Gửi Người dưới mộ Đinh Hùng Trời cuối thu rồi – Em ở đâu? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu? Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu Em mộng về đâu? Em mất về đâu? Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu Đấy màu hương khói là màu mắt xưa Em đã về chưa? Em sắp về chưa? Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ Ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn Em hãy cười lên vang cõi âm Khi trăng thu lạnh bước đi thầm Những hồn phiêu bạt bao năm trước Nay đã vào chung một chỗ nằm Cười lên em! Khóc lên em! Đâu trăng tình sử Nép áo trần duyên? Gót sen tố nữ Xôn xao đêm huyền Ta đi, lạc xứ thần tiên Hồn trùng dương hiện bóng thuyền U Minh Ta gởi bài thơ anh linh Hỏi người trong mộ có rùng mình? Nắm xương khô lạnh còn ân ái? Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình? Hỡi hồn tuyết trinh! Hỡi người tuyết trinh! Mê em, ta thoát thân hình Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm Em có vui thêm? Em có buồn thêm? Ngồi bên cửa mộ Kể cho ta biết nỗi niềm Thần chết cười trong bộ ngực điên Ta nghe em thở tiếng ưu phiền Nỗi lòng xưa dậy tan Thanh Vắng Hơi đất mê người – Trăng hiện lên Đinh Hùng, Mê hồn ca, Văn Uyển ấn hành, 1968 Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ nhạc thành bài hát cùng tên (tìm kiếm cùng tên trên mxh) Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920, mất ngày 24 tháng 8 năm 1967, người làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông cũ, nay là xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Bài thơ có mở đầu nghe thật ưu ám, tang thương. Nhưng trong từng dòng thơ chất chứa biết bao tình cảm, nỗi buồn của thi sĩ. Còn gì đau khổ hơn âm dương cách biệt.. Đọc dòng thơ ta như nghe thấy tiếng khóc hòa cùng tiếng cười, thật đau đớn..