể kể đến như: - Biểu đồ tròn; + Biểu đồ tròn đơn. + Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau. + Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu). - Biểu đồ cột; + Biểu đồ cột đơn. + Biểu đồ cột đôi, nhiều cột. + Biểu đồ cột chồng nhau. +Biểu đồ cột ngang. - Biểu đồ đường; - Biểu đồ miền; - Biểu đồ kết hợp. * Dấu hiệu nhận biết - Biểu đồ tròn: Được áp dụng đối với các đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ lệ, tỷ trọng, kết cấu của đối tượng. * Lưu ý: Mốc thời gian, địa điểm chỉ từ một, hai năm. Tối đa chúng ta có thể sử dụng mốc thời gian, địa điểm ba năm, nhưng phải hết sức lưu ý, cân nhắc để có thể lựa chọn sang loại hình biểu đồ khác nhằm đảm bảo tính tối ưu hóa. - Biểu đồ cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. - Biểu đồ đường: Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. - Biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. - Biểu đồ kết hợp: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. * Lưu ý: Chủ yếu kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. - Còn tiếp -
2. Các loại hình biểu đồ phổ biến, cách vẽ (P. 2) Bấm để xem 2.2. Cách vẽ từng loại biểu đồ Để có được một bài kiểm tra, bài thi hoàn chỉnh về cả nội dung và hình thức thì phải đảm bảo những yếu tố, yêu cầu như thế nào. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ của từng loại biểu đồ trên các phương diện sau: Xử lý số liệu, vẽ và nhận xét biểu đồ. V. V.. * Biểu đồ tròn Bước 1: Cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết. Cụ thể là: Compa, thước đo góc, máy tính, bút chì. V. V.. Dĩ nhiên phần chuẩn bị này áp dụng khi chúng ta vẽ tay, còn nếu dùng máy tính để vẽ thì các bạn bỏ qua khâu này nhé. Bước 2: Xử lý số liệu - Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ - Phân tích và xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %). - Cách tính phần trăm biểu đồ tròn: Công thức: %Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%. - Không được tự sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu). - Nếu có yêu cầu thể hiện quy mô thì cần phải xác định bán kính của hình tròn. Bước 3: Vẽ biểu đồ - Kẻ đường thẳng bán kính trước khi vẽ đường tròn. - Khi vẽ nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh. - Nếu vẽ 2, 3 đường tròn thì nên xác định tâm các đường tròn nằm trên cùng một đường thẳng. - Hình tròn là 360 độ tương ứng tỉ lệ 100% ⇒ tỉ lệ 1% ứng với 3, 6 độ trên hình tròn. Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ - Điền đầy đủ số liệu lên biểu đồ, tỉ lệ % nào quá nhỏ có thể để cạnh nan quạt ngoài biểu đồ. - Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ. - Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ. * Lưu ý: - Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ. - Hình tròn (quy mô và cơ cấu Xuất-Nhập khẩu) là 180 độ tương ứng tỉ lệ 100% (tỉ lệ 1% ứng với 1, 8 độ trên nửa hình tròn). * Các lỗi thường gặp khi vẽ: - Các yếu tố chính trên biểu đồ. + Thiếu số liệu trên hình tròn, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau. + Tâm đường tròn không nằm trên một đường thẳng. + Không theo quy luật (giá trị đầu tiên bên phải kim 12h, giá trị cuối cùng bên trái kim 12h). - Các yếu tố trong biểu đồ: Đơn vị, số độ, giá trị tuyệt đối, các đối tượng, thời gian nằm trong biểu đồ. - Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: Thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải. Bước 5: Nhận xét biểu đồ - Khi chỉ có một vòng tròn: + Nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất. + So sánh là cái nào nhất, nhì, ba.. và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %, bao nhiêu lần) ? + Đưa ra một số giải thích. - Khi có từ hai vòng tròn trở lên + Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế) : Tăng/giảm như thế nào? + Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu? + Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba.. của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần). + Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. Giải thích về vấn đề. * Lưu ý: - Tỉ trọng có thể giảm nhưng số thực là tăng, vì thế cần ghi rõ (%). - Cần nhận xét bổ sung cả số thực và dùng cụm từ "tỉ trọng" khi nhận xét biểu đồ. Hẹn gặp các bạn ở phần Bài tập thực hành. Chúc các bạn học tập tốt, ngày càng tiến bộ. Tạm biệt! - Còn tiếp -