Giải mã những chi tiết ít người biết trong phong thần diễn nghĩa

Discussion in 'Kiến Thức' started by Yeuemmaimai, Mar 22, 2024.

  1. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước khi viết tiếp, em sẽ giới thiệu sơ qua về Bàn Cổ, vị thần tổ tiên của vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

    "Bàn Cổ (tiếng Trung phồn thể: 盤古; giản thể: 盘古; bính âm: Pángǔ) được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

    Sự tích:

    Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Mẹ sinh ra. Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, sự tích Bàn Cổ như sau:

    Tại núi có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân hy hữu, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.

    Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm rìu tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

    Thuở đó Trời Đất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Đất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Địa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.

    Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Đất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Đạo Quân . Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị .

    Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư.

    Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Tiếp theo thì có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, rồi Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ.

    Nhiệm Phưởng, thế kỷ 6, đã viết huyền thoại Bàn Cổ trong quyển Thuật Dị Ký rằng:

    " Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và Mặt Trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng. "



    Hết".
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  2. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước hết, tác giả Hứa Trọng Lâm không nói rõ ràng nguồn gốc của Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên giáo chủ. Nhưng rất may, ông Hứa Trọng Lâm đã để lại những mật ngữ. Cụ thể hơn là ở trong hồi 77:

    "Nam Cực tiên ông nói:

    - Tôn sư đã vào trận, sao không phá cho rồi đặng Tử Nha phạt Trụ.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Mọi việc còn phải có ý kiến sư huynh ta nữa ta đâu dám tự chuyên. Chờ sư huynh ta đến đây sẽ tính.

    Nói vừa dứt tiếng xảy nghe tiếng nhạc trên mây, mùi hương nghi ngút, Lão Tử cỡi Thanh ngưu có Huyền Ðô Ðại pháp sư theo phò hộ, đồng đáp xuống Lư Bồng.

    Nguyên Thỉ dẫn đồ đệ nghênh tiếp.

    Hai vị tiên lão ngồi vào giữa, các đệ tử đứng xung quanh hầu hạ.

    Lão Tử hỏi:

    - Thông Thiên lập trận Tru Tiên cản đường Khương Thượng để ta xuống đây hỏi thử xem Thông Thiên trả lời làm sao?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Tôi vô phép đã vào xem trận rồi, nhưng chưa giao chiến.

    Lão Tử nói:

    - Sao không phá trận cho rồi?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Tôi còn đợi lệnh sư huynh.

    Lão Tử nói:

    - Như Thông Thiên chịu phép thì thôi, bằng cưỡng lại thì bắt về cung Tử Tiêu cho sư tôn vấn tội.

    Khi ấy hai vị giáo chủ ngồi trên Lư Bồng, hào quang ngũ sắc tỏa đến tận ải Giới Bài.

    Thông Thiên giáo chủ nói với các đệ tử:

    - Ðại sư huynh ta đã đến, ta cần gặp mặt xem đại sư huynh ta xử sự làm sao.

    Nói rồi truyền Ða Bửu đạo nhân gióng chuông đánh khánh, kéo ra ngoài trận Tru Tiên mời Lão Tử xuống Lư Bồng nói chuyện.

    Na Tra vào thưa.

    Giây phút Lão Tử cỡi Thanh ngưu bay xuống Lư Bồng.

    Thông Thiên giáo chủ làm lễ ra mắt và nói:

    - Tiểu đệ xin chào Ðại sư huynh.

    Lão Tử nói:

    - Sư đệ! Ba anh em ta lập bảng Phong thần là tuân theo cơ tạo hóa sao sư đệ nghịch thiên lập trận dữ, ngăn cản binh Châu?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Tôi không có ý ngăn cản binh Châu, việc trần tục chánh tà đã rõ ai vô đạo, bạo tàn thì bị phạt, đó là lẽ đương nhiên. Tôi xuống đây lập trận chỉ vì muốn bảo tồn giáo lý của Triệt giáo mà thôi.

    Lão Tử nói:

    - Sư đệ nói sao khó nghe quá! Bảo tồn giáo lý thế nào?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Môn đồ Xiển giáo khi dễ môn đồ của Triệt giáo chúng tôi. Quảng Thành Tử ba lần đến cung Bích Du khi thị cả tôi nữa. Ấy là phạm luật nghiêm kẻ nhỏ không nhường người trên, đạo lý đổ nát. Hôm qua tôi đã tỏ bày với Nhị sư huynh, mà Nhị sư huynh vẫn binh học trò mình, cố hiếp bức tôi nhiều chuyện. Nếu muốn khỏi mích lòng nhau phải giao Quảng Thành Tử cho tôi trị tội, nếu không chịu thì tự ý đại huynh xử sự.

    Lão Tử đáp:

    - Quảng Thành Tử là người đạo đức, lẽ nào dám phạm người trên? Sư đệ đừng nghe lời thêm bớt của học trò mình lập trận bất nhơn, hại người tu luyện. Dẫu Quảng Thành Tử có vô lễ, tội cũng chưa đáng chết, sao sư đệ nóng giận làm chuyện nghịch thiên. Thôi, phải nghe lời ta dẹp trận ấy đi, rồi trở về Bích Du cung ăn năn sửa lỗi, thì ta còn dung được, bằng không ta bắt nạp cho thầy, đuổi về phàm tục không cho đến Bích Du cung làm giáo chủ nữa, chừng ấy ăn năn không kịp.

    Thông Thiên giáo chủ tưởng đem lẽ phải bạch minh với Lão Tử để Lão Tử suy xét, ngờ đâu bị Lão Tử mắng như vậy, nổi giận nói:

    - Tôi với Ðại sư huynh là bạn học một thầy, cùng là giáo chủ, sao sư huynh tư vị học trò, nói nhục tôi như vậy. Nếu thế còn gì là đạo đức, lẽ phải. Tôi đã lập trận thì không dẹp bao giờ. Sư huynh là người thần thông cứ vào phá thử?

    Lão Tử cười, nói:

    - Phá trận không khó chi, song ta khuyên ngươi sau chớ thở than, hối hận. Thôi, ta cho ngươi vào trước sửa soạn đi, rồi ta sẽ vào phá. Nếu không sắp đặt sẵn, chắc là bị bối rối.

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Tôi không cần sắp đặt gì nữa. Sư huynh muốn phá thì cứ vào tôi chỉ khuyên một điều là phải cẩn thận kẻo bị bắt.

    Nói rồi giục Khuê ngưu về cửa Hãm tiên, đứng trong trận chờ Lão Tử.

    Lão Tử vỗ sừng trâu, bốn chân trâu hiện hào quang bay hỏng đất.

    Lão Tử lại trải bức Thái Cực Ðồ ra, hóa thành cái cầu vòng rồi bước lên cầu vòng ấy xông vào trận ca rằng:

    Sanh đời hỗn độn gặp thầy truyền,

    Biến hóa vô cùng phép tự nhiên

    Dạy chúng làm lành toan bỏ dữ,

    Ðộ người khỏi tục đặng thành tiên

    Một trường Xiển giáo ưa thanh tịnh,

    Hai chữ vô vi lánh thị trường

    Chẳng đã thương người trong nước lửa,

    Phải vào trận dữ dẹp cho yên.

    Thông Thiên thấy Lão Tử vào phá trận, liền vỗ tay một cái, sấm nổ vang trời.

    Lão Tử cười ngất nói:

    - Sư đệ đừng vỗ tay vô ích, hãy coi cây gậy của ta đây.

    Thông Thiên giáo chủ thấy Lão Tử vào trận một cách dễ dàng, lại vung gậy múa máy, nổi giận vung đao đến chém. Nhưng gậy thì dài, gươm thì ngắn nên Thông Thiên giáo chủ cứ lo đỡ gạt chứ đâm không tới.

    Lão Tử thấy vậy lại cười to nói:

    - Ta thấy ngươi chưa thông đạo pháp, thế mà dám lên làm giáo chủ Triệt giáo.

    Thông Thiên giáo chủ giận tím mặt, nói:

    - Ngươi khinh khi ta đến thế, hèn chi để học trò giết hại đệ tử ta không biết bao nhiêu cả. Thật thù này không biết chừng nào nguôi.

    Các đệ tử Triệt giáo đứng trên đài Bát quái thấy cảnh vật xảy ra, ai nấy mặt mày cũng đầy sát khí, muốn bay xuống ăn tươi nuốt sống Lão Tử.

    Thông Thiên giáo chủ liền lâm râm niệm chú, tức thì bốn cửa sấm nổ vang trời, tám phương gió thổi ngùn ngụt.

    Lão Tử thấy vậy liền hiện hào quang lên đầu, trên hào quang đó lại hiện cái tháp lồng lộng, làm cho sấm gió không sao động vào mình được.

    Lão Tử lại nghĩ thầm:

    - Nó đã dùng đến bí quyết trận đồ để hại mình, mình cần phải biến hóa phá trận cho tan. Nếu không lũ học trò nó coi mình chẳng ra gì.

    Nghĩ rồi, Lão Tử liền vỗ vào sừng trâu, tức thì Thần ngưu bay vọt ra khỏi trận.

    Lão Tử vội cỡi mão đuôi cá, tức thì trên đầu hiện ba đạo hào quang rồi giục trâu vào phá trận.

    Xảy nghe phía Ðông có tiếng chuông ngân, rồi một người đội mão, mình mặc áo hồng, cỡi thú trắng, cầm gươm xông tới nói:

    - Lý đạo huynh! Ðừng sợ! Có tôi đến giúp sức đây.

    Thông Thiên giáo chủ không biết ai lại xông vào phá trận, liền hỏi lớn:

    - Ðạo sĩ là ai mà đến đây giúp Lão Tử?

    Người ấy nói:

    - Nếu không biết thì nghe bốn câu ca này sẽ rõ:

    Trời đất sanh thành đã có ta,

    Theo thầy học đạo rộng bao la

    Thấy điều nghịch ý nên ra giúp,

    Cho rõ hai bên lẽ chánh tà.

    Ca xong, người ấy nói:

    - Ta là Thượng Thanh đạo nhơn đây.

    Vừa nói vừa chém Thông Thiên giáo chủ.

    Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:

    - Lạ thật! Thượng Thanh đạo nhơn là người ở giáo phái nào mà ta không biết.

    Trong lúc Thông Thiên giáo chủ đang nói chuyện với Thượng Thanh đạo nhơn thì lại nghe bên phía Nam có một tiếng chuông ngân, rồi một ông già đội mão vàng, mặc áo bát quái, tay cầm cây Như ý, cỡi ngựa chạy đến kêu lớn:

    - Lý đạo nhơn! Có tôi đến trợ chiến.

    Thông Thiên giáo chủ hỏi:

    - Ai đó vậy?

    Người ấy nói:

    - Thấy ta mà ngươi không biết thì làm chủ Triệt giáo sao được. Hãy nghe đây:

    Hồng Quân lão tổ dạy vuông tròn,

    Sống mãi trên đời với nước non

    Trời đất không già ta chẳng thác,

    Say sưa mùi đạo tấm lòng son.

    Ca rồi nói:

    - Ta là Ngọc Thanh đạo nhơn đến đây thử tài Thông Thiên giáo chủ.

    Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:

    - Từ xưa đến nay thầy ta chỉ dạy có ba người đệ tử, sao nay lại có Thượng Thanh và Ngọc Thanh nào đó?

    Ngọc Thanh đánh xuống một Như ý, Thông Thiên giáo chủ đưa kiếm ra đỡ.

    Hai bên đang đánh với nhau chưa phân thắng bại, xảy nghe phía Bắc có tiếng chuông ngân, rồi một ông đạo sĩ đội mão Cửu tiên, mặc áo tiên y, một tay cầm quạt râu rồng, một tay cầm ngọc Như ý, cỡi sư tử chạy đến kêu lớn:

    - Lý đạo huynh, tôi đến trợ chiến phá trận Hãm Tiên!

    Thông Thiên giáo chủ thấy người ấy mặc còn trẻ mà tóc đã bạc không biết là ai, liền tiếp hỏi:

    - Còn ai đó nữa?

    Người ấy nói:

    - Hãy nghe bài ca này:

    Từ thuở sinh ra lúc hỗn mang,

    Tính năm kể tháng biết muôn ngàn?

    Một bầu tạo hóa dầu ngang dọc,

    Những kể bàn môn khó tỏ tà.

    Ca rồi nói:

    - Ta là Thái Thượng đạo nhơn.

    Khi ấy bốn người vây Thông Thiên giáo chủ đánh vùi một trận.

    Thông Thiên giáo chủ một người phải cự với ba người, chỉ còn biết đỡ mà không thể nào đánh lại được.

    Các đệ tử Triệt giáo thấy ba người mới tới hào quang chiếu sáng lòa ai nấy đều khen phục, nhất là Trương Nhĩ Tiên, đệ tử Triệt giáo mà hâm mộ Xiển giáo vô cùng.

    Ba vị Tam Thanh vừa giao chiến với Thông Thiên giáo chủ là do Lão Tử làm phép hiện ra, chỉ trong một giờ thì tan mất. Lão Tử cố làm cho Thông Thiên giáo chủ rối trí mà thôi.

    Thấy phép mình gần mãn, Lão Tử ngâm lên một bài kệ:

    Hồng quân truyền phép đạo đa thành,

    Làm chủ thần tiên độ chúng sanh

    Biến thử ba hình ai dễ biết,

    Cho hay nguyên khí hóa Tam Thanh.

    Lão Tử ngâm vừa dứt, nghe tiếng chuông inh ỏi, ba ông biến mất chỉ còn một Lão Tử mà thôi, Thông Thiên giáo chủ thất kinh nhìn sững, bị Lão Tử đập cho ba gậy."
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  3. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mà hồi 77 này cũng có cái tên rất đáng chú ý, "Lão Tử hóa Tam Thanh đánh Giáo Chủ". Mà 3 vị Tam Thanh Lão Tử hóa chính là:

    +Thượng Thanh đạo nhân, có tên giống đạo hiệu của Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn.

    + Ngọc Thanh đạo nhân, tên giống đạo hiệu của Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn.

    + Thái Thượng đạo nhân, tên giống đạo hiệu của Thái Thượng Lão Quân cũng tức là Lão Tử.

    Mà 3 ông Thượng Thanh đạo nhân, Ngọc Thanh đạo nhân và Thái Thượng đạo nhân cũng tự nhận là đệ tử của Hồng Quần lão tổ giống 3 ông Lão Tử, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên giáo chủ. Cũng tức là nói, 3 người Lão Tử, Nguyên Thủy thiên tôn, Thông Thiên giáo chủ trong truyện phong thần diễn nghĩa là ông Hứa Trọng Lâm dựa trên 3 vị Tam Thanh của đạo giáo (1).

    Em đánh dấu số (1) để các bác dễ nhận ra, bởi bây giờ em cũng không có tâm trạng hay thời gian viết nhiều. Chỉ có thể viết vài dòng.
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  4. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cộng thêm bài thơ của Hồng Quân lão tổ có nhắc đến việc 3 người Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên giáo chủ là đệ tử Hồng Quân lão tổ và có nhắc đến thần Bàn Cổ:

    "Giữa lúc đó, nơi hướng Nam có một vừng mây năm sắc hiện ra, hào quang chiếu sáng lòa, gió quyện mùi hương thơm nực.

    Rồi có một ông lão đi đến ngâm lớn:

    Từ đời Bàn cổ ẩn trong rừng,

    Dạy được ba trò dạ rất ưng

    Xiển giáo chia ra cùng Triệt giáo,

    Cho hay cũng một gốc Hồng quân.

    Thông Thiên giáo chủ giật mình, biết Hồng Quân lão tổ đến, liền quỳ mọp xuống đất nghinh đón và thưa:

    - Ðệ tử không hay sư phụ đến, nên nghinh tiếp trễ. Xin sư phụ tha tội.

    Hồng Quân lão tổ hỏi:

    - Sao ngươi lập trận Vạn Tiên thiệt hại môn đồ ngươi nhiều như vậy?"

    Từ đấy có thể thấy, Hồng Quân lão tổ đang ám chỉ 3 người Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thông Thiên giáo chủ là được sinh ra từ nguyên thần của thần Bàn Cổ, vị thần tổ tiên của vũ trụ. (2)

    Từ (1), (2), có thể đưa ra kết luận. 3 người Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thông Thiên giáo chủ là được sinh ra từ thần Bàn Cổ và dựa trên Tam Thanh của đạo giáo.
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  5. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Trước khi tìm hiểu Thông Thiên giáo chủ có phải là Linh Bảo Thiên Tôn, 1 trong Tam Thanh hay không. Chúng ta cần tìm hiểu, Linh Bảo Thiên Tôn là ai?

    Để so sánh giữa Thông Thiên giáo chủ và Linh Bảo Thiên Tôn có những gì giống nhau mà có thể nhận ra Thông Thiên giáo chủ có phải Linh Bảo Thiên Tôn không?

    "Linh Bảo Thiên Tôn (靈寶天尊) là một trong ba vị thần tối cao (Tam Thanh) theo Đạo giáo Trung Quốc, ở vào ngôi Thượng Thanh.

    [​IMG]

    (Ảnh minh họa Linh Bảo Thiên Tôn).

    Nguồn gốc:

    Trong thần điện Đạo giáo, lúc đầu Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng Thượng đế là ba ngôi vị cao nhất. Sau đó đến thời Tuỳ, Đường mới tách Ngọc Hoàng Thượng đế ra, mà đặt thêm vị Thái Thượng Đại Đạo Quân . Sang đến đời Tống thì đổi tôn hiệu ngài làm Linh Bảo Thiên Tôn, hay gọi tắt là Linh Bảo Quân, và bấy giờ mới chia ba ngôi vị Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh, hoàn chỉnh tòa Tam Thanh là tối cao. Ngọc Hoàng Thượng đế chuyển xuống ngôi vị thấp hơn, xếp trong Tứ Ngự.

    Thần thoại:

    Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở sơ khai chưa có trời đất, trước cả hỗn mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí, (Thái vô nguyên) có vị Nguyên Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thuỷ Thiên Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ tạo ra trời đất, mà linh thể phân làm ba trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng linh thể thì tồn tại mãi mãi. Linh Bảo Thiên Tôn có hai sư huynh đệ là Nguyên Thủy Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn tạo thành Tam Thanh.

    Tam Thanh sinh hóa mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua ở thiên đình, cũng là do Tam Thanh chỉ định. Như thế Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn chính là đấng tối cao của Đạo giáo.

    Truyền thuyết khác cho rằng Linh Bảo Thiên Tôn do linh khí trời đất hội tụ, đầu thai vào bà Hồng thị, bà mang thai 3700 năm mới sinh, lớn lên được đích thân Nguyên Thuỷ Thiên Tôn truyền đạo, trở thành phụ tá cho Nguyên Thuỷ Thiên Tôn.

    Linh Bảo Thiên Tôn ngự ở tầng trời thứ 34, tại cung Châu Nhật, có hàng vạn Kim đồng ngọc nữ chầu, tạo ra các tinh tú, bảo hộ Thiên đình.

    Linh Bảo Thiên Tôn đích thân chỉ dạy cho những người tu học đạo để thành tiên, số lượng nhiều không đếm nổi."

    Cần lưu ý rằng trong các đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn có 1 người cũng tên là Linh Bảo đại pháp sư. (3)

    Vậy cuối cùng Linh Bảo Thiên Tôn là Thông Thiên giáo chủ hay Linh Bảo đại pháp sư, đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn đây?
     
    Last edited: May 1, 2024
  6. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Gần đây đọc lại phong thần diễn nghĩa, em phát hiện được 1 số chi tiết khá hay.
     
  7. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Các tôn hiệu của Linh Bảo Thiên Tôn:

    • Thượng Thanh Đại Đạo Quân.
    • Thượng Thanh Đại đế.
    • Linh Bảo Đạo Quân.
    • Hỗn Minh Đại Thiên Tôn.
    • Thượng Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân.
    • Thượng Thanh Thánh Địa Thông Thiên Giáo Tổ Linh Bảo Thiên Tôn.
    • Thái Thượng Huyền Hoàng Cao Thánh Nguyên Khí Sở Thành Linh Bảo Thiên Tôn Thượng Thanh Diệu Hữu Thượng Đế Ngọc Thần Huyền Hoàng Đại Đạo Quân.

    Như vậy, chúng ta có thể thấy trong số các tôn hiệu của Linh Bảo Thiên Tôn có 1 tôn hiệu đáng chú ý là "Thượng Thanh Thánh Địa Thông Thiên Giáo Tổ Linh Bảo Thiên Tôn", gần với tên của Thông Thiên giáo chủ. (4)

    Kết luận:

    Qua đây, từ (1), (2), (3), (4) chúng ta có thể thấy, mặc dù Thông Thiên giáo chủ không hoàn toàn là Linh Bảo Thiên Tôn. Nhưng Hứa Trọng Lâm đã dựa trên Linh Bảo Thiên Tôn để sáng tạo ra Thông Thiên giáo chủ và Linh Bảo đại pháp sư.

    Trong đấy, Thông Thiên giáo chủ ngang hàng với 2 Tam Thanh còn lại. Còn Linh Bảo đại pháp sư là dựa trên thần thoại này:

    "Truyền thuyết khác cho rằng Linh Bảo Thiên Tôn do linh khí trời đất hội tụ, đầu thai vào bà Hồng thị, bà mang thai 3700 năm mới sinh, lớn lên được đích thân Nguyên Thuỷ Thiên Tôn truyền đạo, trở thành phụ tá cho Nguyên Thuỷ Thiên Tôn".

    Mà cho Linh Bảo đại pháp sư trở thành 1 trong 12 kim tiên Xiển giáo, đệ tử Nguyên Thủy Thiên Tôn. Dựa trên việc Linh Bảo Thiên Tôn được Nguyên Thủy Thiên Tôn truyền đạo và phép thuật.
     
  8. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Thật ra em đọc phong thần diễn nghĩa đã phát hiện ra nhiều chi tiết đáng sợ, không biết có nên viết ra không?
     
  9. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    3 Lão Tử trong phong thần diễn nghĩa có phải là Thái Thượng Lão Quân không?

    Gần đây, khi đọc truyện phong thần diễn nghĩa, tôi phát hiện 1 chi tiết. Trong truyện phong thần diễn nghĩa không hề có sự xuất hiện của Thái Thượng Lão Quân. Mà chỉ có Lão Tử, dù điều này là sai, bởi phong thần diễn nghĩa lấy bối cảnh thời nhà Thương, trong khi theo các tài liệu lịch sử Lão Tử sinh ra và sống thời Xuân Thu.

    "Lão Tử (chữ Hán: 老子, bính âm: Lăozi) (580 TCN - 500 TCN) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc; sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ VI TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ IV TCN[cần dẫn nguồn ], thời Bách gia chư tử, khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖), là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Trung Hoa, hay còn gọi là Tam giáo.

    Tên gọi:

    Cái tên" Lão Tử "là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa" đáng tôn kính "hay" già ". Tử (子) nghĩa là thầy. Vì thế," Lão Tử "có thể được dịch tạm thành" bậc thầy cao tuổi ".

    Tên riêng của Lão Tử có thể là Lý Nhĩ (李耳), tên tự của ông có thể là Bá Dương (伯陽), và tên thụy của ông là Đam, (聃) có nghĩa là" Bí ẩn ".

    Lão Tử cũng được gọi là:

    • Lão Đam (老聃)
    • Lão Quân (老聃)
      • Lý Lão Quân (李老君)
      • Đạo Đức Thiên Tôn (道德天尊)
      • Thái Thượng Lão Quân (太上老君)
    • Thái Thượng Đạo Tổ
    • Lão Tử Đạo Quân (老子道君)
    • Huyền Đô đại lão gia

    Dưới thời Nhà Đường họ Lý, để tạo mối liên hệ với Lão Tử, coi ông là tổ tiên của Hoàng gia, truy phong làm hoàng đế. Đời Đường Cao Tông tôn là Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế (太上玄元皇帝), đến đời Đường Huyền Tông lại gia phong là Đại Thánh tổ Cao thượng Đại đạo Kim khuyết Huyền nguyên Thiên hoàng Đại đế (大聖祖高上大道金闕玄元天皇大帝) .

    Cuộc đời:

    Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử. Sự hiện diện của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn" Đạo Đức Kinh "đang bị tranh cãi rất nhiều. Lão Tử (571 TCN - 471 TCN) đã trở thành một nhân vật văn hóa quan trọng đối với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Truyền thuyết cho rằng ông sinh ra ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (楚), hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm cuối thời Xuân Thu. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ 70 năm rồi mới ra đời, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành" bậc thầy già cả ".

    Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ giáo thời nhà Chu của Khổng Tử để giúp thiên hạ thái bình là không thực dụng. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.

    Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của đất nước đang tan rã và quyết định ra đi. Ông cưỡi trâu đi về phía Tây qua nước Tần và từ đó biến mất ở sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng, có một người gác cửa tên Doãn Hỉ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Cho tới lúc ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như trường hợp của Chúa Giêsu, Phật Thích Ca, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại cuốn" Đạo Đức Kinh ". Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi một con trâu."

    Như vậy Lão Tử sinh ra và lớn lên đâu đấy vào thế kỷ thứ 6 TCN, còn Trụ Vương sinh ra và sống đâu đấy ở thế kỷ 11 hay 12 TCN.

    "Đế Tân (chữ Hán: 帝辛), tên thật Tử Thụ (子受) hoặc Tử Thụ Đức (子受德), còn gọi là Thương vương Thụ (商王受), Thương Trụ, Thương Thụ, là vị vua cuối cùng đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc [1] . Ông được cho là ở ngôi từ 1154 TCN đến 1123 TCN[2], hoặc 1075 TCN đến 1046 TCN[3]".

    Như vậy, nếu xét về mặt lịch sử Lão Tử không thể xuất hiện trong truyện phong thần diễn nghĩa. Bởi đúng lý ra, Lão Tử vẫn chưa ra đời trong thời phong thần diễn nghĩa.
     
  10. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Nên theo đúng lý, thì truyện phong thần diễn nghĩa phải có Thái Thượng Lão Quân chứ không thể có Lão Tử. Nhưng đọc phong thần diễn nghĩa, chúng ta sẽ không thấy có dòng nào viết Thái Thượng Lão Quân mà chỉ có Lão Tử.

    Vậy 2 câu hỏi đặt ra ở đây:

    1 Lão Tử trong phong thần diễn nghĩa với Thái Thượng Lão Quân trong đạo giáo có phải 1 không?

    2 Có phải ông Hứa Trọng Lâm đã nhầm lẫn hay ông có ẩn ý gì khác khi chỉ viết Lão Tử chứ hoàn toàn không có Thái Thượng Lão Quân trong truyện của ông?
     
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...