Giải mã những chi tiết ít người biết trong phong thần diễn nghĩa

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Yeuemmaimai, 22 Tháng ba 2024.

  1. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Phong thần diễn nghĩa, tác giả Hứa Trọng Lâm. Là 1 tiểu thuyết về thần, tiên, yêu ma giống Tây Du Ký. Nhưng ít nổi tiếng hơn Tây Du Ký nói riêng hay tứ đại kỳ thư và tứ đại danh tác nói chung nhiều. *qobe 10*

    Tại Việt Nam chỉ có duy nhất bản dịch của Mộng Bình Sơn, và trong phong thần diễn cũng chứa đựng những bí mật ít người biết. Nên em xin phép lập topic để giải mã những bí ẩn trong phong thần diễn nghĩa, do là ý kiến cá nhân nên mong các bác bớt cào phím chửi em và góp ý. Cảm ơn. *vno 78*

    Trước hết, mặc dù phong thần diễn nghĩa lấy tư tưởng đạo giáo làm chủ đạo và nhắc nhiều đến thần tiên của đạo giáo, và nội dung của phong thần diễn nghĩa là nói rõ nguồn gốc của các vị thần tiên trong đạo giáo. Nhưng thật ra, nội dung thật sự của phong thần diễn nghĩa là chửi rủa giới đạo sỹ nói riêng và đạo giáo nói chung. Nếu bạn đọc phong thần diễn nghĩa, Xiển giáo (Thật ra chính là đạo giáo do lúc này là cuối Thương đầu Chu. Lão Tử chưa ra đời truyền bá tư tưởng đạo giáo, nên tác giả phải viết đạo giáo là Xiển giáo. Nhưng thật ra Xiển giáo chính là đạo giáo) được miêu tả như 1 bọn tiểu nhân. Chuyên chơi đánh nhau lấy nhiều đánh ít, lấy lớn đánh nhỏ và chơi đánh lén sau lưng hay đánh lén trong tối. *vno 78*
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng ba 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xiển giáo thập nhị kim tiên bao gồm:

    1. Quảng Thành Tử (chữ Hán 广成子) ở động Vân Tiêu, núi Thái Hoa, sư phụ của Ân Giao.
    2. Hoàng Long chân nhân (chữ Hán 黄龙真人) ở động Ma Cô, núi Nhị Tiên, tộc Kim Long, Bàn Cổ Long Tộc.
    3. Xích Tinh Tử (chữ Hán 赤精子) ở động Đào Nguyên, núi Cửu Tiên, sư phụ của Ân Hồng và Dương Nhậm đại phu.
    4. Cụ Lưu Tôn (chữ Hán 惧留孙) ở động Phi Vân, núi Giáp Long, sư phụ của Thổ Hành Tôn (mạo theo Phật Câu Lưu Tôn trong Phật giáo)
    5. Thái Ất chân nhân (chữ Hán 太乙真人) ở động Kim Quang, núi Càn Nguyên, sư phụ của Na Tra (mạo theo Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn của Đạo gia)
    6. Linh Bảo đại pháp sư (chữ Hán 灵宝大法师) ở động Nguyên Dương núi Không Động
    7. Văn Thù quảng pháp thiên tôn (chữ Hán 文殊广法天尊) ở động Vân Tiêu, núi Ngũ Long, sư phụ của Kim Tra (mạo theo Văn Thù Bồ Tát trong Phật giáo)
    8. Phổ Hiền chân nhân (chữ Hán 普贤真人) ở động Bạch Hạc, núi Cửu Cung, sư phụ của Mộc Tra (mạo theo Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật giáo)
    9. Từ Hàng đạo nhân (chữ Hán 慈航道人) ở động Lạc Già, núi Phổ Đà, sư phụ của Long Cát công chúa (mạo theo Từ Hàng Thiên Tôn trong Đạo giáo)
    10. Ngọc Đỉnh chân nhân (chữ Hán 玉鼎真人) ở động Kim Hà, núi Ngọc Tuyền, sư phụ của Dương Tiễn theo nguyên tác Phong Thần Diễn Nghĩa
    11. Đạo Hạnh chân quân (chữ Hán 道行真君) ở động Ngọc Ốc, núi Kim Đình, sư phụ của Hàn Độc Long, Tiết Ác Hổ, Vi Hộ.
    12. Thanh Hư Đạo Đức chân quân (chữ Hán 清虚道德真君) ở động Tử Dương, núi Thanh Phong (sư phụ của Hoàng Thiên Hóa).

    12 kim tiên xiển giáo khi xuất hiện đánh nhau với các đệ tử của Thông Thiên giáo chủ là không ai là không đánh nhau hội đồng, hay đánh lén. Ngay các đệ tử đời thứ 3 của Xiển giáo, (Đời 1 là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Lão tử, đời 2 là 12 kim tiên xiển giáo và 1 số đệ tử khác của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Đời 3 là đệ tử của đời 2 như Na TRa, Dương Tiễn, Lôi Chấn tử). Khi xuống trần phò Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lật đổ nhà Thương cũng được miêu tả toàn lấy số đông đánh 1. Tiêu biểu nhất là trận 3 người Từ Hàng đạo nhân, Văn Thù Quảng Pháp, và Phổ Hiền chân nhân đánh không lại Kim Linh thánh mẫu. Là Nhiên Đăng đạo nhân, dựa trên Nhiên Đăng cổ phật của Phật giáo ra đánh lén:

    "Các tướng tại ải Ðồng Quan cũng vậy, nghe nói Tử Nha truyền lệnh cho vào phá trận Vạn Tiên, ai nấy đều muốn đến xem trận lạ.

    Hồng Cẩm nói với vợ:

    - Ta là đệ tử Triệt giáo còn phu nhân là Công chúa Diêu Trì lẽ nào trận lạ thế này lại nằm đây không vào xem?

    Long Kiết Công chúa nói:

    - Tướng quân nói rất phải. Ngày mai hai ta vào trận xem thử.

    Hôm sau, Nguyên Thỉ truyền đệ tử gióng chuông vàng khánh bạc cùng nhau xuống khỏi Lư bồng, đến trước trận vạn tiên chờ đợi.

    Bên kia Thông Thiên giáo chủ truyền chỉ cho Ðịnh Quang Tiên:

    - Ta giao chiến với hai vị sư bá và hai vị giáo chủ Tây phương, ngươi phải rung phướng Lục Hồn luôn luôn chớ nên nghỉ tay.

    Ðịnh Quang Tiên vâng lời. Nhưng trong lòng đã có ý khác, vì Ðịnh Quang Tiên kính mến Xiển giáo về tài phép lại thấy hai vị giáo chủ Tây phương giúp sức thần thông quảng đại lạ thường.

    Thông Thiên giáo chủ bắt đầu tuyên bố:

    - Ai muốn vào trận xin mời vào.

    Nói chưa dứt đã thấy vợ chồng Hồng Cẩm xông vào trận.

    Tử Nha không dám ngăn trở. Long Kiết Công chúa và Hồng Cẩm vừa vào xảy thấy khói đen nghi ngút, mây tỏa mịt mù.

    Kim Linh thánh mẫu đang ngồi trên xe Thất Hương bố trận nghe tin vợ chồng Hồng Cẩm xông vào liền nhảy xuống xe lấy cái tháp Tứ tượng quăng lên đánh Long Kiết Công chúa bể đầu chết tươi.

    Hồng Cẩm thấy vợ té xuống bị chúng lấy thủ cấp nổi giận xông vào đánh Kim Linh thánh mẫu.

    Kim Linh thánh mẫu lại quăng Long hổ như ý lên đánh nhằm đầu Hồng Cẩm nát tan, cả hai vợ chồng linh hồn về đài Phong Thần và dây tình duyên đã hết.

    Nguyên Thỉ thấy vợ chồng Hồng Cẩm tử trận, liền than với hai vị giáo chủ Tây phương:

    - Người con gái vừa tử trận là công chúa Long Kiết, con bà Diêu Trì Kim mẫu số trời đã định, không lẽ cãi được.

    Xảy thấy trận vạn tiên kéo cây cờ xanh, có bốn vị đạo nhơn mặc áo xanh bước ra.

    Bốn người ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    1. Bá Lâm: Giác mộc giao: Con sấu

    2. Dương Tín: Ðầu mộc trại: Con giải trai

    3. Lý Hùng: Khuê mộc lan: Con chó sói

    4. Thẩm Canh: Tỉnh mộc ngạn: Con bê ngạn.

    Kế đó lại thấy một tốp cờ đỏ kéo ra, tiếng chuông vang rền, bốn vị đạo nhơn mặc đồ đỏ xuất hiện, diện mạo hung hăng.

    Bốn vị ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    5. Châu Chiêu: Vi hỏa hổ: Con cọp

    6. Cao Chấn: Thất hỏa trư: Con heo

    7. Phường Quý: Chỉ tỏa hầu: Con khỉ

    8. Vương Giáo: Dực hỏa xà: Con rắn

    Kế đó lại nghe một hồi chuông nữa, một đạo cờ trắng kéo ra bốn vị đạo nhơn mặc đồ trắng xuất hiện.

    Lão Tử xem thấy nói với Nguyên Thỉ:

    - Những loài thú thành tinh lâu năm nay đã tới số.

    Bốn vị ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    9. Lý Ðạo Thông: Cang kim long: Con rồng

    10. Lý Hoằng: Ngưu kim ngưu: Con trâu

    11. Triệu Bạch Cao: Quý kim dương: Con dê

    12. Trường Hùng: Lâu kim cậu: Con muông

    Khi ấy bốn vị giáo chủ thấy Thông Thiên cầm gươm chỉ về hướng Bắc tức thì cây cờ đen dẫn đầu bốn vị đạo nhơn khác mặc áo đen bước theo sau.

    Bốn vị ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    13. Dương Chơn: Cơ thủy báo: Con beo

    14. Tôn Tường: Sấm thủy viên: Con vượn

    15. Hồ Ðạo Nguyên: Chuẩn thủy dẫn: Con trùn

    16. Phương Tiết Thanh: Bích thủy du: Con cừu dư

    Nguyên Thỉ nói:

    - Bốn người ấy cũng không đức hạnh làm sao khỏi nạn này?

    Xảy thấy trong trận kéo cờ vàng, bốn đạo nhơn mặc đồ vàng bước ra.

    Bốn vị ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    17. Trịnh Nguyên: Nữ thổ bức: Con dơi

    18. Tống Canh: Vị thổ trị: Con trĩ

    19. Ngô Khôn: Liễu thổ chướn: Con cheo

    20. Cao Bính: Dê thổ lạc: Con nhím

    Nguyên Thỉ và Lão Tử bàn luận với hai vị giáo chủ Tây phương:

    - Bốn người ấy tuy là danh tiên, song cũng cốt tục, không phải kẻ tu hành.

    Xảy thấy hồng kỳ chuyển động, bốn đạo nhơn mặc đồ đỏ kéo ra.

    Bốn người ấy là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    21. Lữ Năng: Tinh nhựt mã: Con ngựa

    22. Huỳnh Thương: Mao nhựt kê: Con gà

    23. Châu Bửu: Hư nhựt thử: Con chuột

    24. Dao Công Bá: Phòng nhựt thố: Con thỏ

    Xảy thấy Thông Thiên giáo chủ truyền phất bạch kỳ, tức thì bốn vị đạo sĩ mặc đồ trắng cầm khí giới xông ra, coi bộ dữ dằn.

    Bốn vị đó là:

    Danh hiệu: Về sau phong: Tướng tinh

    25- Kim Thằng Dương: Tất nguyệt ô: Con quạ

    26. Hầu Thái Ất: Nguy nguyệt yến: Con én

    27. Tô Nguyên: Tâm nguyệt hồ: Con cáo

    28. Tiết Dụng: Trương nguyệt lộc: Con nai

    Ðó là nhị thập bát tú, sau phong hai mươi tám vì sao: Giác, Cang, Ðê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Ðẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Ngu, Bích, Khuê, Lân, Vị, Mão, Tất, Chỉ, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

    Thông Thiên giáo chủ dẫn nhị thập bát tú đứng bao quanh, người nào cũng cầm khí giới và hào quang chiếu sáng, oai phong lẫm liệt.

    Bấy giờ Thông Thiên giáo chủ đã duyệt qua khắp trận và các tiên cũng đã xuất hiện đầy đủ.

    Lão Tử nói:

    - Ta quyết một trận cho biết thấp cao, song lại thương hại cho những kẻ tu hành không được thành tiên, bị Phong Thần nhiều lắm, không phải tại chúng ta.

    Thông Thiên giáo chủ nói lớn:

    - Ta quyết phen này cho chúng bây biết sức.

    Nói rồi giục Khuê ngưu tới chém Lão Tử.

    Lão Tử đưa gậy ra đỡ, cười và nói:

    - Sức ngươi ta biết rồi. Chắc hôm nay ngươi phải mang tai ách quá.

    Nói rồi vung gậy hỗn chiến, cát bụi bay nghịt trời.

    Bấy giờ Nguyên Thỉ kêu mười hai vị đệ tử đến nói:

    - Hôm nay quyết một trận cho thành công, các ngươi phải ráng hết để đoạt lấy thành công. Vậy hãy mau xông vào phá trận Vạn Tiên.

    Các đệ tử Xiển giáo mừng rỡ, đồng xông vào một lượt phá trận.

    Văn Thù cỡi Thanh sư, Phổ Hiền cỡi Bạch tượng, Từ Hàng cỡi Kim mao hẩu, ba người này vỗ thú bay vào giữa trận.

    Linh Bửu đạo pháp cầm gươm báu xông vô, Thái Ất chơn nhơn cầm binh khí lướt tới, Cù Lưu Tôn, Huỳnh Long chơn nhơn, Nhiên Ðăng đạo nhơn đồng cầm binh khí và bửu bối vào trận.

    Sau hết là Tử Nha dẫn các đệ tử theo sau trợ chiến.

    Bỗng lại thấy Lục Yểm từ trên mây sa xuống, cũng nhảy vào trận luôn.

    Còn bên trận Vạn tiên thì có Kim Linh thánh mẫu, Võ Ðương thánh mẫu, Tì Lư Tiên, Kim Cô Tiên, Thân Công Báo, Khưu Dẫn..

    Hai bên hỗn chiến với nhau, không còn phân biệt gì nữa.

    Lão Tử, Nguyên Thỉ đánh với Thông Thiên giáo chủ.

    Kim Linh thánh mẫu bị Từ Hàng, Văn Thù, Phổ Hiền phủ vây.

    Kim Linh thánh mẫu cầm ngọc Như ý cự với ba vị đạo sĩ một hồi lâu rồi liệng mão xuống đất, bỏ tất cả, ra lực giao tranh.

    Rủi gặp Nhiên Ðăng vừa tới. Thấy vậy quăng xâu chuỗi Ðịnh hải châu lên, trúng nhằm Kim Linh thánh mẫu bể đầu, hồn bay lên đài Phong thần."

    Phong thần diễn hồi 83-84. *vno 78*
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2024
  4. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Còn đệ tử đời thứ 3 của Xiển giáo, đồ tôn của Nguyên Thủy Thiên Tôn, đệ tử của Xiển giáo thập nhị kim tiên cũng không khá hơn. Cũng lấy đông hiếp ít, chơi đánh lén sau lưng hay trong bóng tối. *vno 77*

    "Rạng ngày, Khổng Tuyên dẫn quân ra trận khiêu chiến:

    - Các ngươi vào bảo với Tử Nha, bảo nó ra đây cho ta dạy việc.

    Quân vào báo, Tử Nha nai nịt chỉnh tề, dẫn binh tướng ra trận, thấy sau lưng Khổng Tuyên chiếu hào quang ngũ sắc.

    Khổng Tuyên hỏi:

    - Ngươi phải Khương Tử Nha không?

    Tử Nha đáp:

    - Phải!

    Khổng Tuyên hỏi:

    - Trước kia ngươi là tôi nhà Thương, sao nay trở lòng làm phản, đã không giữ bổn phận lại còn cất quân muốn lấy ngũ quan? Nay ta vâng lệnh đến đây, nếu ngươi nghe lời ta kéo quân trở về thì yên nhà lợi nước, bằng trái lời thì ắt Tây Kỳ bị hại, ăn năn không kịp.

    Tử Nha nói:

    - Ai có đức thì được thiên hạ. Trụ Vương vô đạo dân chúng khổ sở, trời giận đất hờn, tám trăm chư hầu đồng ý hưng binh vấn tội, tướng quân là kẻ cầm binh phải thông việc nưóc, sao không quy thuận cho sớm?

    Khổng Tuyên nói:

    - Ngươi phò nước nhỏ đánh nước lớn, đó là tội nghịch thiên, đừng dùng lời xảo quyệt mà phỉnh phờ thiên hạ.

    Nói rồi chém một đao.

    Hồng Cẩm lướt tới đỡ thương và nói:

    - Có ta đây Khổng Tuyên đừng vô lễ.

    Khổng Tuyên thấy mặt Hồng Cẩm thì nổi giận mắng lớn:

    - Phản tặc dám cự với ta sao?

    Hồng Cẩm nói:

    - Tám trăm chư hầu đều theo Châu, dẫu một mình ngươi có đem lòng trung nghĩa vùi xương trải mật thì cũng chẳng ích chi.

    Khổng Tuyên chém Hồng Cẩm một đao, Hồng Cẩm cự lại được năm hiệp liền thò tay vào túi lấy cờ phép ra rung. Khổng Tuyên cười lớn nói:

    - Phép đó của ngươi chẳng khác hạt thóc, tài phép bao nhiêu mà khoe.

    Nói rồi chiếu đạo hào quang ra, tức thì Hồng Cẩm và cờ lịnh đâu mất.

    Các tướng đột nhiên thấy mất Hồng Cẩm ai nấy đều ngơ ngác.

    Khổng Tuyên thừa thắng lướt tới vung đao chém Tử Nha. Tử Nha đưa gươm ra đỡ.

    Ðặng Cửu Công xông vào trợ chiến.

    Ba người quần nhau đánh ba mươi hiệp Tử Nha quăng roi Ðả Thần Tiên lên, không ngờ vừa quăng lên thì đã bị năm đạo hào quang của Khổng Tuyên thâu mất.

    Tử Nha kinh hãi vội thâu binh về trại.

    Tử Nha về đến trướng phủ trong lòng buồn bực nghĩ thầm:

    - Chẳng biết Khổng Tuyên là người như thế nào mà có năm đạo hào quang lợi hại đến thế. Nay Hồng Cẩm bị nó thâu mất không biết hung kiết thế nào. Ta chỉ có cách tối nay thừa lúc nó ơ hờ cướp trại e mới thắng nổi.

    Nghĩ rồi liền truyền gọi Na Tra, Hoàng Thiên Hóa, Lôi Chấn Tử vào dặn:

    - Tối nay ba ngươi đến cướp trại địch, Na Tra đánh vào ngõ trước, Hoàng Thiên Hóa cướp dinh bên tả, Lôi Chấn Tử lướt đánh thốc ở dinh bên hữu.

    Ba tướng vâng lệnh đem binh kéo đi.

    Nói về Khổng Tuyên sau khi thắng trận trở về dinh chiếu hào quang sáng lòa, Hồng Cẩm té xuống đất nằm ngay như chết. Roi Ðả Thần Tiên cũng rớt nằm bên Hồng Cẩm.

    Khổng Tuyên bước tới lấy roi cất vào túi rồi truyền quân đem Hồng Cẩm giam vào tù xa.

    Bỗng một trận gió từ đâu thổi đến làm cuốn ngọn cờ lại.

    Khổng Tuyên giật mình đánh tay xem quẻ biết được tối nay binh Châu đến cướp trại nên sai Cao Kế Năng mai phục bên tả, Châu Tín mai phục bên hữu rồi nói với các tướng:

    - Ðêm nay binh Châu đến cướp trại nhưng không có Tử Nha thật là uổng!

    Qua canh hai bỗng pháo nổ vang trời, ba tướng xông vào, Na Tra đánh thốc vào cửa dinh thì thấy Khổng Tuyên ngồi trước cửa cười lớn nói:

    - Na Tra! Ðêm nay ngươi đến cướp dinh chắc phải bỏ mạng tại đây quá.

    Dứt lời Khổng Tuyên lên ngựa xông ra. Na Tra chưa biết Khổng Tuyên lợi hại thế nào nên mắng:

    - Ðêm nay ta quyết bắt ngươi về dâng cho Nguyên soái, ngươi đừng hòng chạy thoát.

    Nói rồi giục xe đến quyết chiến.

    Lúc này Lôi Chấn Tử cũng vỗ cánh bay vào thì gặp Châu Tín liền xà xuống lấy gậy đập vào đầu châu Tín.

    Châu Tín thấy thế không tránh né kịp bị một gậy nhào xuống ngựa đầu lìa khỏi xác.

    Lôi Chấn Tử thừa thắng xông vào trợ chiến với Na Tra.

    Khổng Tuyên trông thấy nhắm chừng không cự lại nên chiếu hào quang bắt Lôi Chấn Tử, Na Tra trông thấy thất kinh bỏ chạy. Nhưng không còn kịp nữa bị hào quang chiếu vào người bắt đi.

    Lúc này Hoàng Thiên Hóa không hay biết gì cả cứ giao đấu với Cao Kế Năng.

    Hoàng Thiên Hóa có cặp song chùy khá nặng, nên khi đánh tới Cao Kế Năng vung giáo ra đỡ, hai vũ khí chạm vào nhau té hào quang.

    Cao Kế Năng thất kinh bỏ chạy, Hoàng Thiên Hóa thừa thắng vung chùy đánh bồi thêm một chùy nữa không ngờ Cao Kế Năng chạy kịp khiến chùy đập vào đầu kỳ lân bể nát ngã ra chết, Hoàng Thiên Hóa nhào xuống bị Cao Kế Năng xông đến đâm chết.

    Khổng Tuyên thừa thắng xua quân giết quân Châu vô số kể, không còn một mạng. Rồi chiếu hào quang xuống Na Tra, Lôi Chấn Tử rơi xuống nằm mê man.

    Khổng Tuyên truyền quân sĩ đem Na Tra, Lôi Chấn Tử giam vào tù xa cùng Hồng Cẩm.

    Ðêm ấy Tử Nha không sao nhắm mắt được, nằm nghe trên núi binh tướng la hét inh trời."

    "Rạng ngày năm người vội vã lên yên. Hơn mấy ngày mới tới núi Kim Kê.

    Hoàng Phi Hổ vào thưa với Tử Nha:

    - Tôi đi thỉnh một người mà được bốn người, hiện đang đứng trước cửa dinh chờ lệnh.

    Tử Nha truyền đem cờ lịnh rước vào.

    Bốn vị vào làm lễ ra mắt Tử Nha.

    Tử Nha mời ngồi và nói:

    - Nay Khổng Tuyên đón đường, phải cây đến hiền hầu giúp sức. Tôi thật mang ơn.

    Sùng Hắc Hổ yêu cầu Tử Nha đưa đến ra mắt Võ Vương.

    Võ Vương tiếp đãi Sùng Hắc Hổ rất trọng.

    Sùng Hắc Hổ nói:

    - Nay đại vương đem binh phạt Trụ, cứu dân ơn đức vô cùng. Khổng Tuyên đón đường chỉ là chuyện nhỏ.

    Võ Vương nói:

    - Ta tài mọn, đức mỏng, được các vị đại vương khuyên bảo nên mới cất nghĩa binh. Nay đi chưa khỏi nước đã có sự ngăn trở. Ta chắc lòng trời chẳng thuận, nên muốn lui binh để sửa mình tu nhân tích đức.

    Sùng Hắc Hổ nói:

    - Ðại vương nghĩ sai rồi. Nay Trụ vương đáng tội thiên hạ đều oán thán, tám trăm chư hầu đều ước vọng có một minh quân, sá gì Khổng Tuyên mà làm ngã lòng các tướng, thất vọng mọi người.

    Võ Vương nghe nói mừng rỡ vội rót rượu đãi Sùng Hắc Hổ.

    Sùng Hắc Hổ uống thêm ít chén rồi ra ngoài.

    Hôm sau Sùng Hắc Hổ họp lực cùng ba tướng ở núi Phi Phụng kéo binh ra trận gọi tên Cao Kế Năng ra ứng chiến.

    Khổng Tuyên nghe quân báo liền sai Cao Kế Năng ra trận.

    Cao Kế Năng thấy mặt Sùng Hắc Hổ nổi giận mắng:

    - Sao ngươi lại trợ Tây Kỳ? Té ra chúng bay muốn gom lại một chỗ để ta dễ bắt.

    Sùng Hắc Hổ nói:

    - Thất phu! Không biết lợi hại. Nay bốn cõi đều một lòng bỏ Trụ, ngươi tài năng gì mà dám chống mệnh trời? Có phải hôm trước ngươi đâm chết Hoàng Thiên Hóa không?

    Cao Kế Năng cười lớn:

    - Chẳng phải một Hoàng Thiên Hóa không đâu, chúng bây cũng không có đứa nào khỏi rơi đầu.

    Nói rồi đâm một thương, Sùng Hắc Hổ đưa búa ra đỡ.

    Ðánh được ít hiệp, Văn Sinh cầm chĩa ba lướt tới, Thôi Anh, Trương Hùng vào trợ lực, vây Cao Kế Năng vào giữa.

    Bấy giờ Tử Nha nghe binh ó, gọi Hoàng Phi Hổ đến nói:

    - Sùng quân hầu đến giúp ta sao tướng quân chẳng ra trợ chiến?

    Hoàng Phi Hổ thưa:

    - Tôi buồn bực đứa con nên quên mất công việc.

    Nói rồi cỡi thần ngưu ra trận gọi lớn:

    - Sùng quân hầu! Có tôi trợ chiến đây, quyết giết cho được cừu nhân.

    Nói rồi xông vào hỗn chiến.

    Cao Kế Năng cự không lại năm tướng, liền nhảy trái ra ngoài bỏ chạy.

    Năm tướng đốc quân đuổi theo.

    Cao Kế Năng quen miếng cũ, liền mở túi ong thả ra, ong bay nườm nượp như mây mù, rợp cả trời đất.

    Văn Sinh sợ ong cắn giục ngựa chạy như bay, Sùng Hắc Hổ gọi lớn:

    - Ðã có ta đây còn sợ gì loài ong!

    Nói rồi mở nắp hồ lô, khói đen bay ra, hóa thành con thần ưng rất lớn, bay liệng một vùng, bắt loài ong ăn hết, Cao Kế Năng thấy ong phép mình bị chim thần ăn hết, tức giận trở lại giao chiến một hồi nữa, năm tướng lại xúm nhau lại vây Cao Kế Năng vào giữa.

    Khổng Tuyên lúc đó ở trong dinh, nghe tiếng quân ó vang trời, liền hỏi tả hữu:

    - Quân ta giao đấu với tướng nào mà không thắng được?

    Tả hữu thưa:

    - Ðó là quân Cao tướng quân đánh với Hắc Hổ đó.

    Khổng Tuyên liền lên ngựa ra khỏi dinh, thấy năm tướng vây Cao Kế Năng vào giữa, còn Cao Kế Năng tay chân đã quýnh quáng, đỡ không nổi nữa.

    Khổng Tuyên liền phi ngựa đến trợ chiến, nhưng không kịp, Hoàng Phi Hổ đã lanh tay chém Cao Kế Năng một đao bay đầu, trả thù cho Hoàng Thiên Hóa.

    Khổng Tuyên thấy đại tướng mình tử trận, giận đỏ mặt hét lớn:

    - Lũ chuột này dám vô lễ thế sao?

    Hoàng Phi Hổ thấy Khổng Tuyên ra trận, nói lớn:

    - Khổng Tuyên, ngươi không biết cơ trời nên phải bỏ mình.

    Khổng Tuyên cười lớn:

    - Ta cần gì phải nói chuyện với chúng bây là loài cây cỏ.

    Năm tướng áp lại vây Khổng Tuyên vào giữa.

    Khổng Tuyên thấy năm tướng sức mạnh phi thường, không dám đánh lâu, liền chuyển mình hóa thành năm đạo hào quang chụp xuống, bắt hết năm tướng đem về trại.

    Binh Thương thấy mất năm tướng, thất kinh chạy về báo với Tử Nha:

    - Võ Thành Vương đâm chết Cao Kế Năng nhưng bị Khổng Tuyên hóa hào quang bắt hết năm tướng.

    Tử Nha thất kinh nói:

    - Giết được một tướng mà mất hết năm tướng thì tai hại quá nhiều, chúng ta không nên giao đấu nữa.

    Khổng Tuyên thấy trong dinh Châu không có tướng ra trận, liền đem năm tưóng về dinh, ném xuống đất, năm tướng đều mê man, bất tỉnh.

    Khổng Tuyên truyền đem nhốt vào ngục, chờ giải về Triều Ca.

    Kế đó Khổng Tuyên kiểm điểm binh mình, thấy không còn một tướng nào để sai khiến nữa, tính đồn binh tại đó, đợi xin thêm vài người tướng phụ, rồi sẽ tính đến chuyện giao binh.

    Bấy giờ Tử Nha phiền não vô cùng, vì không biết cách nào để trừ Khổng Tuyên.

    Kịp lúc Dương Tiễn vừa giải lương về, thấy dinh trại quân hai bên đóng sát nhau mà không giao chiến lấy làm lạ, nghĩ thầm:

    - Nguyên soái kéo binh đi đã lâu, sao chưa qua khỏi Kim Kê lãnh. Còn đạo binh nào đóng nơi đây cản đường, có vẻ hùng dũng thế kia.

    Quân sĩ trông thấy Dương Tiễn liền vào báo với Tử Nha:

    - Dương tướng quân đã giải lương về đến.

    Tử Nha nghe tin mừng rỡ liền truyền đòi vào.

    Dương Tiễn thưa:

    - Tôi vận lương đủ số ba ngàn hộc, không trễ ngày giờ.

    Tử Nha khen:

    - Quan đốc lương có công lắm.

    Dương Tiễn nói:

    - Chẳng hay đạo binh nào cản đường mà binh ta không tiến nổi?

    Tử Nha thuật lại chuyện có hào quang năm sắc lợi hại bắt một lúc năm tướng, nên không dám sai ai xuất quân.

    Dương Tiễn nghe Hoàng Thiên Hóa tử trận vừa buồn vừa bực, nói:

    - Nó là loài yêu quái nào mà thần thông như thế. Tôi còn cất gương chiếu yêu của Vân Trung Tử sư thúc đây, để ngày mai Nguyên soái ra binh, tôi đem kính chiếu thử coi nó thuộc giống gì thì trừ không khó.

    Tử Nha nói:

    - Tướng quân tính rất phải. Ðể sáng mai ta cùng tướng quân ra binh.

    Nam Cung Hoát và Võ Kiết nói với Dương Tiễn:

    - Chẳng biết Khổng Tuyên bắt năm tướng đem đi đâu. Nó có năm sắc hào quang lợi hại lắm, chúng ta làm sao cứu được năm tướng ấy?

    Dương Tiễn nói:

    - Phải xem nó là loài yêu quái nào mới định kế được. Các anh cứ yên tâm, ngày mai sẽ định liệu.

    Ngày hôm sau, trời vừa rựng sáng. Tử Nha kéo binh ra trước trận kêu Khổng Tuyên ra giao chiến.

    Quân vào báo lại, Khổng Tuyên liền cầm thương ra trận, kêu Tử Nha mắng lớn:

    - Khương Thượng, ngươi dám cả gan hội chư hầu tại Mạnh Tân để mưu phản. Ta nói thật, dù ngươi mọc cánh cũng không qua khỏi Kim Kê lãnh này, đừng nói chuyện đến Mạnh Tân.

    Trong lúc, Tử Nha đứng nói chuyện với Khổng Tuyên, thì Dương Tiễn lén lấy kính chiếu yêu ra chiếu vào mặt, nhưng lạ lùng làm sao, trong kính chỉ thấy một khối ngũ sắc quây tròn như một quả cầu, không rõ là vật gì cả.

    Khổng Tuyên trông thấy Dương Tiển lén dùng kính chiếu yêu dám rọi mình, nổi giận hét lớn:

    - Dương Tiễn, ta cho ngươi đem kính lại đây mà soi, kẻo ở xa không trông thấy rõ. Việc gì phải lén lút? Ðại trượng phu làm việc gì cũng phải minh bạch chứ.

    Dương Tiễn nghe nói biết lộ chuyện liền đem kính tới gần rọi vào Khổng Tuyên, nhưng vẫn thấy như lúc trước, không hiểu là vật gì.

    Khổng Tuyên đợi Dương Tiễn soi một lúc xem chừng thất vọng nên lướt tới chém một nhát và nói:

    - Ngươi đã biết ta là ai rồi bây giờ thử sức với ta.

    Dương Tiễn đưa đao ra đỡ, đánh bốn mươi hiệp vẫn cầm đồng, liền nghĩ thầm:

    - Nó dám cho ta rọi kính chiếu yêu mà ta vẫn không tìm ra nó là loài gì, thật lạ. Như vậy khó thắng nó được.

    Nghĩ vậy, Dương Tiễn nổi giận quăng Hạo Thiên Khuyển lên, Khổng Tuyên trông thấy liền dùng hào quang ngũ sắc chụp cả Dương Tiễn.

    Dương Tiễn thất kinh thâu chó lại, hóa hào quang tùng dấu bay mất.

    Khổng Tuyên cười lớn nói:

    - Dương Tiễn ngươi khoe có Thất thập nhị huyền công, sao không ở lại đây giao đấu mà lại trốn chạy?

    Vi Hộ tức giận xông vào ném Gián ma xử lên bị Khổng Tuyên dùng hào quang thâu mất.

    Vi Hộ thất kinh, chun xuống dưới cờ trốn.

    Khổng Tuyên kêu lớn:

    - Khương Thượng hôm nay ta với ngươi quyết giao đấu một trận cho biết cao thấp.

    Vừa dứt tiếng liền xông đến chém liền, Lý Tịnh xông ra mắng:

    - Thất phu! Ngươi tài cán bậc nào mà dám vô lễ?

    Nói rồi cự với Khổng Tuyên, đánh được một lúc, Lý Tịnh quăng linh lung tháp lên, Khổng Tuyên vận năm sắc hào quang thâu cả bửu bối và Lý Tịnh.

    Kim Tra, Mộc Tra thấy cha mình bị bắt liền hét lớn xông ra hỗn chiến đánh điệp ba hiệp Kim Tra quăng Ðộn Long Thun, Mộc Tra quăng Ngô Câu kiếm hai báu vật ấy đều bị hào quang thu mất.

    Kim Tra Mộc Tra không chạy kịp bị Khổng Tuyên thâu liền

    Tử Nha thấy Khổng Tuyên bắt tướng nhiều quá, nổi giận mắng:

    - Ta đã từng cự nhiều tay phép tắc lẽ nào lại sợ một Khổng Tuyên.

    Nói rồi xông vào giao đấu.

    Ðánh được ba hiệp Khổng Tuyên hiện hào quang chụp Tử Nha.

    Tử Nha thất kinh xổ cây Hạnh Huỳnh kỳ che thân, hàng ngàn bông sen rũ xuống bảo vệ khắp thân mình Tử Nha, khiến hào quang Khổng Tuyên không phạm vào mình được. Ấy là nhờ phép của cung Ngọc Hư thuộc vào loại siêu đẳng nên mới nhiệm mầu như thế.

    Khổng Tuyên bắt Tử Nha không được giận quá giục ngựa tới đánh nhàu.

    Ðặng Thiền Ngọc đứng đàng xa lược trận thấy vậy ném một cục ngũ quang thạch trúng nhằm sống mũi Khổng Tuyên làm cho Khổng Tuyên đổ hào quang bỏ chạy về trại, Long Kiết công chúa ném Phi Loan bửu kiếm theo chém, nhưng chỉ chém trượt sau vai, không làm cho Khổng Tuyên thiệt mạng.

    Khổng Tuyên về dinh lấy thuốc xức lành vết thương rồi truyền giam ba cha con Lý Tịnh vào ngục chờ xin được tướng phụ đến giúp sẽ giải cả tù nhân bắt được về triều xử một lượt.

    Tử Nha về đến dinh thấy Dương Tiễn ra nghinh tiếp liền hỏi:

    - Ta thấy ngươi bị nó dùng hào quang bắt được sao ngươi trốn thoát được về đây?

    Dương Tiễn nói:

    - Tôi có Thất thập nhị huyền công, nên lúc nó hóa hào quang tôi cũng hào quang tùng theo dấu mà thoát nạn.

    Tử Nha thấy an lòng một chút, vì các tướng tuy bị bắt hết, mà còn Dương Tiễn thì có thể tìm ra kế hay để trừ địch.

    Tử Nha hỏi Dương Tiễn:

    - Kiếng chiếu yêu không tìm biết được Khổng Tuyên, nay liệu lẽ nào?

    Dương Tiễn cúi đầu suy nghĩ, không biết kế gì hơn.

    Tử Nha than:

    - Thầy ta bảo là đến ải Giới Bài mới có trận Tru tiên, sao nay tới núi Kim Kê đã sanh chuyện bất thường?

    Bỗng có quân vào thưa:

    - Chúa công cho mời Nguyên soái.

    Tử Nha tuân lệnh vào chầu.

    Võ Vương hỏi:

    - Nghe nguyên soái hơn mấy ngày nay không thắng, tổn tướng hao binh. Ta nghĩ rằng vì lời ước hẹn với chư hầu nơi Mạnh Tân mà làm cho tánh mạng các tướng phải mất, binh sĩ xa gia đình bỏ cha mẹ, lìa con thơ, đau khổ. Ðến như ta cũng xa mẹ già, bỏ lời di chúc của tiên vương, thật lỗi đạo làm con. Vậy xin nguyên soái vui lòng nghe lời ta lui binh về nước, mặc chư hầu đủ sức tranh đua, làm gì thì làm. Còn ta và nguyên soái chỉ nên giữ lấy sự nghiệp mà thôi.

    Khương Tử Nha nói:

    - Ðại vương thương dân, trọng tướng, nói cũng phải nhưng thà khổ một lúc mà cứu thiên hạ còn hơn phải để thiên hạ phải chịu cảnh lầm than mãi mãi.

    Võ Vương nói:

    - Nếu trời sai ta cứu dân thì trời không bắt dân chúng khổ sở trong đao binh, nguyên soái đừng cãi lời ta.

    Tử Nha thấy Võ Vương nhất quyết không chịu đi, không biết làm sao, đành truyền lịnh lui binh. Các binh tưóng được lệnh, vội xếp cờ cuốn giáo, dẹp trống dẹp chiêng.

    Bấy giờ lúc canh hai, trong khi Tử Nha đang sắp xếp xảy thấy Lục Yểm đến kêu cửa.

    Quân vào báo:

    - Có Lục Yểm đạo nhân tìm đến.

    Tử Nha cho mời vào, thấy Lục Yểm thở hổn hển, vội hỏi:

    - Ðạo huynh có việc gì cần kíp?

    Lục Yểm nói:

    - Tôi nghe ông sắp lui binh, nên sợ trễ, đến đây khuyên giải. Tại sao ông lại làm cái việc bất thường ấy?

    Tử Nha nói:

    - Ðạo huynh không phải là tôi của một chúa, nên tự ý muốn, còn tôi bây giờ là kẻ hầu hạ của Võ Vương, vua khiến mà tôi không nghe thì trái đạo, làm sao tôi còn quyền hành mà điếu khiển ba quân.

    Lục Yểm nói:

    - Ðể tôi vào thưa lại với Võ Vương đã.

    Nói rồi cậy Tử Nha đưa vào yết kiến Võ Vương và nói:

    - Ðại vương lui binh lúc này thật tai hại. Thứ nhất các tướng vừa bị bắt phải chết hết, thứ hai trời đã khiến nhà Châu phạt Trụ cứu dân, nếu đại vương không tuân theo mệnh trời sẽ bị trời phạt. Việc chinh Ðông có nhiều khó khăn, không phải dễ, nay mới đánh trận đầu chưa ra khỏi nước mà Ðại vương đã chán nản sao?

    Võ Vương nghe Lục Yểm nói ngồi làm thinh.

    Tử Nha truyền các tướng bỏ lệnh lui binh, đâu vào đó chờ lệnh mới.

    Lục Yểm nói:

    - Người tài còn có người tài hơn trị, xin đại vương cho tôi ra trận trừ Khổng Tuyên để đại binh kịp tiến bước.

    Võ Vương nghe Lục Yểm nói không dám cãi.

    Hôm sau Lục Yểm đến trước cửa dinh, kêu Khổng Tuyên ra đối địch, quân vào báo, Khổng Tuyên nói:

    - Lũ chuột bầy này, ta đã định dung cho chúng một thời gian không giết vội, thế mà không biết phận lại cứ đòi ta phải ra tay.

    Nói rồi lên ngựa ra trước dinh.

    Lục Yểm trông thấy hỏi lớn:

    - Ngươi có phải là Khổng Tuyên chăng?

    Khổng Tuyên nói:

    - Ngươi mới ở xứ nào đấn đây mà chưa biết ta?

    Lục Yểm nói:

    - Tướng quân làm nguyên soái há không biết thời trời? Trụ vương vô đạo, trăm họ xa rời, lẽ nào một mình tướng quân chống lại?

    Khổng Tuyên nói:

    - Ta bình sanh không muốn nghe lời xảo ngữ. Nếu có giỏi đánh thắng ta thì kéo binh qua Kim Kê lãnh này.

    Lục Yểm nói:

    - Tướng quân chớ cậy tài. Người hay có người khác hay hơn nữa. Gặp kẻ bản lãnh hơn, tướng quân ăn năn sao kịp?

    Khổng Tuyên nói:

    - Ta không cần nghe nhiều lời.

    Nói rồi lướt tới chém Lục Yểm.

    Lục Yểm đưa gươm ra đỡ.

    Hai đàng đánh với nhau được ít hiệp, Lục Yểm muốn phóng gươm trảm tiên lên, xảy thấy hào quang Khổng Tuyên chụp xuống, Lục Yểm thất kinh hóa mống bay mất.

    Lục Yểm bay vào dinh, nói với Tử Nha:

    - Hào quang của Khổng Tuyên mạnh lắm, tôi không hiểu nó là vật chi nên phải bại tẩu trở về đây.

    Tử Nha nghe nói thêm buồn, ngồi làm thinh suy nghĩ.

    Bên ngoài có tin Khổng Tuyên khiêu chiến nữa.

    Tử Nha nói với Lục Yểm:

    - Các tướng phần đông đều bị Khổng Tuyên bắt chưa biết số mệnh ra sao, nay nếy sai tướng khác ra trận cũng chẳng ích gì.

    Lục Yểm nói:

    - Chúng ta chờ xem, thế nào cũng có người cao kiến đến giúp sức.

    Bên ngoài Khổng Tuyên gọi lớn:

    - Tử Nha ngươi có tài làm tướng mà không có gan đánh giặc. Hãy ra đây tỉ thí với ta, bằng không hãy lui binh về, để binh tướng đỡ khổ cực.

    Tử Nha ngồi làm thinh. Không biết giải quyết cách nào.

    Giữa lúc đó có Thổ Hành Tôn vận lương về đến, thấy Khổng Tuyên đứng trước cửa dinh diệu võ dương oai, mắng chửi nhiều lời, tức mình hét lớn:

    - Thất phu! Ngươi tài cán gì mà dám nhục mạ Nguyên soái ta?

    Khổng Tuyên coi lại là một tướng lùn, cười ngất nói:

    - Ngươi đến đây làm gì, và muốn nói chuyện gì đó?

    Thổ Hành Tôn không thèm đáp, vung gậy đập vào cẳng ngựa của Khổng Tuyên, khiến con ngựa đau quá chạy bậy. Khổng Tuyên nổi xung vung đao chém, nhưng Thổ Hành Tôn đã lùn lại đứng dưới đất. Khổng Tuyên chém không tới. Hai người đánh nhau một hồi không ai trúng ai mà mệt đổ mồ hôi.

    Thổ Hành Tôn nói:

    - Ngươi cao ta thấp ngồi trên ngựa khó đánh, hãy bỏ ngựa xuống đất cùng ta tranh cao thấp.

    Khổng Tuyên bị khiêu khích, chẳng nghĩ ngợi gì lợi hại, liền xuống ngựa và nói:

    - Ta lại sợ ngươi sao?

    Hai người hỗn đấu một hồi, cát bụi bay nghịt đất.

    Tử Nha đang ở trong trướng nghe tiếng binh khí chạm nhau liền hỏi tả hữu:

    - Ai đánh với Khổng Tuyên vậy?

    Tả hữu thưa:

    - Ðó là Thổ Hành Tôn tướng vận lương về, gặp Khổng Tuyên giao đấu đó.

    Tử Nha kinh hãi nói:

    - Thổ Hành Tôn lo vận lương sao lại đánh giặc?

    Liền sai Ðặng Thiền Ngọc ra ngoài trợ chiến.

    Ðặng Thiền Ngọc tuân lệnh cỡi ngựa cầm kiếm ra lược trận, thấy Thổ Hành Tôn nhảy nhót lung tung, còn Khổng Tuyên ra bộ không quen xoay trở rất khó nhọc.

    Thổ Hành Tôn dùng gậy đập vào đùi Khổng Tuyên mấy cái đau muốn hụt hơi, Khổng Tuyên nổi giận hóa hào quang chụp xuống đầu Thổ Hành Tôn, chẳng ngờ Thổ Hành Tôn có phép địa hành, độn thổ đi mất.

    Khổng Tuyên thấy tướng lùn đang đánh bỗng đâu mất, lấy làm lạ dáo dác nhìn quanh bị Ðặng Thiền Ngọc ném trúng một cục đá vào sống mũi sưng vù.

    Khổng Tuyên ngước mặt lên chửi lớn:

    - Nghịch tặc, dám quăng lén ta sao?

    Nhưng nói chưa dứt lời đã bị Ðặng Thiền Ngọc quăng tiếp một cục đá nữa trúng nhằm cổ, Khổng Tuyên thất kinh chạy tuốt về dinh.

    Vợ chồng Thổ Hành Tôn vào thuật chuyện cùng Tử Nha, Tử Nha vui mừng dọn tiệc ăn mừng, ghi công vợ chồng Ðặng Thiền Ngọc.

    Trong bữa tiệc Tử Nha thuật chuyện Khổng Tuyên có sắc hào quang bắt gần hết tướng.

    Thổ Hành Tôn nghe vậy cũng le lưỡi lắc đầu sợ hãi.

    Còn Khổng Tuyên chạy về tức giận vô cùng, vì hôm trước đã bị Ðặng Thiền Ngọc quăng một cục đá xẹp mũi nay lại bị đến hai cục. Cũng may là hai cục đá một cục trúng mũi một cục trúng trúng cổ, chứ nếu hai cục cùng trúng một chỗ thì bể mũi rồi.

    Khổng Tuyên lấy thuốc xức lành, sáng hôm sau dẫn binh ra trước trại kêu đích danh Ðặng Thiền Ngọc ra trận để đánh báo thù.

    Quân vào báo, Ðặng Thiền Ngọc xin ra binh Tử Nha cản lại nói:

    - Không xong đâu, cô nương quăng hai lần đá, Khổng Tuyên thù đến tận xương, nếu ra trận thế nào cũng bị hại.

    Nói rồi truyền treo miễn chiến bài, Khổng Tuyên thấy treo miễn chiến bài nuốt hận trở về trướng phủ, ngày đêm đợi tin Triều Ca phái tướng giúp sức.

    Cách mấy hôm sau có Nhiên Ðăng đến ra mắt Tử Nha.

    Tử Nha được tin mừng ra rước vào kể chuyện Khổng Tuyên đón đường và bắt tướng, Nhiên Ðăng nói:

    - Ta biết việc ấy rồi nên mới đến đây trừ Khổng Tuyên để Nguyên soái tiến binh.

    Tử Nha liền truyền binh gỡ bảng miễn chiến bài. Quân Thương trông thấy về báo với Khổng Tuyên.

    Khổng Tuyên nghĩ thầm:

    - Ðã mấy ngày không dám ra binh, nay bỏ bảng miễn chiến chắc có người đến giúp. Tuy nhiên ta há sợ gì.

    Liền điểm binh đến trước thành khiêu chiến.

    Nhiên Ðăng ra trận, Khổng Tuyên trông thấy biết mặt ngay, liền cười lớn nói:

    - Nhiên Ðăng đạo nhân là người thần thông quảng đại, sao không ở nơi thanh nhàn, lại đến chỗ lửa binh?

    Nhiên Ðăng nói:

    - Ngươi đã biết ta sao chưa chịu đầu Châu phạt Trụ? Ý muốn chống lại ta chăng?

    Khổng Tuyên cười to hơn nữa nói:

    - Chẳng gặp tri âm chẳng muốn nói chuyện. Nay ta nhìn nhận đạo hữu là thần thông, nên muốn thử nhau một chút. Vậy Nhiên Ðăng đạo hữu có biết ta là ai không?

    Nhiên Ðăng không rõ lai lịch Khổng Tuyên thế nào cả, đứng làm thinh không đáp, Khổng Tuyên nói:

    - Phàm kẻ thần thông phải biết người, hiểu mình, nếu chỉ biết mình mà không hiểu người thì sao gọi là tài? Ðạo hữu đã không biết ta là ai, thôi để ta ngâm bài kệ này, đạo hữu đoán thử.

    Nói rồi Khổng Tuyên ngâm:

    Có đất có trời đã có ta,

    Thần thông tập luận sức bao la

    Thuở nay đủ biết trong mùi đạo,

    Từ giã non tiên giúp nước nhà.

    Nhiên Ðăng nghe bài kệ ấy vẫn không biết nguồn gốc của Khổng Tuyên ra sao cả, tìm lời nói đỡ:

    - Ngươi là người thông thái, sao không hiểu lẽ trời, đem sức mình chống lại thiên mệnh?

    Khổng Tuyên nói:

    - Các ngươi chớ mượn tiếng mà dối đời. Nếu mệnh trời thì trời trước kia đã định thiên hạ thuộc về tay nhà Thương sao nay các ngươi dám trái?

    Nhiên Ðăng nói:

    - Ngươi không biết vận số, ăn nói hồ đồ. Trời đã định thì không thể đổi dời được.

    Khổng Tuyên nổi giận chém Nhiên Ðăng một đao.

    Nhiên Ðăng đưa gươm ra đỡ.

    Ðánh được ba mươi hiệp, Nhiên Ðăng quăng Ðịnh hải châu lên, Khổng Tuyên vận hào quang thu xâu chuỗi ấy tức thì. Nhiên Ðăng thất kinh quăng bình bát lên cao, Khổng Tuyên cũng vận hào quang thu nữa.

    Nhiên Ðăng liền kêu lớn:

    - Ðệ tử của ta đâu?

    Tức thì một con chim đại bàng bay tới cánh rợp cả một góc trời.

    Khổng Tuyên nhìn thấy liền vỗ vào cái kim khôi một cái, năm sắc hào quang chiếu thấu mây xanh.

    Nhiên Ðăng lòa cả hai mắt xem không rõ, chỉ nghe trên không trung ầm ầm như sấm qua một lúc một tiếng nổ vang tức thì chim đại bàng sa xuống, lông lá rối bời.

    Khổng Tuyên vận hào quang muốn bắt Nhiên Ðăng.

    Nhiên Ðăng thất kinh hiện hào quang trốn mất.

    Khổng Tuyên cười lớn rồi kéo quân về trại.

    Còn Nhiên Ðăng về trướng phủ ra mắt Tử Nha nói:

    - Thật không ngờ Khổng Tuyên này tài phép lạ thường chưa từng thấy. Chẳng biết nó là giống gì mà hào quang mạnh như vậy. Hèn chi nó bắt tướng thâu báu vật như trò chơi.

    Tử Nha và Nhiên Ðăng đang còn bàn luận bỗng thấy chim đại bàng hiện hình người vào ra mắt.

    Nhiên Ðăng hỏi:

    - Ngươi có biết Khổng Tuyên là vật gì hóa hình chăng?

    Ðại bàng thưa:

    - Ðệ tử ở trên mây trông thấy hào quang xông lên năm sắc chiếu vào người đệ tử như muốn nứt thịt, gãy xương, đệ tử chỉ thấy lờ mờ, hình như nó có hai cánh, không rõ là giống chim gì.

    Nhiên Ðăng thở dài:

    - Thế này chúng ta khó định rồi biết làm sao.

    Bỗng nghe quân vào báo:

    - Có một đạo sư xin vào ra mắt.

    Tử Nha và Nhiên Ðăng đồng ra ngoài nghinh tiếp, thấy một người cao ốm, mặt vàng, đầu chừa hai vá có giắt hai cành bông, tay cầm nhánh cây bước tới thi lễ.

    Nhiên Ðăng mừng rỡ nói:

    - Ðạo huynh từ đâu đến?

    Ðạo sư nói:

    - Tôi ở Tây phương qua Ðông độ, Nam độ nhân đi qua đây thấy Khổng Tuyên là người phước đức, tu luyện lâu năm nên muốn rước về cực lạc.

    Tử Nha mời vào trướng phủ, Nhiên Ðăng hỏi:

    - Ðạo sư danh hiệu là chi?

    - Ðạo sư nói:

    - Tôi là Chuẩn Ðề. Khi trước Quảng Thành Tử có một lần đến mượn cờ Bửu sắc. Tuy chúng ta chưa gặp mặt nhau nhưng cũng như đã quen biết. Tôi muốn giúp Khổng Tuyên trọn kiếp tu hành.

    Nhiên Ðăng nói:

    - Nếu đạo huynh bắt Khổng Tuyên về Tây phương thì cuộc chinh Ðông của chúng tôi chẳng trễ.

    Chuẩn Ðề từ giã ra trận, đến chân núi Kim kê kêu lớn:

    - Mời Khổng Tuyên ra đây nói chuyện.

    Quân vào báo lại, Khổng Tuyên ra trận hỏi:

    - Ðạo sư từ đâu đến? Muốn nói với ta điều gì?

    Chuẩn Ðề nói:

    - Ngươi cùng bần đạo có duyên phần, nên ta đến đây thỉnh ngươi về Cực lạc. Ngươi là kẻ có phước tu hành lâu năm, đáng được hưởng cảnh thanh nhàn. Ở đây cõi trần không phải chỗ người cạnh tranh đường sinh tử.

    Khổng Tuyên cười lớn:

    - Ngươi dùng lời ấy dối gạt ta sao được?

    Chuẩn Ðề nói:

    - Ngươi hãy nghe ta đọc bài kệ này thì rõ:

    Tây phương vui vẻ gọi thiên đường,

    Tích đức tu nhân mới được nương

    Giới cấm năm điều nêu sáng rõ,

    Từ bi hai chữ giữ hiền lương

    Khá theo thanh tịnh nơi am tự,

    Chớ mến công danh giữa chiến trường

    Ðổi cánh rụng lông thành chín quả,

    Múa may chi lắm chốn biên cương.

    Khổng Tuyên nghe bài kệ nổi giận vung đao chém Chuẩn Ðề.

    Chuẩn Ðề cầm nhành cây gạt đao rơi xuống đất.

    Khổng Tuyên lấy roi vàng đánh tiếp, cũng bị Chuẩn Ðề dùng nhành cây Thất Bửu gạt phăng đi.

    Khổng Tuyên còn hai tay không tức giận vận hào quang chụp Chuẩn Ðề.

    Chuẩn Ðề đứng trơ trơ chịu trận, không tránh né, ai nấy đều thất kinh, vì hào quang bao trùm cả Chuẩn Ðề.

    Mọi người tưởng Chuẩn Ðề đã bị Khổng Tuyên bắt rồi, nào ngờ xem lại thấy Chuẩn Ðề đứng giữa hào quang, hiện ra mười tám tay, cầm gươm, cung, tên, kích, cờ, phướng lọng, lục lạc, cành cây Thất Bửu. Rồi lại nghe trong hào quang nổ lên một tiếng. Chẳng biết Chuẩn Ðề làm phép thế nào mà áo mão của Khổng Tuyên rã rời, rớt đầy lưng ngựa còn Khổng Tuyên đứng sững như trời trồng.

    Chuẩn Ðề hiện lại bình thường, tới đứng trước Khổng Tuyên nói:

    - Khuyên chớ say mê thế tục, hãy cùng ta trở về miền Cực lạc.

    Dứt lời mở dây thắt lưng cột cổ Khổng Tuyên lại, lấy Thiết Tiên gác lên vai và bảo:

    - Xin đạo hữu hãy hiện nguyên hình cùng nhau về Tây phương Cực lạc.

    Tức thì thấy Khổng Tuyên hiện thành con Công một mắt, mình mẩy đỏ tươi cao lớn vô cùng.

    Chuẩn Ðề cỡi Châu Khổng Tước đi đến cửa dinh từ giã mọi người.

    - Tiện đây tôi xin về luôn nhé.

    Tử Nha nói:

    - Ðạo sư thần thông quảng đại mới thâu được Khổng Tuyên, ngặt các tướng Châu không biết bị Khổng Tuyên giam cầm nơi đâu.

    Chuẩn Ðề nói với Khổng Tuyên:

    - Ðạo hữu nay đã tu hành phải trả các tướng lại cho Nguyên soái.

    Khổng Tuyên thưa:

    - Tôi cầm các tướng tại dinh.

    Chuẩn Ðề từ giã mọi người vỗ lên đầu con công một cái, chim ấy xòe hai cánh lên chiếu hào quang sáng chói cả một góc trời."

    Trích phong thần diễn nghĩa từ hồi 69-70. *vno 78*
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2024
  5. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Còn 2 vị giáo chủ Xiển giáo, Nguyên Thủy Thiên tôn và Thái Thượng Lão quân lại càng là lấy nhiều đánh ít, lấy lớn hiếp nhỏ, chơi đánh lén sau lưng hay đánh lén trong bóng tối. *vno 78*

    "Bấy giờ Thông Thiên giáo chủ đã duyệt qua khắp trận và các tiên cũng đã xuất hiện đầy đủ.

    Lão Tử nói:

    - Ta quyết một trận cho biết thấp cao, song lại thương hại cho những kẻ tu hành không được thành tiên, bị Phong Thần nhiều lắm, không phải tại chúng ta.

    Thông Thiên giáo chủ nói lớn:

    - Ta quyết phen này cho chúng bây biết sức.

    Nói rồi giục Khuê ngưu tới chém Lão Tử.

    Lão Tử đưa gậy ra đỡ, cười và nói:

    - Sức ngươi ta biết rồi. Chắc hôm nay ngươi phải mang tai ách quá.

    Nói rồi vung gậy hỗn chiến, cát bụi bay nghịt trời.

    Bấy giờ Nguyên Thỉ kêu mười hai vị đệ tử đến nói:

    - Hôm nay quyết một trận cho thành công, các ngươi phải ráng hết để đoạt lấy thành công. Vậy hãy mau xông vào phá trận Vạn Tiên.

    Các đệ tử Xiển giáo mừng rỡ, đồng xông vào một lượt phá trận.

    Văn Thù cỡi Thanh sư, Phổ Hiền cỡi Bạch tượng, Từ Hàng cỡi Kim mao hẩu, ba người này vỗ thú bay vào giữa trận.

    Linh Bửu đạo pháp cầm gươm báu xông vô, Thái Ất chơn nhơn cầm binh khí lướt tới, Cù Lưu Tôn, Huỳnh Long chơn nhơn, Nhiên Ðăng đạo nhơn đồng cầm binh khí và bửu bối vào trận.

    Sau hết là Tử Nha dẫn các đệ tử theo sau trợ chiến.

    Bỗng lại thấy Lục Yểm từ trên mây sa xuống, cũng nhảy vào trận luôn.

    Còn bên trận Vạn tiên thì có Kim Linh thánh mẫu, Võ Ðương thánh mẫu, Tì Lư Tiên, Kim Cô Tiên, Thân Công Báo, Khưu Dẫn..

    Hai bên hỗn chiến với nhau, không còn phân biệt gì nữa.

    Lão Tử, Nguyên Thỉ đánh với Thông Thiên giáo chủ.

    Kim Linh thánh mẫu bị Từ Hàng, Văn Thù, Phổ Hiền phủ vây.

    Kim Linh thánh mẫu cầm ngọc Như ý cự với ba vị đạo sĩ một hồi lâu rồi liệng mão xuống đất, bỏ tất cả, ra lực giao tranh.

    Rủi gặp Nhiên Ðăng vừa tới. Thấy vậy quăng xâu chuỗi Ðịnh hải châu lên, trúng nhằm Kim Linh thánh mẫu bể đầu, hồn bay lên đài Phong thần.

    Quảng Thành Tử thấy hỗn chiến liền quăng gươm Tru tiên lên, Xích Tinh Tử quăng gươm Lục tiên lên, Ðạo Hạnh thiên tôn quăng gươm Hãm tiên, Ngọc Ðảnh chơn nhơn quăng gươm Tuyệt tiên lên.

    Bốn cây gươm phép tỏa khói đen ngùn ngụt, bao phủ cả trận Vạn Tiên. Những người có tên trong bảng Phong Thần đều bị bốn cây gươm này chém hết.

    Thông Thiên giáo chủ trông thấy thở dài than:

    - Thật tàn nhẫn! Ta không ngờ chúng nó lại dùng bốn cây gươm phép của ta mà hại bọn môn đồ ta.

    Còn Tử Nha lúc ấy quăng Ðả Thần Tiên lên đánh phụ với mấy gươm báu.

    Na Tra hiện ba đầu tám tay chém giết rất hung hăng.

    Dương Tiễn múa đao chém người như chém chuối.

    Lý Tịnh cầm kích phóng tới như phóng lao. Kim Tra, Mộc Tra quăng gươm linh lên sát phạt.

    Vi Hộ quăng Gián ma xử lên đánh chết cũng nhiều.

    Lôi Chấn Tử bay lên cao đụng ai đập nấy.

    Dương Nhậm mở quạt báu quạt địch thủ tiêu xương.

    Tiếp Dẫn đạo nhơn mở túi Càn khôn ra, nhắm những người nào có phước thì thâu vào.

    Thông Thiên giáo chủ thấy đệ tử mình gần chết hết, nổi giận hét lớn:

    - Trường nhĩ Ðịnh Quang Tiên đâu, sao không rung phướng lục hồn trợ chiến?

    Thông Thiên giáo chủ kêu mãi mà chẳng thấy phướng rung. Bởi vì Ðịnh Quang Tiên thấy Xiển giáo nhiều phép, đã cuốn phướng lạc hồn đến núp dưới Lư Bồng ẩn mặt để khỏi chết oan.

    Thông Thiên giáo chủ kêu không thấy, biết Ðịnh Quang Tiên đã trốn, tức mình muốn qua Lư Bồng mà kiếm, song bị bốn vị giáo chủ ngăn đón, Thông Thiên giáo chủ ý muốn lui về non tiên lại sợ hổ mặt với môn đồ mình, túng phải đánh liều tới đâu hay tới đó.

    Ðánh được một lúc, Thông Thiên giáo chủ bị lão Tử đập xuống một gậy, nổi xung lấy trái Chùy Tử Lôi quăng lên.

    Lão Tử cười lớn:

    - Báu vật ấy hại ta sao được.

    Tức thì trên đầu Lão Tử hiện ra một cái tháp đỡ Tử Lôi chùy.

    Thông Thiên giáo chủ thất kinh, bị Nguyên Thỉ đánh một ngọc Như ý trúng vai gần té. Liền gượng dậy ráng sức giao công, nhìn lại thấy nhị thập bát tú đã chết sạch.

    Thân Công Báo và Võ Ðương thánh mẫu biết tình thế không xong liền bỏ chạy trước, Khưu Dẫn thấy thế chạy theo sau.

    Lục yểm giở bầu gươm phép chém Khưu Dẫn rụng đầu.

    Tì Lư Tiên chui vào túi Càn khôn, sau về Tây phương thành Tì Lư phật. Còn nhiều người khác phước đức cũng chui vào túi Càn khôn hết.

    Bây giờ Chuẩn Ðề hiện hai mươi bốn đầu mười tám tay, cầm đủ các phép đánh Thông Thiên giáo chủ.

    Thông Thiên giáo chủ chém một gươm.

    Chuẩn Ðề cầm nhành cây thất bửu gạt ngang, gươm của Thông Thiên gãy từng đoạn. Thông Thiên giáo chủ giục Khuê ngưu bại tẩu, ba trăm tiên Triệt giáo còn lại chạy theo thầy.

    Bốn vị giáo chủ không đuổi truyền hồi chuông vàng khánh ngọc, đồng nhau kéo về Lư Bồng.

    Về đến nơi, Nguyên Thỉ thấy Ðịnh Quang Tiên núp dưới Lư Bồng lấy làm lạ hỏi:

    - Ngươi là môn đồ Triệt giáo, sao lại trốn nơi đây?"

    "Vân Tiêu nói:

    - Khương Tử Nha! Phép độn ngũ hành và di sơn đảo hải của ngươi ta đã dư biết, nay ta có lập một trận như ngươi đến xem thử thế nào, nếu ngươi phá được trận nầy thì chị em ta về núi, bằng phá không được, ta sẽ báo cừu cho anh ta.

    Dương Tiển xen vào nói:

    - Tôi sẽ hầu sư thúc tôi vào xem trận, xin các tiên nương đừng thừa cơ quăng bửu pháp mà hại lén chúng tôi.

    Vân Tiêu hỏi:

    - Ngươi là ai đó?

    Dương Tiển nói:

    - Tôi là đệ tử ông Ngọc Ðảnh chơn nhơn, ở núi Ngọc Tuyền, động Kim Hà.

    Bích Tiêu nói:

    - Ta nghe đồn ngươi có bảy mươi hai phép biến, lại có một con chó cắn trộm giỏi vô cùng. Song chị em ta không phải như các ngươi mà thừa lúc người ta không để ý thả chó ra cắn trộm đâu. Hãy yên tâm vào xem trận.

    Dương Tiển nghe nói hơi giận bốc lên ngùn ngụt, nhưng vẫn phải giả điếc làm ngơ phò Tử Nha vào xem trận.

    Khi đến trước cửa, Tử Nha thấy một tấm bảng nhỏ có để năm chữ" Cửu khúc Huỳnh Hà trận ". Lại có năm cây phướng năm màu, binh tướng lối sáu trăm, mà gió dữ ghê mình, nghịt mùi sát khí.

    Tử Nha xem rồi bước ra.

    Vân Tiêu hỏi:

    - Tử Nha biết trận ấy hay không?

    Tử Nha nói:

    - Ðạo hữu đã để bảng rõ ràng trước trận, còn hỏi tôi làm gì nữa?

    Bích Tiêu thấy mặt Dương Tiển vùng nổi giận hét lớn:

    - Dương Tiển! Sao hôm nay ngươi không thả chó cắn trộm chúng ta nữa đi?

    Dương Tiển bị nói khích đỏ mặt, liền giục ngựa tới đâm Huỳnh Tiêu một giáo.

    Huỳnh Tiêu đánh được ít hiệp rồi quăng Hỗn nguyên đấu lên hào quang chiếu sáng lòa, múc Dương Tiển vào gáo, đem trút vào trận Huỳnh Hà:

    Huyền công thuở trước tuy rằng thánh

    Cửu khúc từ đây hóa xác phàm.

    Kim Tra thấy Dương Tiển bị bắt, xốc tới nạt lớn:

    - Các ngươi dùng tà thuật bắt đạo huynh ta đi đâu?

    Nói rồi chém Huỳnh Tiêu một gươm.

    Huỳnh Tiêu đánh được ít hiệp thì Kim Tra quăng Ðộn long thun lên.

    Vân Tiêu cười lớn:

    - Ấy là phép mọn, biểu diễn làm gì.

    Nói rồi tay trái cầm Hỗn nguyên đấu, tay mặt chỉ Ðộn Long Thun, tức thì Ðộn Long Thun sa vào cái gáo.

    (Hỗn nguyên đấu có hình như một cái gáo múc nước, các báu vật đều bị gáo ấy múc hết).

    Vân Tiêu thâu phép xong lại dùng Hỗn nguyên đấu múc Kim Tra đổ xuống trận Huỳnh Hà.

    Có bài thơ khen Hỗn nguyên đấu rằng:

    Báu trong trời đất thảy gồm thâu

    Bắt hết thần tiên chẳng khó đâu

    Mới biết tam cô dùng phép lạ

    Báo thù giúp Trụ phá Tây Châu.

    Mộc Tra thấy em bị bắt liền hét lớn:

    - Yêu phụ! Ngươi dùng tà thuật gì bắt em ta như vậy?

    Nói rồi múa gươm xông tới chém đùa.

    Huỳnh Tiêu đánh được ba hiệp, Mộc Tra vùng mình một cái gươm Ngô Câu bay bỗng lên nửa lừng.

    Huỳnh Tiêu cười lớn nói:

    - Gươm Ngô Câu mà làm chi ai?

    Vân Tiêu ngoắt một cái, gươm Ngô Câu sa vào gáo.

    Vân Tiêu thâu phép lại rồi lại quăng Hỗn nguyên đấu lên, múc Mộc Tra đổ vào trận Huỳnh Hà.

    Khi ấy Vân Tiêu giục Thanh loan bay tới bắt Tử Nha.

    Tử Nha thấy ba người đồ đệ mình bị bắt tâm thần rối loạn, vội vung gươm đánh với Vân Tiêu.

    Vân Tiêu đánh được ít hiệp cũng quăng Hỗn nguyên đấu lên bắt Tử Nha.

    Tử Nha quýnh quáng rút cây Hạnh quỳnh kỳ vung lia vung lịa. May thay, cây hạnh quỳnh kỳ hiện ra một luồng hào quang, ngăn Hỗn nguyên đấu không sa xuống được.

    Tử Nha thừa cơ chạy về Lư Bồng, mặt tái mét.

    Nhiên Ðăng nói:

    - Cái Hỗn nguyên đấu ấy không phải tầm thường, e chúng ta mắc nạn hết.

    Vân Tiêu thấy Tử Nha bỏ chạy, liền cùng với các em trở về trại.

    Văn Thái Sư thấy các tiên nương một lúc bắt ba tướng liền hỏi:

    - Ðã bắt được đệ tử cung Ngọc Hư vậy phải xử trí làm sao?

    Vân Tiêu nói:

    - Ðể gặp mặt Nhiên Ðăng rồi sẽ tính.

    Văn Thái Sư mừng rỡ, vì trong hai trận đang nhốt sáu người liền dọn yến tiệc thết đãi.

    Rạng ngày năm vị tiên cô đến trước Lư Bồng mời Nhiên Ðăng ra nói chuyện.

    Nhiên Ðăng và các tiên trưởng đồng kéo nhau ra, Vân Tiên thấy Nhiên Ðăng đầu chừa hai vá, mặc áo đen, cỡi hươu hồng mai, trên đầu tỏa hào quang ngàn trượng, thì đến trước mặt vái chào và hỏi:

    - Nhiên Ðăng đạo sư! Bởi các đệ tử của ngươi khi dễ ta, nên ta mới lập trận nầy. Nay trăng khuyết khó tròn, ván đóng thuyền rồi khó gỡ. Các đệ tử ngươi còn ai giỏi vào phá trận thử.

    Nhiên Ðăng cười lớn:

    - Tiên nương nói sai lắm! Khi lập bảng phong thần quí tiên nương ở cung Bích Du lẽ nào không thấy. Nay Triệu Công Minh vô phước, không được thành tiên, nên mới có tên trong bảng Phong thần. Số trời đã định, làm sao thoát được.

    Vân Tiêu nói:

    - Các ngươi hành động quái ác, lại chỉ cho số trời, đó là lời ma mị.

    Huỳnh Tiêu nói với Văn Tiêu:

    - Chị đã lập trận còn dùng lý lẽ đấu khẩu làm gì. Ðể tôi bắt thử Nhiên Ðăng xem nó dùng phép gì cự lại.

    Nói rồi giục chim hồng bay đến.

    Xích Tinh Tử nổi giận cầm gươm xốc đến cản lại, ngâm:

    Nằm dựa chốn đầu non

    Trăm hoa tợ phấn son

    Mảng xem vừng sáng đỏ

    Lại thấy bóng trăng tròn

    Ðờn suối nghe êm ái

    Quạt đồng phất véo von

    Cảnh tiên muôn sắc tốt

    Không lợt cũng không mòn.

    Xích Tinh Tử ngâm rồi hét lớn:

    - Huỳnh Tiêu tiên nữ, trong bản Phong Thần chắc có tên ngươi.

    Huỳnh Tiêu giận đỏ mặt nét son cau có, mày liễu nặng oằn, vung gươm đánh với Xích Tinh Tử một hồi.

    Vân Tiêu quăng Hỗn nguyên đấu xin bắt Xích Tinh Tử bỏ vào trận Huỳnh Hà.

    Thương hại công tu luyện mấy mươi năm, nay mắc vào trận nầy thì cung Nê hoàn bế tắc, nằm ngủ mê man như kẻ phàm tục.

    Quảng Thành Tử nổi giận kêu, lớn:

    - Vân Tiêu, ngươi chớ ỷ báu vật cửa Bích Du cung mà khi dễ chúng ta như vậy.

    Vân Tiêu cỡi chim loan bay tới nói:

    - Quảng Thành Tử, ngươi tuy là với tiên cầm đầu trong việc đánh khánh khua chuông, song gặp phép ta ngươi đừng hòng chạy trốn.

    Quảng Thành Tử cười lớn:

    - Ta đã phạm sát sanh, làm sao tránh khỏi nạn.

    Nói rồi vung bữu kiếm chém sả vào mặt Vân Tiêu.

    Vân Tiêu đỡ ra chém lại. Hai bên đánh với nhau được ít hiệp, Bích Tiêu quăng Hỗn nguyên đấu lên múc Quảng Thành Tử bỏ vào trận Huỳnh Hà như các vị tiên khác.

    Sau đó, Văn Thù, Phổ Hiền, Từ Hàng, Thanh Hư, Ðạo Hạnh, Ngọc Ðảnh, Thái Ất, Cù Lưu Tôn. Huỳnh Long, mười vị đại tiên lần lượt ra tiếp chiến đều bị Vân Tiêu tiên cô dùng Hỗn nguyên đấu múc bỏ vào trận Huỳnh Hà hết.

    Các vị tiên nầy bị vào trận ấy thì cung Nê hoàn bị lấp, chỉ còn là một xác phàm, và đợi sau hội Phong thần trở về núi tu lại.

    Vân Tiêu thấy đã bắt hết mười hai vị tiên trưởng, chỉ còn sót có Nhiên Ðăng và Tử Nha, liền nói lớn:

    - Nhiên Ðăng! Nay ngươi đã đến số rồi còn chạy đi đâu cho khỏi.

    Nói dứt lời liền quăng Hỗn nguyên đấu lên.

    Nhiên Ðăng tính trước, hóa gió bay mất.

    Tử Nha sợ các tiên nương dùng phép bắt mình, vội phất cờ lia lịa, và trốn theo Nhiên Ðăng.

    Năm vị tiên cô đại thắng cùng nhau trở về.

    Văn Thái Sư thấy đã bắt được mười hai vị tiên trưởng còn Nhiên Ðăng và Tử Nha sợ khiếp vía, thì mừng rỡ không cùng, liền dọn tiệc đãi đằng khen ngợi không dứt.

    Vân Tiêu tuy ngồi uống rượu, nhưng trong lòng chẳng vui, thầm nghĩ:

    - Ta bắt mười hai vị tiên nhân bỏ vào trận hóa ra kẻ tục, nếu muốn tu thành chính quả thì phải tu trên ngàn năm nữa thì mới được như ngày nay. Thật tội nghiệp!

    Lòng nhân đạo của Vân Tiêu nổi lên khiến nàng mặt mày ủ rủ.

    Văn Thái Sư nói:

    - Nay đã bắt hết các tiên ở Lư Bồng rồi, cũng nên xử trí cách nào chứ?

    Vân Tiêu nói:

    - Tôi xuống đây chỉ vì thù hận của anh tôi. Nay mười hai vị tiên trưởng bị sa vào trận đã trở thành phàm tục, dù để họ sống thì cũng chẳng làm được việc gì, họ tu luyện trên ngàn năm nữa mới thành chánh quả được. Thù của anh tôi như vậy cũng đã trả bằng giá quá đắt rồi.

    Huỳnh Tiêu và Bích Tiêu nói:

    - Chị không định giết họ sao?

    Vân Tiêu nói:

    - Mình là kẻ tu hành, dầu sao cũng lưu lại chút cảm tình với các giáo hệ. Những người ấy đều là đệ tử ưu tú của cung Ngọc Hư, giết họ đi chỉ thêm thù oán.

    Bầy giờ, Nhiên Ðăng trốn về Lư Bồng, thấy Tử Nha hổn hển theo sau, mặt mày sợ hãi.

    Tử Nha hỏi:

    - Các đạo hữu bị trận Huỳnh Hà chẳng biết hung kiết thế nào xin đạo trưởng chỉ dạy.

    Nhiên Ðăng nói:

    - Không đến nỗi gì, song uổng công tu luyện. Nay những người ấy đã trở thành xác phàm, dầu nay mai có thoát khỏi mà muốn trở thành chánh quả thì phải tu luyện lại như thuở ban đầu.

    Tử Nha le lưỡi lắc đầu:

    - Trận Huỳnh Hà của Triệt giáo lợi hại đến thế sao!

    Nhiên Ðăng nói:

    - Trận ấy do phép thuật của vị Giáo chủ Triệt giáo luyện thành, chúng ta không phải là kẻ đương đầu với họ.

    Tử Nha nói:

    - Nếu vậy thì làm sao giải cứu cho mười hai vị đạo huynh?

    Nhiên Ðăng nói:

    - Ta phải trở về núi Côn Lôn cầu cứu Giáo chủ chúng ta để ngài định liệu.

    Tử Nha nói:

    - Nếu vậy xin đạo trưởng tính giùm gấp kẻo trễ.

    Nhiên Ðăng liền độn thổ đến núi Côn Lôn. Vừa đến nơi thấy Bạch hạc đồng tử đang đứng trước cửa Cửu Long, áo quần tề chỉnh hình như sắp sửa đi đâu vậy, Nhiên Ðăng hỏi:

    - Chẳng hay Giáo chủ sửa soạn đi đâu vậy?

    Bạch hạc nói:

    - Giáo chủ sắp xuống Tây Kỳ, xin sư thúc trở về thắp hương nghênh tiếp.

    Nhiên Ðăng mừng rỡ, độn thổ trở về Lư Bồng.

    Tử Nha trông thấy hỏi:

    - Giáo chủ dạy thế nào?

    Nhiên Ðăng nói:

    - Giáo chủ sắp đến đây, hãy đi đốt hương nghênh tiếp.

    Tử Nha lật đật tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục, rồi đặt bàn hương án bên đường.

    Xảy nghe hương bay ngào ngạt, hạc kêu lảnh lót.

    Tử Nha và Nhiên Ðăng nghe trên mây có tiếng hạc, biết Nguyên Thỉ giáng phàm trần, liền thắp hương, van vái:

    - Ðệ tử không hay trước, nên nghênh tiếp chẳng xa, xin Thiên Tôn tha tội.

    Nguyên Thỉ Thiên Tôn sa xuống, có Nam Cực tiên ông cầm quạt theo hầu.

    Nhiên Ðăng và Tử Nha làm lễ rước lên Lư Bồng, rồi quì dưới đất nghe dạy.

    Nguyên Thỉ truyền đứng dậy.

    Tử Nha thưa:

    - Ba vị tiên nương lập trận Huỳnh Hà, các tiên trưởng đều lâm nạn, xin Thiên Tôn mở lòng từ bi cứu đệ tử.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Số trời đã định như vậy, các tiên không tránh khỏi.

    Nói rồi ngồi làm thinh như đang tâm niệm vậy.

    Nhiên Ðăng và Tử Nha không đám hỏi nữa, đứng một bên hầu cho đến giờ tí thì trên đầu Thiên Tôn hiện ra năm sắc hào quang tỏa ra ước chừng một mẫu đất, rồi từ trên mây tua tủa xuống như muôn ngọn đèn vàng chẳng bao giờ đứt. Mọi người có cảm tưởng như một vùng nước mưa đủ màu, đủ sắc rơi xuống vậy.

    Bấy giờ Vân Tiêu ở trong trận trông thấy hào quang trên Lư Bồng thì thất kinh, kêu hai em nói:

    - Hai em ơi! Sư bá xuống phàm! Nguy rồi! Trước kia ta đã không chịu xuống trần, chỉ vì sợ hai em bị rủi ro nên phải đi theo. Nay ta nóng giận lập trận Cửu khúc Huỳnh Hà bắt mười hai tiên trưởng đồ đệ của Xiển giáo, giết không dám giết, còn tha không dám tha, nếu vị Giáo chủ Xiển giáo xuống đây, chị em ta biết phải trả lời làm sao?

    Huỳnh Tiêu nói:

    - Nguyên Thỉ Thiên Tôn không phải là thầy mình, bất quá mình lệnh vi Giáo chủ nên phải gọi là Sư bá mà thôi. Chúng ta là môn đệ Triệt giáo, việc gì lại sợ Giáo chủ Xiển giáo?

    Bích Tiêu nói:

    - Chị em ta cứ lấy lễ mà kính người, nếu người không kiểu cách thì thôi, bằng chấp nê ta không nhận là Sư bá nữa. Ðã ra trường chinh chiến còn khuất phục đối phương làm sao!

    Rạng ngày Nguyên Thỉ truyền Nam Cực tiên ông dọn Phi lai ỷ đồng vào xem trận Huỳnh Hà.

    Nhiên Ðăng dắt đường đi trước, Tử Nha hộ vệ theo sau.

    Khi đến trước trận Bạch hạc đồng tử hét lớn:

    - Tam tiên đảo Vân Tiêu, mau ra rước Giáo chủ.

    Ba chị em Vân Tiêu ra trận, đồng bái và thưa:

    - Ðệ tử vô lễ mười phần, xin sư bá làm ơn xá tội.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Vì số mạng đồ đệ ta gặp tai nạn nên mới khiến các tiên cô lập trận nầy. Tuy nhiên, dầu bậc thầy của các tiên cô cũng không dám làm ngang như vậy sao các tiên cô dám cãi mệnh trời?

    Vân Tiêu nói:

    - Xin sư bá nghĩ lại, anh chúng tôi dầu trời đã định gặp tai ương thì các tiên trưởng Xiển giáo cũng nên nghĩ tình tại sao lại tìm cách giết hại anh tôi thảm thiết như vậy?

    Nguyên Thỉ không cãi lại chỉ vào trận nói:

    - Thôi các ngươi vào trận trước, ta sẽ theo sau.

    Ba vị tiên cô liền lên đài Bát quái, coi Nguyên Thỉ vào trận cách nào.

    Nguyên Thỉ vừa ngồi vào ghế Phi lai thì xe trầm hương bốn chân đều hỏng đất cách hai thước, có mây năm sắc đỡ và bay thẳng vào trận.

    Nguyên Thỉ thấy mười hai người đồ đệ của mình nằm vắt vẻo trong trận ngủ vùi, khí tượng thần tiên đều tiêu mất hết, thì than rằng:

    - Bởi không dằn được tánh nóng, nên uổng công tu luyện ngàn năm.

    Than rồi quay ra trận.

    Thể Vân đứng trên Bát quái đài hốt một nắm Lục mục châu vãi theo, song châu ấy chưa đến mặt Thiên Tôn đã biến thành tro bay mất hết.

    Vân Tiêu xem thấy kinh hãi.

    Nguyên Thỉ trở lên Lư Bồng, Nhiên Ðăng bước đến hỏi:

    - Thiên Tôn vào trận xem thấy các đạo hữu ra thế nào?

    Nguyên Thỉ thở dài nói:

    - Thiên môn đã bị bế hết. Những người ấy hiện giờ cũng như những kẻ phàm tục mà thôi.

    Nhiên Ðăng hỏi:

    - Thầy đã vào đó sao không cứu các đồ đệ ra?

    Nguyên Thỉ cười lớn nói:

    - Tuy bần đạo là Giáo chủ, song cũng còn có sư huynh, phải thưa rồi mới dám.

    Nói vừa dứt tiếng đã nghe trâu rống vang trời, Nguyên Thỉ nói:

    - Sư huynh ta cỡi thanh ngưu xuống đó.

    Nói rồi đồng xuống Lư Bồng nghênh tiếp.

    Quả thật, Lão Tử đang cỡi thanh ngưu hiện đến.

    Nguyên Thỉ nghênh đón, và nói:

    - Vì sự nghiệp nhà Châu tám trăm năm, nhọc lòng sư huynh phải giáng hạ.

    Lão Tử nói:

    - Việc nầy không đi sao được.

    Nhiên Ðăng xông hương bát ngát, thỉnh Lão Tử lên lầu.

    Lão Tử nói:

    - Ba vị tiên cô Triệt Giáo lập trận Huỳnh Hà, khiến các đệ tử ta lâm nạn, vậy Thiên Tôn đã vào xem trận hay chưa?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Tôi đã xem rồi, chỉ chờ sư huynh đến phá.

    Lão Tử nói:

    - Thiên Tôn phá cũng được, cần gì chờ bần đạo?

    Nói rồi Lão Tử ngồi tham thiền cho đến tối.

    Còn Vân Tiêu thấy hào quang của Lão Tử hiện ra cả khắp trên trời, liền nói với hai em:

    - Huyền Ðô đại lão gia đến đó, chúng ta biết làm sao?

    Bích Tiêu nói:

    - Lão Tử cũng không phải thầy của chị mà chị sợ nỗi gì? Nếu hôm nay ra trận, chúng ta gặp Lão Tử đừng kính nhường như ngày hôm qua nữa.

    Vân Tiêu nói:

    - Dù là khác phái, song đạo có kẻ lớn người nhỏ, em nói như vậy sao phải.

    Bích Tiêu nói:

    - Cũng vì kính nhường mà các giáo phái luôn luôn tìm cách áp chế lẫn nhau để tranh giành địa vị độc tôn. Theo em thì giáo phái nào chỉ biết hệ thống của giáo phái ấy mà thôi.

    Vân Tiêu nhìn em thở dài không nói.

    Huỳnh Tiêu nói:

    - Phép tắc mỗi giáo phái có mỗi đặc tính riêng. Xiển giáo chắc gì đã làm gì nổi pháp thuật của Triệt giáo chúng ta. Ðể ngày mai em quăng Kim đao tiển và Hỗn nguyên đấu bắt quách hai vị lãnh đạo ấy xem thử.

    Rạng ngày Lão Tử nói với Nguyên Thỉ:

    - Hôm nay chúng ta phá xong trận rồi về chẳng nên ở lại lâu nơi trần thế.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Sư huynh dạy phải lắm.

    Liền sai Nam Cực tiên ông đem Trầm hương liễn, Lão Tử cỡi thanh ngưu, Nhiên Ðăng dẫn đường đi trước, hương bay tám hướng, nồng nực mùi thơm.

    Khi đến trước trận, Huyền Ðô đại pháp sư kêu lớn:

    - Ba tiên cô, mau ra nghênh đón đại lão gia.

    Xảy nghe trong trận một tiếng chuông ngân, ba tiên nữ hiện ra trước mặt Lão Tử, và đứng sừng sững không quỳ.

    Lão Tử nói:

    - Chúng bay không biết giữ bổn phận, quen thói khinh người. Thầy chúng bay gặp ta còn phải cúi đầu mà bái, sao các ngươi dám vô lễ như vậy?

    Bích Tiêu nói:

    - Chúng ta là môn đệ của Triệt giáo chỉ kính Triệt giáo chủ thôi, không hề biết đến Huyền Ðô. Lẽ thường, trên chẳng kiêng thì dưới chúng kính.

    Huyền Ðô đại pháp sư hét lớn:

    - Súc sanh dám buông lời phạm thượng. Hãy lui vào trận cho mau.

    Ba vị tiên cô đều lui vào trận.

    Lão Tử giục thanh ngưu, Nguyên Thỉ ngồi trên Trầm hương liễn, đồng lòng vào một lượt.

    Bấy giờ Lão Tử và Nguyên Thỉ vào đến trận Huỳnh Hà. Trông thấy đệ tử nằm ngáy vang như sấm, nhìn lên đài bát quái, thấy năm nàng tiên đang đứng đẹp như năm bức tranh vẽ liền than:

    - Tiếc công họ tu luyện ngàn năm, nay chỉ vì năm nàng tiên nữ này mà họ trở thành phàm tục hết.

    Huỳnh Tiêu thấy Lão Tử vào trận liền lấy Kim Dao Tiển quăng lên, cái kéo phép nầy xòe lưỡi, chiếu hào quang sáng giới.

    Chẳng ngờ Lão Tử thấy Kim Dao Tiển bay xuống liền đưa tay áo hứng vào.

    Bích Tiêu liền lấy Hỗn Nguyên Ðấu quăng lên, Lão Tử biết là phép dữ của cung Bích Du liền lấy Phong Hỏa bồ đoàn là báu vật đệ nhất của cung Huyền Ðô sai Huỳnh Cân lực sĩ thâu Hỗn Nguyên Ðấu đem về cung Ngọc Hư.

    Ba vị tiên cô mất phép, tức giận kêu lớn:

    - Lão Tử, ngươi thâu phép báu của ta, không thể nhịn được.

    Vân Tiêu múa gươm xuống chém, Lão Tử lấy bức Càn Khôn sai Huỳnh Cân lực sĩ bọc Vân Tiêu đem nhét dưới chân núi Kỳ Lân.

    Huỳnh Tiêu vung gươm chém Nguyên Thỉ.

    Nguyên Thỉ khiến Bạch Hạc đồng tử quăng Tam bửu Ngọc Như Ý lên, Ngọc Như Ý đánh nhằm đầu Huỳnh Tiêu tét hai, Huỳnh Tiêu nhào xuống đất chết tươi.

    Bích Tiêu hét lớn:

    - Công tu luyện chị em ta mấy ngàn năm, bị các ngươi làm hại một ngày.

    Nói rồi liều mạng lướt tới chém Nguyên Thỉ, bị Bạch Hạc đồng tử lấy Ngọc Như Ý đánh rơi gươm xuống đất.

    Nguyên Thỉ lấy cái hộp giở nắp, quăng lên trên cao thâu Bích Tiêu và chim rằn vào hộp. Chỉ nửa tiếng đồng hồ sau, người và vật đều tiêu ra huyết.

    Có thơ than rằng:

    Ba cô họ Tiêu quyết tu hành,

    Lập trận vì chưa báo oán anh

    Một chị phân vân đường họa phước

    Hai em lừng lẫy quyết đua tranh

    Phép tiên Triệt giáo không thua kém

    Kéo độc quăng lên chẳng phải lành

    Chọc giận Ngọc Hư cùng Lão Tử

    Khiến cho xương thịt phải tan tành.

    Ba vị tiên cô đã bỏ mạng rồi. Thể Vân với Hạm Chi đều đứng trên đài coi hai vị Thiên Tôn phá trận.

    Hai vị Thiên Tôn vỗ tay một cái, sấm sét nổ tung, trận cửu khúc Huỳnh Hà bị tiêu hủy, các tiên trưởng đang nằm trong trận giật mình thức dậy cúi đầu làm lễ.

    Nguyên Thỉ và Lão Tử trở về Lư Bồng.

    Chư tiên đồng hội lại ra mắt.

    Nguyên Thỉ nói với các đồ đệ bị nạn:

    - Từ nay các đồ đệ bị lọt vào trận Huỳnh Hà đã bị mất hết hào quang, thiên môn đã lấp, đợi hội Phong Thần xong phải bắt đầu tu lại. Tử Nha còn đang chịu ba mươi sáu đạo binh công phạt, các ngươi phải ráng phò trì. Ta cho các ngươi phép Tùng Ðịa Kim Quang, mỗi ngày đi vài ngàn dậm, còn các phép bị Hỗn Nguyên Ðấu thâu hết, ta sẽ truyền trả lại cho. Nay ta để Nam Cực và Bạch Hạc ở đây phá trận Hồng Sa, còn ta với sư huynh ta về động.

    Chư tiên đồng quỳ cúi lạy đưa.

    Lúc ấy Thể Vân và Hạm Chi đứng trên đài bát quái, nghe tiếng sấm nổ, biết trận đã bị phá, và các tiên đều tỉnh dậy hết, nên hai nàng tức tốc về dinh thuật lại mọi việc cho Thái Sư Văn Trọng nghe.

    Văn Thái Sư buồn bã vô cùng, liền viết biểu sai người về Triều Ca khiến Ðặng Cửu Công ra trợ chiến."

    CÁc hồi trích hồi 84, hồi 50-51 phong thần diễn nghĩa. *vno 78*
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2024
  6. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Nói chung, phong thần diễn nghĩa mỗi câu mỗi dòng là chửi Xiển giáo và các đạo sỹ là đệ tử của Xiển giáo. Theo tôi, chính là vì tác giả Hứa Trọng Lâm là người ghét đạo sỹ nói riêng và Đạo giáo nói chung. Miêu tả các đạo sỹ là 1 bọn đã xuất gia mà còn tham công danh lợi lộc, vẫn còn chém giết sát sinh, chuyên chơi lấy nhiều đánh ít, lấy lớn đánh nhỏ. Hay chơi đánh lén sau lưng hay đánh lén trong tối. Nên đã viết phong thần diễn nghĩa, mục đích là chửi rủa, hạ thấp Đạo giáo. Nhưng, tại sao không chửi thẳng Đạo giáo mà trong truyện phong thần diễn nghĩa, ông lại gọi Đạo giáo là Xiển giáo? *qobe 26*

    Theo tôi có 2 lý do sau:

    1 Phong thần diễn nghĩa lấy bối cảnh cuối Thương, đầu Chu. Lúc này Lão tử hay trong Đạo giáo còn gọi là Thái Thượng Lão Quân chưa chào đời. Nên gọi Đại giáo là không chính xác. *vno 78*

    2 Do tác giả sợ chửi Đạo giáo sẽ bị giới đạo sỹ chửi. Nên tác giả Hứa Trọng Lâm phải viết chệch đi là Xiển giáo, nhưng qua trang phục và các cách gọi chân nhân, chân quân, đạo sỹ. THì ai cũng biết là truyện này đang chửi rủa đạo giáo. *vno 78*

    Hứa Trọng Lâm chắc là lúc còn sống có thù oán với giới đạo sỹ, nên mới chửi đạo sỹ nhiều như vậy. *vno 77*
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
  7. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Bấm để xem
    Đóng lại
    1 Mâu thuẫn giữa Triệt giáo và Xiển giáo:

    Giáo chủ của Triệt giáo là Thông Thiên giáo chủ, giáo chủ Xiển giáo là 2 người Lão Tử và Nguyên Thủy thiên tôn, sư huynh của Thông THêin giáo chủ. Trong đấy Thái Thượng Lão Quân, tức là Lão Tử là đại sư huynh trong 3 người. Trong truyện Xiển giáo của THái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy thiên tôn luôn xuất hiện trong tình trạng đối đầu với Triệt giáo của THông Thiên giáo chủ, vậy thật sự Thông Thiên giáo chủ và 2 vị sư huynh của Triệt giáo có thù oán gì mà phải tập hợp tất cả đệ tử chém giết nhau? *vno 77*

    Ban đầu, em xem phim phong thần diễn nghìa phiên bản 2006 và 2009. Em nghĩ do Nguyên Thủy thiên tôn và Thái Thượng Lão Quân do chán ghét, khinh thường đệ tử sư đệ mình là yêu quái, tức là động vật tu tiên thành hình người. Ngoài ra cũng do Nguyên Thủy thiên tôn và Thái Thượng Lão Quân không muốn đệ tử của mình mất mạng mà lên bảng phong thần làm thần, nên 2 vị giáo chủ Xiển giáo mới gây sự với các đệ tử Triệt giáo để các thần tiên Triệt giáo lên bảng phong thần thay đệ tử Xiển giáo. Sau này em đọc hồi 77 của phong thần diễn nghĩa thì đã xác nhận điều em nghĩ là đúng:

    "Bên trận Tru tiên, các đệ tử hay tin Nguyên Thỉ đến liền vào bạch với Thông Thiên giáo chủ, tức thì một hồi kiểng đổ vang như từng giọt mưa điểm trên vũng nước, tiếp đó cờ phướng kéo ra như mây mờ, Thông Thiên giáo chủ cỡi Khuê ngưu ra trước cửa trận, đệ tử hầu hạ hai bên.

    Thông Thiên giáo chủ thấy Nguyên Thỉ liền bái và nói:

    - Tôi chào đạo huynh.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Sư đệ lập làm chi trận dữ như vậy? Khi trước chúng ta đồng họp mặt trên Bích Du cung, nghị lập bảng Phong thần, chia ra ba bậc, ai có đức thì làm tiên, ai ít đức công quả thì làm thần, nếu ai quá nữa thì làm quỷ. Nay Trụ Vương vô đạo, khí số hết rồi, Châu Võ hành nhơn, số trời đã định, lẽ nào sư đệ không biết hay sao mà lập trận lớn đón đường Tử Nha? Trước khi luận bảng Phong thần, sư đệ đã thỏa thuận với số 365 người lên đài Phong thần trong đó Triệt giáo có tên những người không được thành chánh quả cũng nhiều sao nay sư đệ lại quên lời, thất tín?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Sư huynh hỏi tôi việc ấy làm gì? Hãy hỏi Quảng Thành Tử thì rõ hơn.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Quảng Thành Tử, công việc ra sao?

    Quảng Thành Tử thuật lại chuyện trả mão trên Bích Du cung bị các tiên đón đường vấn nạn, kể hết các việc không sót một điều.

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Quảng Thành Tử đã mắng ta không biết phải quấy, chẳng luận hiền ngu, dạy học trò có lông, có sừng ở chung với cầm thú. Ta nghĩ lại, thầy ta truyền đạo cho ba anh em ta, sau chia làm hai, kẻ dạy Xiển giáo tu hành, người dạy Triệt giáo an bang tế thế. Tuy chia làm hai cách dạy, cũng một gốc mà ra. Nếu nó nói ta ăn chung ở lộn với cầm thú thì sư huynh lại khác hơn sao?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Sư đệ đừng trách Quảng Thành Tử, chính tại học trò sư đệ ngang dọc, ỷ mạnh hiếp người, thiệt là lòng cầm thú, sư đệ đụng đâu dạy đó, chọn kẻ không biết điều, nên kiếm chuyện thị phi thêu dệt hại muôn dân đồ thán.

    Thông Thiên giáo chủ vừa cười vừa đáp:

    - Sư huynh nói sai rồi. Ðạo là một đường sáng cần phải mở rộng cho chúng sanh vào khoảng ánh sáng ấy. Ðạo dạy người, sửa đời, thì bất kỳ những ai muốn đắc đạo đều có quyền hành đạo, tại sao lại hạn chế, chỉ lựa những người có đức hạnh? Ðạo giúp người hay người giúp đạo? Nếu chỉ lựa những người đạo đức mới cho hành đạo thì té ra sai lạc ý nghĩa của đạo rồi. Ðạo đâu phải là một triều đình mà bảo phải lựa người tài đức để cai trị, mà đạo chính là chỗ đào tạo người bất tài, thiếu đức trở thành người tài đức kia mà. Ðạo huynh nên xét lại điểm ấy. Còn học trò đạo huynh khinh học trò tôi là loài có lông, có sừng, tôi thiết tưởng mọi sinh vật trong vũ trụ đều bình đẳng trước đạo đức, trong lãnh vực đạo đức không thể phân chia trên dưới, dầu là loài có lông, có sừng cũng được quyền làm việc đạo, thì lời khinh miệt ấy rất trái lẽ. Ðến như đạo huynh, trước mặt tôi mà đạo huynh còn mắng học trò tôi là cầm thú thì bảo sao ý thức ấy không ăn sâu vào tư tưởng của môn đồ Xiển giáo?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Sư đệ quá nghe lời học trò mình mà nóng nảy tai hại đến công việc tu hành. Tôi thiết tưởng một kẻ chân tu không bao giờ thiên lệch, đã thiên lệch tất nhiên trái với con đường hành đạo. Lẽ học trò mình chưa thuần thục về đạo đức, sư đệ phải đem luật lệ ra dạy dỗ, làm cho chúng nó đi trên con đường ngay, sao lại vì lời thêu dệt của chúng mà lập trận dữ, trái mệnh trời?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Hành đạo là nhiệm vụ thiêng liêng và trường cửu của người dẫn đạo, không phải một thời gian mà hoàn tất. Nó như một con đò đưa khách sang sông, thì biết bao giờ dứt được. Lúc bắt đầu tức là lúc đã đến, mà lúc đã đến là bắt đầu. Ðạo huynh bắt đầu trách tôi thiên lệch, nhưng nếu tôi cứ nhắm mắt làm ngơ, để cho môn đồ tôi bị áp chế mãi mãi, môn đồ tôi sẽ có quan niệm rằng tu hành là ép mình vào một khuôn khổ để cho mọi người hà hiếp, như vậy có bảo tồn được đạo giáo không?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Nhưng tại sao sư đệ cứ cho là môn đồ mình bị kẻ khác hà hiếp? Ý nghĩ ấy có phải sư đệ đã thiên lệch, nghe theo lời thêu dệt của môn đồ mình không? Vì nghe môn đồ mình nói mà lập trận dữ sát phạt nhau, như thế là trái lẽ.

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Chính sư huynh đã bênh môn đồ mình không xét lẽ công bằng. Tôi lập trận này không phải vì nóng giận hay vì trái mệnh trời, mà chỉ để giữ thể diện, bảo vệ giáo lý Triệt giáo thôi.

    Nguyên Thỉ cười:

    - Giáo lý Triệt giáo là sát kiếp là nghịch thiên?

    Thông Thiên giáo chủ cũng cười cay đắng:

    - Ðạo huynh lầm rồi! Nó là sự vươn lên không chịu bị tiêu diệt.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Thế thì cũng do số trời định, không thể tránh nổi.

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Tôi đã lập trận rồi, đạo huynh cứ vào phá.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Muốn phá trận ấy cũng chẳng khó gì. Ðể ta vào xem thử.

    Thông Thiên giáo chủ giục Khuê Ngưu vào cửa Lục tiên, các đệ tử đều theo vào trận.

    Còn Nguyên Thỉ ngồi dựa trên Trầm hương liễn vịn tay ghế thủng thỉnh bay vào đến cửa chánh Ðông là chổ treo gươm Tru Tiên, Nguyên Thỉ vỗ Trầm Hương Liễn một cái truyền thần Yết Ðế giở thẳng chân ghế lên, bốn chân ghế hiện bốn bụi bông sen trên bông sen hào quang sáng chói.

    Nguyên Thỉ bay ra cửa Tru Tiên, Thông Thiên vỗ tay một cái sấm nổ vang trời, gươm Tru Tiên múa một cái, chém đứt một bông sen.

    Nguyên Thỉ bay khắp bốn cửa, hao mất bốn bông sen, liền ngâm bài kệ:

    Thông Thiên lập trận thật chưa thông,

    Bốn cửa treo gươm rất uổng công

    Hãm, Tuyệt, Lục, Tru đều chẳng ích,

    Ra vào coi lại thể như không.

    Nguyên Thỉ ra khỏi trận các đệ tử rước vào Lư bồng.

    Nhiên Ðăng hỏi:

    - Tôn sư xem trận ấy ra thế nào?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Ta coi chưa rõ.

    Nam Cực tiên ông nói:

    - Tôn sư đã vào trận, sao không phá cho rồi đặng Tử Nha phạt Trụ.

    Nguyên Thỉ nói:

    - Mọi việc còn phải có ý kiến sư huynh ta nữa ta đâu dám tự chuyên. Chờ sư huynh ta đến đây sẽ tính.

    Nói vừa dứt tiếng xảy nghe tiếng nhạc trên mây, mùi hương nghi ngút, Lão Tử cỡi Thanh ngưu có Huyền Ðô Ðại pháp sư theo phò hộ, đồng đáp xuống Lư Bồng.

    Nguyên Thỉ dẫn đồ đệ nghênh tiếp.

    Hai vị tiên lão ngồi vào giữa, các đệ tử đứng xung quanh hầu hạ.

    Lão Tử hỏi:

    - Thông Thiên lập trận Tru Tiên cản đường Khương Thượng để ta xuống đây hỏi thử xem Thông Thiên trả lời làm sao?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Tôi vô phép đã vào xem trận rồi, nhưng chưa giao chiến.

    Lão Tử nói:

    - Sao không phá trận cho rồi?

    Nguyên Thỉ nói:

    - Tôi còn đợi lệnh sư huynh.

    Lão Tử nói:

    - Như Thông Thiên chịu phép thì thôi, bằng cưỡng lại thì bắt về cung Tử Tiêu cho sư tôn vấn tội.

    Khi ấy hai vị giáo chủ ngồi trên Lư Bồng, hào quang ngũ sắc tỏa đến tận ải Giới Bài.

    Thông Thiên giáo chủ nói với các đệ tử:

    - Ðại sư huynh ta đã đến, ta cần gặp mặt xem đại sư huynh ta xử sự làm sao.

    Nói rồi truyền Ða Bửu đạo nhân gióng chuông đánh khánh, kéo ra ngoài trận Tru Tiên mời Lão Tử xuống Lư Bồng nói chuyện.

    Na Tra vào thưa.

    Giây phút Lão Tử cỡi Thanh ngưu bay xuống Lư Bồng.

    Thông Thiên giáo chủ làm lễ ra mắt và nói:

    - Tiểu đệ xin chào Ðại sư huynh.

    Lão Tử nói:

    - Sư đệ! Ba anh em ta lập bảng Phong thần là tuân theo cơ tạo hóa sao sư đệ nghịch thiên lập trận dữ, ngăn cản binh Châu?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Tôi không có ý ngăn cản binh Châu, việc trần tục chánh tà đã rõ ai vô đạo, bạo tàn thì bị phạt, đó là lẽ đương nhiên. Tôi xuống đây lập trận chỉ vì muốn bảo tồn giáo lý của Triệt giáo mà thôi.

    Lão Tử nói:

    - Sư đệ nói sao khó nghe quá! Bảo tồn giáo lý thế nào?

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Môn đồ Xiển giáo khi dễ môn đồ của Triệt giáo chúng tôi. Quảng Thành Tử ba lần đến cung Bích Du khi thị cả tôi nữa. Ấy là phạm luật nghiêm kẻ nhỏ không nhường người trên, đạo lý đổ nát. Hôm qua tôi đã tỏ bày với Nhị sư huynh, mà Nhị sư huynh vẫn binh học trò mình, cố hiếp bức tôi nhiều chuyện. Nếu muốn khỏi mích lòng nhau phải giao Quảng Thành Tử cho tôi trị tội, nếu không chịu thì tự ý đại huynh xử sự.

    Lão Tử đáp:

    - Quảng Thành Tử là người đạo đức, lẽ nào dám phạm người trên? Sư đệ đừng nghe lời thêm bớt của học trò mình lập trận bất nhơn, hại người tu luyện. Dẫu Quảng Thành Tử có vô lễ, tội cũng chưa đáng chết, sao sư đệ nóng giận làm chuyện nghịch thiên. Thôi, phải nghe lời ta dẹp trận ấy đi, rồi trở về Bích Du cung ăn năn sửa lỗi, thì ta còn dung được, bằng không ta bắt nạp cho thầy, đuổi về phàm tục không cho đến Bích Du cung làm giáo chủ nữa, chừng ấy ăn năn không kịp.

    Thông Thiên giáo chủ tưởng đem lẽ phải bạch minh với Lão Tử để Lão Tử suy xét, ngờ đâu bị Lão Tử mắng như vậy, nổi giận nói:

    - Tôi với Ðại sư huynh là bạn học một thầy, cùng là giáo chủ, sao sư huynh tư vị học trò, nói nhục tôi như vậy. Nếu thế còn gì là đạo đức, lẽ phải. Tôi đã lập trận thì không dẹp bao giờ. Sư huynh là người thần thông cứ vào phá thử?

    Lão Tử cười, nói:

    - Phá trận không khó chi, song ta khuyên ngươi sau chớ thở than, hối hận. Thôi, ta cho ngươi vào trước sửa soạn đi, rồi ta sẽ vào phá. Nếu không sắp đặt sẵn, chắc là bị bối rối.

    Thông Thiên giáo chủ nói:

    - Tôi không cần sắp đặt gì nữa. Sư huynh muốn phá thì cứ vào tôi chỉ khuyên một điều là phải cẩn thận kẻo bị bắt.

    Nói rồi giục Khuê ngưu về cửa Hãm tiên, đứng trong trận chờ Lão Tử.

    Lão Tử vỗ sừng trâu, bốn chân trâu hiện hào quang bay hỏng đất.

    Lão Tử lại trải bức Thái Cực Ðồ ra, hóa thành cái cầu vòng rồi bước lên cầu vòng ấy xông vào trận ca rằng:

    Sanh đời hỗn độn gặp thầy truyền,

    Biến hóa vô cùng phép tự nhiên

    Dạy chúng làm lành toan bỏ dữ,

    Ðộ người khỏi tục đặng thành tiên

    Một trường Xiển giáo ưa thanh tịnh,

    Hai chữ vô vi lánh thị trường

    Chẳng đã thương người trong nước lửa,

    Phải vào trận dữ dẹp cho yên.

    Thông Thiên thấy Lão Tử vào phá trận, liền vỗ tay một cái, sấm nổ vang trời.

    Lão Tử cười ngất nói:

    - Sư đệ đừng vỗ tay vô ích, hãy coi cây gậy của ta đây.

    Thông Thiên giáo chủ thấy Lão Tử vào trận một cách dễ dàng, lại vung gậy múa máy, nổi giận vung đao đến chém. Nhưng gậy thì dài, gươm thì ngắn nên Thông Thiên giáo chủ cứ lo đỡ gạt chứ đâm không tới.

    Lão Tử thấy vậy lại cười to nói:

    - Ta thấy ngươi chưa thông đạo pháp, thế mà dám lên làm giáo chủ Triệt giáo.

    Thông Thiên giáo chủ giận tím mặt, nói:

    - Ngươi khinh khi ta đến thế, hèn chi để học trò giết hại đệ tử ta không biết bao nhiêu cả. Thật thù này không biết chừng nào nguôi.

    Các đệ tử Triệt giáo đứng trên đài Bát quái thấy cảnh vật xảy ra, ai nấy mặt mày cũng đầy sát khí, muốn bay xuống ăn tươi nuốt sống Lão Tử."
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2024
  8. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Qua đoạn văn trên, có thể thấy lý do vì sao Xiển giáo hay tìm cách bắt nạt và sát hại thành viên Triệt giáo. Do Nguyên Thủy thiên tôn và Thái Thượng Lão Quân, 2 giáo chủ Xiển giáo khinh thường đệ tử Triệt giáo là yêu quái, tức là động vật tu tiên thành hình người. Ngoài ra, do Nguyên Thủy thiên tôn và Thái Thượng Lão Quân không muốn đệ tử của mình bị giết phải lên bảng phong thần. Nên mới phải sát hại các đệ tử Triệt giáo, sao cho đủ 365 vị thần trong bảng phong thần.

    Nghe làm thần tuy oai phong, nhưng thật ra các thần trong phong thần diễn nghĩa đều là tướng hay tiên chết trận trong phong thần đại chiến. Và phải chịu sự kiểm soát của thiên đình, nên Nguyên Thuỷ thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân không muốn đệ tử của mình trở thành thuộc hạ của thiên đình và Ngọc Hoàng đại đế.
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tư 2024
  9. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    2 Nguồn gốc của 3 người Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy thiên tôn, Thông Thiên giáo chủ:

    Ai đọc truyện phong thần diễn nghĩa đều biết, Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy thiên tôn và Thông Thiên giáo chủ đều là đệ tử của Hồng Quân lão tổ. Trong đấy Thái Thượng Lão quân là đại sư huynh, Nguyên THủy thiên tôn là nhị sư huynh, cả 2 đều là giáo chủ Xiển giáo. Thông Thiên giáo chủ là tam sư đệ và là giáo chủ Triệt giáo. Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy thiên tôn đều xuất hiện trong đạo giáo, và là 2 trong 3 Tam Thanh. Còn Thông Thiên giáo chủ không có trong đạo giáo và chỉ xuất hiện trong truyện phong thần diễn nghĩa, câu hỏi đặt ra ở đây. Nguồn gốc của 3 người này là gì và Thông Thiên giáo chủ có phải là 1 trong Tam Thanh và là Linh Bảo thiên tôn không?
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng tư 2024
  10. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Theo truyền thuyết đạo giáo, Tam Thanh được sinh ra từ Bàn Cổ. Vị thần đã khai thiên lập địa theo thần thoại Trung Quốc.

    "Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở Hỗn Độn sơ khai chưa có phân rõ Trời và Đất, trước cả Hỗn Mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí là Thái Vô Nguyên Khí (cũng gọi khí Hư Vô Nguyên Thuỷ, hay Hỗn Nguyên khí), có vị Nguyên Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thủy Thiên Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ rồi tạo ra Trời Đất. Khi Bàn Cổ khai Thiên tích Địa xong, thì kiệt sức ngã xuống, Bàn Cổ Nguyên Thần (Thần Thức hay còn gọi là Linh Hồn) kết hợp Tiên Thiên Thanh Khí phân làm ba trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn (Dương Thức – Hướng Thiên, sau quen gọi Thiên Hồn), Linh Bảo Thiên Tôn (phần Âm Thức – Hướng Địa, sau quen gọi Địa Hồn), Đạo Đức Thiên Tôn (Hòa Thức, tức hòa cả Âm Dương tạo thành Hòa Khí tức Thần Hồn, sau gọi chung là Nguyên Hồn), là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng nguyên thần hóa thành ba vị Thiên Tôn thì tồn tại mãi mãi. Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng với Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn tạo thành Tam Thanh.

    Tam Thanh sinh hóa mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh. Ngọc Hoàng Thượng đế là Thiên Đế ở thiên đình, cũng là do Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ định."

    Qua đoạn văn trên, thì theo truyền thuyết đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Vương tức thần Bàn Cổ đã sinh ra Tam Thanh. Nhưng đấy là trong thần thoại đạo giáo, còn trong tác phẩm phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm thì sao?
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng tư 2024
  11. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu Tam Thanh trong đạo giáo là những ai.

    "Tam Thanh (Hán Việt: 三清) là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo tại Trung Quốc. Tam Thanh bao gồm:

    • Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn
    • Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
    • Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, cũng chính là Thái Thượng Lão Quân, giáng thân Lão Tử là Tổ Đạo Giáo." Như vậy, chúng ta thấy cả Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy thiên tôn trong đạo giáo đều xuất hiện trong phong thần diễn nghĩa. Nhưng không có Linh Bảo Thiên Tôn. Mà chỉ có Thông Thiên giáo chủ, vậy nguồn gốc của 3 người Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy thiên tôn và Thông Thiên giáo chủ là từ đâu mà ra, và Thông Thiên giáo chủ trong phong thần diễn nghĩa có phải Linh Bảo thiên tôn hay không? Thì cũng theo truyện phong thần diễn nghĩa, Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy thiên tôn và Thông Thiên giáo chủ là bạn học và cùng đều học phép thuật từ Hồng Quân lão tổ.

    "Thông Thiên giáo chủ buồn bã nói:

    - Ðó là một việc lớn, có thể làm chấn động đến cơ trời, chẳng phải tầm thường. Vì trận ấy là một trận dữ, mà suốt đời tu hành ta đã luyện được. Ta tính đến cung Tử Tiêu, thưa với thầy ta là Hồng Quân lão tổ, rồi mới dám lập.

    Dứt lới Thông Thiên giáo chủ ngồi yên trong trầm lặng, hình như đang tìm một cơ năng huyền diệu trong người để phát động một năng lực mới.

    Giữa lúc đó, nơi hướng Nam có một vừng mây năm sắc hiện ra, hào quang chiếu sáng lòa, gió quyện mùi hương thơm nực.

    Rồi có một ông lão đi đến ngâm lớn:

    Từ đời Bàn cổ ẩn trong rừng,

    Dạy được ba trò dạ rất ưng

    Xiển giáo chia ra cùng Triệt giáo,

    Cho hay cũng một gốc Hồng quân.

    Thông Thiên giáo chủ giật mình, biết Hồng Quân lão tổ đến, liền quỳ mọp xuống đất nghinh đón và thưa:

    - Ðệ tử không hay sư phụ đến, nên nghinh tiếp trễ. Xin sư phụ tha tội.

    Hồng Quân lão tổ hỏi:

    - Sao ngươi lập trận Vạn Tiên thiệt hại môn đồ ngươi nhiều như vậy?

    Thông Thiên giáo chủ thưa:

    - Bởi hai vị sư huynh khi dễ Triệt giáo, để học trò mắng nhiếc đệ tử quá lời, chẳng nghĩ đến tình thầy, khinh thường bạn hữu.

    Hồng Quân lão tổ nói:

    - Sao ngươi không tự trách mình, mà tìm lời trách bạn? Ngươi không nhớ lời giao ước khi mới lập bảng Phong Thần sao? Việc danh lợi là chỉ kẻ phàm, việc giận dữ là phần con gái. Nếu không dằn tánh ấy sao gọi là tiên? Vả lại ba anh em ngươi tu luyện từ thuở hỗn độn đến nay không phải một kiếp. Chẳng lẽ vì việc nhỏ nhen mà dứt nghĩa đồng song. Ta biết Lão Tử, Nguyên Thỉ cũng có nhiều điều trái lẽ, làm cho môn đồ Triệt giáo ngậm hờn, song hai người ấy thuận theo mà quấy động đạo trời. Ðã biết mỗi phái hệ có một đường tu, song đường tu nào kết cuộc cũng phải về lẽ chánh. Nếu ngươi thù hiềm mãi, cố lập trận Ðịa thủy hỏa phong, làm khó dễ cho hai vị sư huynh ngươi, thì phần ngươi cũng không an được. Ta lấy tình sư đệ xuống đây giải hòa. Ðạo nào lo dạy đạo nấy.

    Thông Thiên giáo chủ thưa:

    - Sư phụ quở trách đệ tử không dám cãi, nhưng xét ra Triệt giáo không làm gì hại đến Xiển giáo mà Xiển giáo cố áp bức, gây sát kiếp. Như hai trận vừa rồi, Xiển giáo mời hai vị giáo chủ Tây phương xuống đánh đệ tử, rồi chia nhau bắt môn đồ đệ tử một số hiện nguyên hình để sai khiến một số bắt đem đi để dùng riêng. Như vậy còn gì ức hiếp bằng. Sư phụ không nghĩ điều ấy quở trách đệ tử thật oan ức.

    Hồng Quân lão tổ nói:

    - Thì ta đã bảo hai bên đều có lỗi lầm cả. Nay phải bỏ lỗi lầm để hòa thuận với nhau. Nếu các ngươi có đứa nào không nghe lời, ta không nhìn là đệ tử nữa.

    Nói rồi quay lại bảo ba trăm môn đồ Triệt giáo:

    - Các ngươi hãy về động tiếp tục tu luyện, đừng nghĩ đến oán cừu nữa.

    Thông Thiên giáo chủ thấy thầy mình nói gắt như vậy, nuốt hận thưa:

    - Sư phụ đã dạy, đệ tử không dám cãi lời, nhưng thật không còn mặt mũi nào nhìn thấy ai nữa.

    Hồng Quân lão tổ dắt Thông Thiên giáo chủ tới Lư Bồng.

    Na Tra đứng ngoài đang bàn luận với các tiên, thấy Thông Thiên giáo chủ với một ông già tóc bạc chống gậy đến, hào quang chói mắt, vội chạy vào nói lớn:

    - Có Thông Thiên giáo chủ và một lão sư đến đây.

    Nguyên Thỉ và Lão Tử biết sư phụ mình đến, liền ra khỏi Lư Bồng quỳ mọp xuống đất nghinh đón.

    Các đệ tử tiên gia thấy vậy thất kinh, ai nấy quỳ thành một hàng dài, sau hai vị giáo chủ.

    Lão Tử và Nguyên Thỉ thưa:

    - Chúng tôi không hay tin sư phụ đến, nên nghinh tiếp trễ tràng, xin sư phụ từ bi hỉ xả.

    Hồng Quân lão tổ nói:

    - Bởi các ngươi dạy đệ tử không nghiêm, nên sanh ra sát kiếp, Xiển giáo và Triệt giáo tranh nhau. Nay ta xuống đây lo việc giải hòa. Tai ta không muốn nghe cãi lý, mắt ta không muốn thấy tranh hành. Hai bên đều có những lỗi lầm, từ nay phải ăn năn chừa lỗi.

    Lão Tử và Nguyên Thỉ đồng cúi đầu dạ một tiếng và thưa:

    - Chúng tôi không dám cãi lệnh.

    Nói rồi rước Hồng Quân lão tổ lên Lư Bồng.

    Tiếp Dẫn và Chuẩn Ðề xin làm lễ, Hồng Quân lão tổ xua tay nói:

    - Ba đứa học trò tôi là đệ tử, phải giữ lễ với thầy, còn quý vị đạo hữu xin cho tôi miễn điều ấy.".

    Phong thần diễn nghĩa hồi thứ 84.
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2024
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...