Giữa một người trầm tính ít nói và người giao tiếp tốt đem lại sự vui vẻ khi nói chuyện thì sao?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi 211760, 8 Tháng bảy 2024.

  1. 211760

    Bài viết:
    15
    Cho dù bạn tốt, nhưng trở ngại khi giao tiếp ảnh hưởng rất lớn. Giữa một người trầm tính ít nói và người giao tiếp tốt đem lại sự vui vẻ khi nói chuyện thì đương nhiên vì sẽ chọn người giao tiếp tốt rồi. Vì bản chất khi gặp người ít nói ngại giao tiếp thì sẽ có suy nghĩ đối với họ là khó ưa, không biết phép tắc hay giao tiếp. Rất không công bằng cho nhóm người này. Bạn thì sao?
     
    WonjinnNgọc Thiền Sầu thích bài này.
  2. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    213
    Sao lại không công bằng cho nhóm người này. Mới gặp lần đầu, ai biết được người nào trầm tính người nào không trầm tính. Họ chủ động nói chuyện thì mình cũng trả lời họ, chứ họ cứ im im lìm lìm thì làm sao mình biết nên nói gì. Rồi, nhỡ chủ động bắt chuyện với họ đúng lúc họ đang khó chịu thì có bị trách ngược là "đã thấy người ta im lặng rồi còn cố tình làm phiền" không bạn? Lúc này thì bạn không thể trách ai vì không nói chuyện với người trầm tính được. Đâu ai có nghĩa vụ phải bắt chuyện và làm hài lòng một người lạ.

    Còn, nếu là đối với người đã thân quen, thì tức là cả hai bên đều đã biết giới hạn của đối phương, người trầm tính họ ít nói nhưng họ vẫn nói, và nói trong giới hạn làm họ cảm thấy thoải mái, vậy thì không có gì là không công bằng ở đây nữa. Nhưng mà, nếu đã thân quen rồi mà còn khiến người ta không muốn nói chuyện thì lại phải xem lại cách nói chuyện của mình. Lúc đấy thì vấn đề không phải là trầm tính hay không, mà cái đó có thể thật sự là trở ngại trong kĩ năng giao tiếp.

    Mình có một vài người bạn trầm tính, nhưng chạm trúng chủ đề tụi nó thích thì nó có thể bật nút nói suốt mấy tiếng liền. Và, điều làm mình cảm thấy dễ chịu khi ở bên các bạn ý là họ biết điểm dừng, rất tinh ý và không bao giờ làm phiền gì mình. Các bạn ấy chỉ nói những điều cần thiết, chia sẻ vừa đủ và lắng nghe nhiều hơn. Cho nên, có được có mất, họ có thể có ít bạn bè, nhưng sẽ có những bạn bè chất lượng. Cho nên, mình hoàn toàn không thấy có vấn đề gì cả.
     
  3. 211760

    Bài viết:
    15
    Mình đồng ý với bạn về cách nhìn nhận của bạn. Nhưng mình xin bổ sung thêm về trường hợp như sau mà mình gặp: Có hai người được tuyển vào công ty, một người rất biết bắt chuyện và pha trò với mọi người nhưng một người thì họ vẫn nói chuyện bình thường nhưng chỉ là giao tiếp xã giao thui. Người biết nói chuyện pha trò với mọi người (hướng ngoại) thời gian hòa nhập của họ nhanh hơn người kia. Bạn nghĩ sao?
     
  4. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,489
    Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình, thì....

    Khi lần đầu gặp mặt, mình cũng không quá bị quan tâm quá nhiều đối với sự phân biệt kiểu người trầm tính ít nói, hay người giao tiếp tốt đem lại vui vẻ. Mình chỉ quan tâm là họ sẽ làm gì sau đó, tiếp cận với mình vì cái gì, bản chất điển hình của họ là gì, mục đích của họ là gì, họ muốn trao đổi giá trị gì đối với mình hay không.

    Có 1 thứ chúng ta luôn nhầm lẫn là mặc định bản tính con người như thế nào, thì người đó vẫn luôn cố định bản tính đó trong mọi tình huống của cuộc đời họ. Thực ra là không. Để chứng minh rõ hơn thì, cụ thể là hằng ngày... Có phải với những thứ bạn quan tâm, bạn có xu hướng năng nổ hơn. Và những thứ không liên quan đến bạn, hay những thứ bạn không thèm màng đến nó, bạn lại có xu hướng phớt lờ đúng không?

    Cũng giống như cách giao tiếp giữa người trầm tính và người nói chuyện linh hoạt. Những người không có xu hướng quan tâm đến cuộc tán ngẫu hay mở rộng thông tin về người khác sẽ có xu hướng trầm tính lại. Nó cũng có liên quan đến một số nỗi sợ về rủi ro và tránh sai lầm phiền phức của chính họ được đút kết lại ở quá khứ. Hoặc là họ không muốn có quá nhiều suy nghĩ chủ quan của người khác xen lấn vào suy nghĩ độc lập của mình. Đó là lựa chọn của họ.

    Nhưng nếu động đến vấn đề mà họ quan tâm, họ sẽ chủ động tìm cách tiếp cận. Tớ đã từng rất bất ngờ khi 1 đứa sống cùng phòng luôn lủi thủi 1 mình, không thích giao tiếp với ai, lại là trùm thể thao dẫn dắt cả đống anh em giành cúp chiến thắng đấy.

    Trầm tính rất khác với sự nhút nhát trong bản chất. Có thể bạn dễ dàng thấy những con người nhút nhát, không dám thể hiện bản thân luôn nằm trong nhóm trầm tính nhiều hơn. Nhưng ai cũng có mặt đó trong mỗi con người mình. Thứ mà ta có thể giúp nhau là cổ vũ và làm động lực cho nhau với vai trò của một tình bạn.

    Còn những người nói chuyện linh hoạt đã quá quen xử lý với các tình huống rủi ro trong 1 mối quan hệ mới. Bản chất là tìm kiếm giá trị và những thứ mới mẻ từ người khác, như những người phiêu lưu dám khai phá bí mật của 1 con người. Họ cũng giỏi ứng xử và nắm vững tâm lý của người khác qua cách thức suy nghĩ của chính mình. Vì vậy nhóm người này sẽ luôn nổi trội hơn so với người trầm tính. Bạn sẽ luôn có thiện cảm với những con người này hơn .

    Dù vậy, những ấn tượng đầu tiên cũng sẽ không bền bằng những giá trị mà người ta mang lại cho nhau sau này. Trầm tính và nói chuyện linh hoạt là 1 nhóm tính cách ba chìm bảy nổi, chông chênh trong nội tâm của chúng ta. Công bằng hay không là do cách ta đối đãi với nhau có tử tế hay không, đây là toàn bộ suy nghĩ của mình. Chúc bạn có 1 ngày tốt lành nhé.
     
    Freedom999, 211760, Wonjinn2 người khác thích bài này.
  5. 211760

    Bài viết:
    15
    Nhìn nhận của bạn rất hay. Cám ơn bạn vì những gì bạn đưa ra rất thực tế, chân thật.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...