Giới Thiệu Về Hồ Chí Minh Và Tức Cảnh Pác Bó

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nalhna, 19 Tháng chín 2022.

  1. Nalhna

    Bài viết:
    41
    Hồ Chí Minh là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam. Khi nhắc đến Bác thì không thể không nhắc đến bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã quá nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người.

    Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Tên thật của Bác là Nguyễn Sinh Cung, quê ở Nghệ An. Bác Hồ là người đã lãnh đạo cuộc Cách Mạng Việt Nam thế kỉ XX. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị.. Năm 1911, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài, sau đó trở về lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Bác đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng như: Trung thu, Nguyên Tiêu, Ngắm trăng, Bản tuyên ngôn độc lập, Tức cảnh Pác Bó.. bác đã vinh dự được UNESCO công nhận là danh Nhân văn hóa Thế giới vào năm 1987.

    Trong kho tàng văn học đồ sộ của Bác, ta không thể không nhắc đến tác phẩm "Tức cảnh Pác Bó". Bài thơ được sáng tác vào tháng 2-1941, sau 30 năm Bác bôn ba ở nước ngoài, Bác trở về Việt Nam để lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, Bác sống trong hang Pác Bó. Bài thơ này khác với các tác phẩm trước của Bác, nó được viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì tiếng Hán. Bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu, 28 chữ nhưng đã đủ cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Bài thơ mang đến cho người đọc những giá trị nội dung sâu sắc, ca ngợi tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong buổi đầu cách mạng gian khổ. Tuy Bác sống ở suối, ở hang, ngày nào cũng ăn cháo bẹ rau măng, làm việc ở bàn đá chông chênh, điều kiện sống của Bác rất thiếu thốn, đơn sơ, bất tiện nhưng đối với Bác mọi khó khăn, gian khổ đều nhẹ tựa lông hồng. Vì thế Người đã bỏ qua tất cả để nhấn mạnh đến "vẫn sẵn sàng". Cụm từ anh ánh một nụ cười hóm hỉnh, bừng sáng cả câu thơ, tỏa sáng niềm lạc quan, một niềm vui sống vượt lên trên gian khổ, khó khăn. Bác vui với cái nghèo của cuộc đời cách mạng, của cuộc sống nơi núi rừng. Vì tương lai dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp, Người có thể vui đùa với gian khổ, khó khăn. Bác coi vất vả, gian lao của đời sống cách mạng như một cuộc sống nhàn nhã, ung dung của một khách lâm tuyền. Được làm cách mạng, được sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn lao của Bác. Thiên nhiên là hang, là suối, là cháo bẹ rau măng, là bàn đá chông chênh. Được sống ở đây Người cảm thấy thích thú vô cùng. Người với cách mạng đã hòa với nhau là một, ta bắt gặp ở đây phong thái thật nhàn nhã, ung dung, bước đi thật khoan thai, nhịp nhàng, thoải mái nơi thiên nhiên rừng suối. Người đọc như toàn thấy cặp mắt đang nheo cười của nhà Cách mạng trong cụm từ "bàn đá chông chênh". Chính cái thế chông chênh của tấm bàn đá thiên tạo ấy đã tạo cảm hứngCho người làm việc. Trong khung cảnh suối, hang, măng, bẹ, thanh sơ tĩnh lặng ấy, Bác đang dịch sử Đảng, đang cùng toàn dân tộc chuyển dịch từ thời đại cũ sang thời đại mới, viết những trang lịch sử mới. Cuộc đời của Người đã trải qua 30 năm bôn ba với bao niềm buồn vui, sướng khổ. Nay được sống và làm việc trên mảnh đất quê nhà, chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, với đồng bào, đồng chí. Cuộc đời đấy hẳn thật là sang. Trong bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối, tiểu đối trong câu thơ đầu và đối trong hai câu thơ đầu. Không những vậy, bài thơ còn kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại, góp phần tăng thêm sức hấp dẫn, quyến rũ người đọc.

    Bác Hồ là một trong những nhà thơ lớn của nước ta. Bài thơ"Tức cảnh Pác Bó của Bác là một tinh hoa trong nền văn học Việt Nam.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...