Văn thuyết minh: Giới thiệu về Tết Trung thu - Dàn bài chi tiết - Bài làm đầy đủ ý nhất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm. Nó còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Hoa Đăng. Tết Trung Thu là ngày lễ của dân tộc, là nét văn hóa dân gian mang hơi thở truyền thống đậm đà, là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ. Nó thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ. Mời các em đọc dàn bài văn thuyết minh về Tết Trung Thu và bài làm văn đầy đủ ý nhất bên dưới nhé!

    *Mở bài

    - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề:

    Hằng năm Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ tết. Trong số đó ta không thể không kể đến Tết Trung Thu .

    *Thân bài

    - Nguồn gốc ra đời của Tết Trung thu

    +Tết trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Việt Nam.

    + Dân Việt Nam ta thường biết đến nguồn gốc tết trung thu qua các câu chuyện truyền thuyết về chú Cuội, Hằng Nga và cung trăng của dân gian.

    +Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, t răng tròn vành vạnh lên cao, tỏa ánh sáng dịu dàng.

    +Nó còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Hoa Đăng.

    +Tết Trung thu có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan.. trong đó có Việt Nam.

    - Tết Trung thu diễn ra như thế nào?

    +Từ trước ngày tến: Mọi người sẽ cùng làm đèn lồng, làm bánh trung thu, chuẩn bị mâm ngũ quả.. nĐèn lồng, đèn trung thu thường được là bằng những vật liệu thông dụng.

    + Đến ngày tết. Một hoạt động không thể thiếu của ngày tết này chính là múa lân, hay còn gọi là múa sư tử.

    +trong ngày Tết trung thu có một mâm cỗ, thường có mâm quả, quan trọng nhất là chuối và bưởi. Xung quanh bày thêm hoa quả và bánh kẹo và bánh trung thu. Đó có thể là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống.

    +Dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca.

    +Màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống rộn vang, tưng bừng.

    - Ý nghĩa của Tết Trung thu

    +Đó không chỉ là ngày đoàn viên, ấm áp, sum vầy bên mâm ngũ quả.

    +Tết Trung Thu còn là ngày lễ của dân tộc, là nét văn hóa dân gian mang hơi thở truyền thống đậm đà, là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ. Nó thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ.

    +Đây cũng là ngày thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của người lớn với trẻ nhỏ. Đó là ngày lễ để trẻ em được tung tăng vui chơi, gặp gỡ nhau, cùng nhau phá cỗ rước đèn

    * * *

    +Tết Trung thu còn là chủ đề, đề tài cho nhiều sáng tác thơ ca, những bức tranh, bức ảnh, làm phong phú và sống động thêm cho thế giới nghệ thuật.

    *Kết bài

    - Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của ngày Tết này.

    [​IMG]

    Bài làm văn thuyết minh: Giới thiệu về Tết Trung thu

    Hằng năm Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ tết. Trong số đó ta không thể không kể đến Tết Trung Thu.

    Tết trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Việt Nam. Dân Việt Nam ta thường biết đến nguồn gốc tết trung thu qua các câu chuyện truyền thuyết về chú Cuội, Hằng Nga và cung trăng của dân gian.

    Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, t răng tròn vành vạnh lên cao, tỏa ánh sáng dịu dàng. Nó còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Hoa Đăng.

    Tết có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan.. trong đó có Việt Nam.

    Từ trước ngày tến đến trong ngày tết có nhiều hoạt động ý nghĩa. Trước ngày tết, mọi người sẽ cùng làm đèn lồng, làm bánh trung thu, chuẩn bị mâm ngũ quả.. Đến ngày tết thì cùng nhau xem múa lân, đi rước đèn dưới cung trăng, phá cỗ..

    Đèn lồng, đèn trung thu thường được là bằng những vật liệu thông dụng. Nào là ông sao, con gà, con cá.. Lễ rước lồng đèn thường được duy trì ở các làng xóm.

    Một hoạt động không thể thiếu của ngày tết này chính là múa lân, hay còn gọi là múa sư tử. Trước ngày tết chính, những đoàn múa sư tử đã biểu diễn trên dọc các con đường rồi, nhưng nhộn nhịp nhất và thu hút nhiều người.

    [​IMG]

    Tết trung thu có một mâm cỗ, thường có mâm quả, quan trọng nhất là chuối và bưởi. Xung quanh bày thêm hoa quả và bánh kẹo và bánh trung thu. Đó có thể là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống.

    Bên cạnh bánh trung thu, món quà người lớn thường tặng cho trẻ em là đồ chơi, mặt nạ có hình thù ngộ nghĩnh, chiếc đèn lồng, đèn kéo quân.

    Trong ngày Tết Trung Thu các hoạt động lại càng sôi nổi. Và dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca.

    Và được mong chờ nhất là màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống rộn vang, tưng bừng.

    Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, ấm áp, sum vầy bên mâm ngũ quả. Tết Trung Thu còn là ngày lễ của dân tộc, là nét văn hóa dân gian mang hơi thở truyền thống đậm đà, là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ. Nó thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Là hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ đẹp đẽ.

    Đây cũng là ngày thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của người lớn với trẻ nhỏ. Đó là ngày lễ để trẻ em được tung tăng vui chơi, gặp gỡ nhau, cùng nhau phá cỗ rước đèn, tận hưởng ngày lễ dành riêng cho mình. Hơn thế, đây còn là dịp mọi người quây quần nói chuyện cùng nhau, là ngày để mọi người gần gũi nhau hơn.

    Tết trung thu còn mang ý nghĩa gắn kết tình làng nghĩa xóm thanh bình, yên vui, mang đến không khí náo nức vui tươi. Nó cũng mang theo niềm tự hào về văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của đất nước.

    Ngày tết trung thu còn là ngày xem trăng, người ta ngắm trăng để tiên đoán mùa màng và quốc gia. Nếu trăng vàng thì trúng mùa; trăng cam thì quốc gia thái bình thịnh trị.

    Tết trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm đầy ý nghĩa.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...