Hướng dẫn tóm tắt nhanh dạng đọc hiểu ôn tập ngữ văn lớp 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tranhuynh, 27 Tháng sáu 2023.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    I. TÓM GỌN NHANH PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ NHỮNG LƯU Ý TRÁNH MẤT ĐIỂM TRONG BÀI THI LỚP 12

    Câu 1: Dạng câu hỏi thường gặp

    a. Phương thức biểu đạt

    - Nghị luận

    - Tự sự

    - Biểu cảm

    - Miêu tả

    b. Thao tác lập luận

    - Giải thích

    - Phân tích

    - Chứng minh

    - Bình luận

    - Bác bỏ

    - So sánh

    Cách tự xác định: Muốn xác định đúng phương thức biểu đạt hay thao tác lập luận, ta cần căn cứ vào mục đích cuối cùng mà tác giả hướng đền là gì (Ta có thể biết bằng cách tìm ra câu chủ đề của đoạn văn đó)

    c. Phong cách ngôn ngữ

    - Phong cách ngôn ngữ chính luận

    - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    - Phong cách ngôn ngữ báo chí

    - Phong cách ngôn ngữ khoa học

    - Phong cách ngôn ngữ hành chình


    Cách tự xác định : Muốn xác định được phong cách ngôn ngữ cần dựa vào lớp từ ngữ và cách diễn đạt câu văn trong đoạn

    d. Thể thơ: Thơ tự do, thơ thất ngôn tứ tuyệt ( 4 câu 7 chữ), thơ thất ngôn bát cú ( 8 câu 7 chữ), thơ ngũ ngôn ( 5 chữ ), thơ lục bát ( câu 6 tiếng đi với câu 8 tiếng), thơ lục ngôn ( thơ 6 chữ), thơ 7 chữ, thơ 8 chữ, thơ 9 chữ.....

    Câu 2. Dạng câu hỏi đọc hiểu phân tích thường gặp

    - Theo tác giả....

    - Theo đoạn văn.....

    - Theo nhân vật trong đoạn

    LƯU Ý: Học sinh không được trình bày suy nghĩ của cá nhân vì đáp án của câu này nằm trong đề. Học sinh chỉ cần trích đoạn trong bài ra là có điểm ( Đối với câu có nhiều đáp án chúng ta cần trích từ 3-4 đáp án trở lên mới có điểm)

    Câu 3: Dạng câu hỏi thường gặp

    - Dạng 1: Đề sẽ trích một câu văn yêu cầu người viết trình bày ý nghĩa câu nói đó.

    -> Hướng dẫn giải:

    + Đầu tiên ta cần trình bày cách hiểu của ta về câu văn đó ( Tức là chúng ta nêu nội dung câu văn – có thể diễn đạt câu văn đó)

    + Chúng ta trình bày ý nghĩa giáo dục (Hay có thể hiểu là bài học rút ra) mà câu văn đó mang lại cho chính bản thân em

    LƯU Ý: Trình bày ngắn gọn thôi, đừng dài dòng, tối đa chỉ cần từ 5 – 7 dòng.

    - Dạng 2: Đề có thể hỏi về câu hỏi tu từ

    + Chúng ta chỉ ra biện pháp tu từ đó là gì và đi kèm với đoạn trích.

    + Chúng ta sẽ phải nêu hiệu quả tác dụng của nó

    LƯU Ý 1: Một biệp pháp tu từ bao giờ cũng bao gồm 2 hiệu quả, tác dụng:

    Tác dụng về nghệ thuật :

    + Nếu gặp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, hoán dụ hay ẩn dụ thì sẽ giúp cho cách diễn đạt giàu hình ảnh.

    + Nếu gặp biện pháp tu từ là liệt kê, hay phép điệp ( điệp từ hoặc điệp ngữ, hay điệp cấu trúc câu) bao giờ cũng tạo ngữ điệu cho giọng thơ hay giọng văn .....và nhấn mạnh một nội dung ý nghĩa nào đó tùy vào đoạn đề cho.

    Tác dụng về nội dung

    LƯU Ý: Nếu đề yêu cầu xác định biện pháp tu từ cú pháp, ta sẽ có 2 cái :

    + Câu hỏi tu từ

    + Điệp cấu trúc câu

    -> Cách làm tương tự như LƯU Ý 1

    Câu 4. Dạng câu hỏi thường gặp là câu về quan điểm đồng tình hay không đồng tình

    LƯU Ý: Ta sẽ làm như sau:

    + Chúng ta nên trình bày quan điểm cá nhân ( đồng tình / không đồng tình / vừa đồng tình vừa không đồng tình)

    + Lí giải tại sao em chọn quan điểm đó

    Chú ý:
    Mọi câu trả lời của người viết đều phải bám sát vào câu hỏi của đề không được lan man, xuyên tạc

    II. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

    - Các bước trình bày:

    Mở đoạn: Đặt vấn đề ( Chỉ 1 câu vừa đủ)

    Thân đoạn:

    + Giải thích vấn đề ( Nếu đề cho một câu nói thì chúng ta phải giải thích từ ngữ khó rồi giải thích ý nghĩa cả câu)

    Ví dụ: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng

    -> Từ ngữ khó là tuổi trẻ.

    -> Giải thích ý nghĩa cả câu là vì sao tuổi trẻ lại là một đặc ân vô giá?

    + Bàn luận vấn đề mà đề bài yêu cầu ( Tức là người viết trả lời thẳng vấn đề người ra đề hỏi trong đề)

    -> Thông thường đề sẽ hỏi giá trị, vai trò, ý nghĩa ......

    -> Đặc thù của lớp 12 là không được nêu biểu hiện

    Ví dụ: Trong gia đình, ngoài xã hội, tôi thể hiện như thế này, hành động như thế kia...( Tác hại, nó sẽ làm người viết dài dòng, mất thời gian mà vẫn chưa trả lời vấn đề đề bài yêu cầu, có thể sẽ bị trừ điểm

    + Phản đề ( Phê phán các biểu hiện sai lệch, không tốt đẹp)

    + Rút ra bài học

    + Kết đoạn: Tóm ngắn lại vấn đề yêu cầu.

    LƯU Ý: Viết đoạn văn nghị luận xã hội yêu cầu KHÔNG ĐƯỢC XUỐNG DÒNG

     
    Dương2301LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...