Giải mã những bí ẩn lịch sử lớn nhất Việt Nam? * * * Xuyên suốt chặng đường lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc Việt, có không biết bao những câu chuyện kỳ lạ, nhiều uẩn khúc, qua lớp bụi phủ dầy theo thời gian, có thể khiến hậu thế cũng không bao giờ lý giải được. Để đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất. Vậy thì các bí ẩn đó là gì? Những nhà sử học nghiên cứu đã lý giải như thế nào? Thì ngay đây chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá nhé! Thứ nhất: Thời gian trị vì của các vua Hùng kéo dài 2622 năm, liệu có đúng? Trong đại việt sử ký toàn thư có viết lại, triều đại các vua hùng ở Việt Nam, bắt đầu từ khi Kinh Dương Vương lên nắm quyền vào năm Nhâm Tuất, liền sau đấy là 18 đời các vua Hùng nối tiếp nhau kế vị, rồi kết thúc vào năm Quý Mão 258 trước công nguyên. Tính ra 18 đời các vua Hùng trị vì kéo dài hai nghìn sáu trăn hai hai năm, như vậy thì trung bình mỗi vị vua Hùng trì vì khoảng 150 năm tuổi. Điều này có vẻ vô lý vì tuổi thọ trung bình của con người hiện tại cũng chỉ khoảng 70 đến 80 tuổi mà thôi. Thời xưa y tế chưa phát triển nên việc con người có tuổi thọ cao như vậy là rất khó. Ngay cả các quốc gia với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới cũng chỉ đạt đến con số 90 là cùng. Nhưng nếu chúng ta tra cứu lại lịch sử về những người đã từng sống thọ nhất thì dù là con số 90 hay 150 cũng không phải là hiếm gặp, thậm chí còn kém xa các bậc tiền nhân đi trước nữa. Trong lịch sử đã từng ghi chép về những người sống rất thọ. Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thanh đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922. Đã từng ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn, tự là Khắc Minh, ngụ tại thôn Tam Tuyên, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến. Nay thì thuộc thôn Thang Trình, xã Ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái. Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường, năm Tân Sửu, mất năm 1324, niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, thọ được 443 năm tuổi. Một trường hợp sống thọ đáng kinh ngạc khác là danh y Lý Khánh Nguyên, sinh năm 1677 mất năm 1933 thọ tới 256 tuổi. Lý Khánh Nguyên là danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Năm ông 100 tuổi đã được nhà vua trao tặng danh hiêu đặc biệt cho những cống hiến trong y thuật. Năm 200 tuổi ông bắt đầu giảng dạy trong các trường đại học, rất nhiều sinh viên phương tây nghe tiếng đã xin đến gặp ông. Cùng rất nhiều những tên khác nữa, các bạn có thể tìm hiểu cũng như tra cứu thêm. Vậy nếu so sanh số tuổi với Trần Tuấn hay Lý Khánh Nguyên thì 18 vị vua Hùng của chúng ta có khi còn bị coi là đoản thọ ấy chứ. Đó là còn chưa nói đến người xưa còn biết rèn luyện đến dưỡng sinh, tu tâm tu đạo, đời sống thanh cao không khí mát mẻ thoáng sạch, cảnh vật thơ mộng, đạo đức cao thượng, ít dục vọng. Như vậy thì rất có thể 18 vị vua Hùng của chúng ta cũng là những người có được tuổi thọ cao như vậy. Thứ hai: Ai đã sát hại vua Đinh Tiên Hoàng? Theo như sách sử chính thống của Việt Nam, người sát hại vua Đinh chính là hoạn quan Đỗ Thích, cụ thể như sau: Vào tháng 11 năm Kỷ Mão 979, vua Đinh dự tiệc với quần thần, say rượu nằm ngủ tại bậc thầm của sân điện. Phúc Hầu Hoằng là Đỗ Thích có dã tâm soán ngôi liền ra tay giết vua, cùng tước luôn mạng sống của thái tử Đinh Liễn. Vì Đỗ Thích đêm nào nằm mộng cũng thấy sao rơi vào mồm, cho là điềm lành được lên ngôi báu nên mới sinh tâm phản phúc. Tuy là vậy nhưng nhà giáo Hoàng Đạo Thúy cùng một số nhà sử gia gần đây lại cho rằng: Đỗ Thích thực sự không phải là thủ phạm giết vua. Vì Đỗ Thích chỉ là một viên hoạn quan, chúc nhỏ sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh, vậy lấy gì xưng đế? Dù có gan đến mấy cũng không thể nào liều lĩnh đến vậy được. Một giả thuyết khác lại được đặt ra, Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới chính là thủ phạm trong cụ án giết vua ấy. Theo lý giải thì việc Lê Hoàn làm phó Vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng việc các trung thần chống đối, có thể là biểu hiện cho thấy mưu đồ chiếm ngôi của Lê Hoàn. Hành động của Lê Hoàn nhiều khả năng đã có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Dương Vân Nga và các hoàng hậu khác vẫn thường ngấm ngầm tranh đấu nơi chốn hậu cung để âm thầm giữ tương lai ngôi vị Thái Tử con mình. Do yếu thế nhất, Dương Vân Nga đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Như vậy thì động cơ có phân ra khác nhau, nhưng Dương hậu và Lê Hoàn đã cùng nhau tiến hành vụ mưu sát chấn động lịch sử và sử dụng Đỗ Thích như một hình nhân thế mạng. Việc Lê Hoàn trở thành nhiếp chính bên thái hậu cũng phần nào khiến cho luận điểm này càng trở nên chắc chắn. Sau cùng khi binh biến bà buộc phải khoác áo Long Cổn cho Phó Vương Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Lê Đại Hành. Sau đấy cũng lập Dương Thái Hậu trở thành một trong 5 vị Hoàng hậu của ông, với tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng hậu. Dẫu sao đây cũng chỉ là giả thuyết mà thôi. Thứ ba: Vì sao Vua Quang Trung băng hà? Theo sử sách thì vào buổi chiều năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc thì bỗng hoa mắt rồi bất tỉnh nhân sự. Sau khi tỉnh lại, vua cho triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu đến, nhanh chóng căn dặn việc tống táng hậu sự chỉ nên kéo dài trong vòng một tháng, cùng hết lòng phò trợ thái tử Quang Toản lên ngôi, cả nước đồng tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Cho đến ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý, tức 1792, vào khoảng nửa đêm thì vua Quang Trung băng hà, tại vị được 4 năm hưởng thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Trong cuốn Đại Nam Liệt Truyện thì viết về nguyên nhân cái chết của vua Quang Trung rất thần bí như sau: Một hôm về buổi chiều Huệ đương ngồi bẵng nhiên tối mắt, thấy một ông bạc đầu từ trên trời xuống, mặc áo trắng cầm gậy sắt mắng rằng: - Ông cha ngươi sinh ra ở đất nhà vua, đời đời làm dân nhà vua, ngươi cớ sao dám phạm vào lăng tẩm, rồi lấy gậy sắt đánh lên trán. Thế rồi Huệ mới tối sầm mắt mà ngã vật ra một lúc mới tỉnh lại. Cũng theo cuốn đại nam, sau khi vua Quang Trung bị thần nhân đánh, nhà vua cứ vậy ngã bệnh và bệnh mỗi lúc một trở nặng rồi băng hà. Giả thuyết này có vẻ rất hoang đường và không được thuyết phục cho lắm. Theo các nhà sử gia, câu chuyện trên rõ ràng chỉ là ngụ ý đề cao chúa Nguyễn, đã nam tiến mở rộng lãnh thổ Việt nam ta sau này. Cũng đề cao con cháu chúa Nguyễn là chân mệnh thiên tử nên ai đụng đến ắt sẽ bị thần nhân tru diệt. Lại có nhiều giai thoại khác xoay quanh cái chết của vua Quang Trung. Có thuyết nói rằng, nhà vua bị hãm hại bằng cách bị Ngọc Hân Công Chúa bỏ thuốc độc vào rượu. Lại có giả thuyết hoang đường khác nữa, nhà vua bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa, do vua nhà thanh Càn Long ban tặng. Thế nhưng giả thuyết cho rằng vua Quang Trung chết vì bệnh có thể sẽ gần với sự thật hơn, có thể nhà vua từ lâu đã bị các bệnh nền như cao huyết áp, xông pha trận mạc vào nam ra bắc, lại bận bịu việc triều chính với cường độ cao, đã vậy trong cung cấm lại có nhiều cung tần mỹ nữ phải trả bài nữa. Việc ra đi đột ngột như vậy có thể do nhà vua làm việc quá sức dẫn tới tai biến như ngày nay. Dù sao thì giả thuyết cũng chỉ là giả thuyết mà thôi, bao giờ cũng để lại quá nhiều nghi vấn. Thực hư thế nào thì cũng không ai biết rõ, chỉ biết rằng thời điểm Quang Trung băng hà, cũng là lúc vua định đem quân đánh lại Gia Định, đánh một trận sống chết với Nguyễn Ánh. Đồng thời Quang Trung cũng gửi chiếu thư cho vua Càn Long nhà Thanh để đòi lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, lãnh thổ cũ nước ta đã bị nhà Hán xâm chiếm từ thời vua Nam Việt Triệu Đà. Phải nhấn mạnh rằng vua Càn Long khi đó đã đáp ứng gả con gái cho vua Quang Trung, cũng đồng ý trả lại tỉnh Quảng Tây cho Đại Việt để giữ tình hòa hữu. Phải biết rằng sau khi dẹp yên 30 vạn quân Thanh vào năm 1789, quân Tây Sơn lúc này đang vô cùng hiếu chiến và hùng mạnh, đánh đâu thắng đấy, khiến Đại Thanh phương bắc cũng phải khiếp sợ. Tuy nhiên sự chưa thành thì nhà vua đã trút hơi thở cuối cùng. Nếu vua Quang Trung chỉ sống thọ thêm vài năm mà thôi, có lẽ trang sử của Việt Nam đã có sự thay đổi rất là lớn! Lãnh thổ nước Việt đã có thể mở rộng, rồi trở thành một siêu cường quốc trên đất á châu cũng nên. Thứ tư: Người cha thực sự của vua Bảo Đại là ai? Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế. Cha của ông là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức là vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung sau này. Thế nhưng xét theo sử sách vua Khải Định bị bất lực, không thể có con nối dõi. Chính điều này cũng gây nên nhiều sự đồn đại rằng ai mới chính là cha đẻ của vua Bảo Đại sau này. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, khi biết người con trai duy nhất của mình bị bất lực, bà Tiên Cung đã vô cùng buồn bã, đêm ngày không yên, sức khỏe cũng vì thế mà ngày càng suy kiệt. Thái tử Bửu Đảo, tức là vua Khải Định sau này vốn là người con có hiếu nên vô cùng lo lắng. Ngài mới đem chuyện này tâm sự với người trong hoàng tộc bậc ông nhưng tuổi tác lại đồng trang với cháu, vị hoàng thân đó là Hường Đề, sinh năm 1885. Để giúp cháu ông này đã dựng nên một câu chuyện như sau. Phụng Hóa Công vốn cũng là người bất lực, nhưng một hôm nhân bắn được một con chồn hương, người nhà bèn đem hầm với sâm nhung và nhiều loại thuốc bổ cường dương khác. Buổi tối Phụng Hóa Công uống rượu và ăn món hầm đại bổ ấy, liền nổi hứng khởi và nổi cơn đòi phụ nữ mãnh liệt. Thế rồi lấy tích cũ người xưa đem áp dụng vào đời thực hết sức khéo léo. Trong giây phút sinh lực trần thế đột ngột, sợ nó tan biến đi mất, nên sẵn có Hoàng Thị Cúc ở trong nhà, Công cho gọi đến và may mắn sao Hoàng Thị Cúc đã lập tức thụ thai. Tất nhiên chuyện Bửu Đảo bất lực bấy lâu nay bỗng dưng làm cho cô Cúc có thai không khỏi khiến người ta bán tín bán nghi hết sức. Để làm rõ sự thật ấy, hai bà Tiên Cung và Thánh Cung đã tìm cách tra hỏi cô Cúc xem chủ nhân đích thực của cái thai là ai. Cô Cúc chỉ cắn răng chịu đựng và nhất mực khai rằng đã thụ thai với Bửu Đảo. Thế là cuối cùng hai bà cũng phải thừa nhận và công bố với hoàng tộc rằng: Bửu Đảo sắp có người nối dõi. Tuy nhiên thì theo một thân tín hoàng tộc là ông Phan Văn Dật và ông Ngũ Đẳng Thị vệ Nguyễn Đắc Vọng, cái thai trong bụng cô Cúc, vợ ông Khải Định, mẹ của Bảo Đại, không phải là của nhà vua, mà là của Hường Đề. Chính vì lẽ đó mà sau này, Khải Định đã mang ơn và giúp đỡ Hường Đề rất nhiều. Sau này Khải Định cũng có đến hai vợ, rồi cũng lấy thêm đến 10 vợ nữa, nhưng không bà nào có con cả. Thứ năm: Huyền Trân Công Chúa tư thông với Trần Khắc Chung ra sao? Huyền Trân Công chúa sinh năm 1287, là con gái nhà vua Trần Nhân Tông. Năm 1306 vua Chế Mân đem dâng hai châu Ô, Lý tức Nam Quảng Trị Thừa Thiên Huế ngày nay cho nhà Trần làm của hồi môn để lấy Huyền Trân. Vua Trần đã đồng ý gả công chúa. Về đất Chiêm Thành, Huyền Trân được phong làm hoàng hậu. Một năm sau thì bà sinh cho Chế Mân một hoàng tử, đặt tên là Chế Đa Đa. Ít lâu sau thì Chế Mân băng hà, nhà Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục của Chiêm Thành, khi vua chết thì hoàng hậu phải lên dàn hỏa tuẫn táng chết theo. Vua Trần Anh Tống biết được việc này bèn sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang rồi nhân cơ hội tìm cách cứu Huyền Trân về nước. Trần Khắc Chung đã bầy kế và cứu thoát Huyền Trân thành công, đưa công chúa về theo đường biển. Theo một số nguồn sử liệu, cuộc hành trình về nước của công chúa đã kéo dài tới gần một năm, và bà đã tư thông với Trần Khắc Chung trong suốt khoảng thời gian ấy. Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi, hai người này tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới trở lại kinh sư. Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lấy làm ghét lắm, khi thấy Khắc Chung liền mắng rằng. Họ tên người này là Trần Khắc Chung, đối với nước nhà có điều không tốt, có lẽ quốc vận nhà Trần sẽ mất về người này chăng? Khắc Chung cũng từ đó sợ mà lánh mặt. Tuy vậy vẫn có một số sử gia cũng đưa ra những lý lẽ khác nhau để minh oan cho công chúa. Nhưng có lẽ thực hư câu chuyện thiên sử này ra sao thì mãi mãi vẫn là một ẩn số quá lớn trong lịch sử Đại Việt. * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ