Đọc hiểu văn bản: Thi nói khoác I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: Truyện cười dân gian 2. Ý nghĩa nhan đề: "Thi nói khoác" là thi nói những điều không có thật trong cuộc sống 3. Xuất xứ: Tác phẩm in trong "Truyện cười dân gian Việt Nam" 4. Nhân vật: bốn viên quan và 1 tên lính hầu 5. "Thi nói khoác" là một truyện cười ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật "vì: - Dung lượng ngắn gọn - Cốt truyện đơn giản: + Ít nhân vật: Bốn viên quan và một tên lính hầu + Sự việc đơn giản: Bốn viên quan thi nhau nói những điều không có thật trong thực tế để xem ai nói giỏi hơn + Mỗi viên quan nói một lượt lời và kết thúc bất ngờ ở lời tên lính hầu. =>" Thi nói khoác "là truyện cười dân gian mang những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện cười. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Cuộc thi nói khoác giữa bốn viên quan - Hoàn cảnh cuộc thi nói khoác: + Bốn viên quan được nghỉ + Bốn người rủ nhau đánh chén => Hoàn cảnh dễ khiến con người nói khoác - Lời thoại của bốn viên quan: + Ông thứ nhất + Ông thứ hai + Ông thứ ba + Ông thứ tư - Nội dung nói khoác của ông thứ hai có ý giễu cợt ông thứ nhất vì" một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng này "chính là dùng để trói" con trâu liếm một cái hết cả sào mạ ". - Nội dung nói khoác của ông thứ tư có ý giễu cợt ông thứ ba vì cái cây cao" trứng chim ở ngọn cây rơi xuống nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi "chính là dùng để làm cây cầu mà" người ở hai đầu chẳng bao giờ trông thấy được nhau, hai cha con ở hai đầu chẳng bao giờ gặp được nhau ". => Viên quan nào cũng ra sức khoác lác để chứng tỏ mình giỏi hơn người kia. 2. Kết thúc truyện cười - Bốn viên quan đang sung sướng, sảng khoái, đắc chí vì sự khoác lác của mình thì bỗng có tiếng thét làm các quan giật bắn người," run cầm cập, nhìn xung quanh " - Bất ngờ hơn nữa tiếng thét" uy quyền "khiến bốn viên quan hoảng sợ là tên lính hầu nhỏ bé cũng đang nói khoác" chơi chơi"với các quan. => Đây chính là yếu tố gây cười bất ngờ của tác phẩm. 3. Ý nghĩa truyện cười - Mang tiếng cười mua vui, giải trí - Phê phán, châm biếm thói khoác lác của con người (MĐ chính) - Bài học: Không nên nói những điều không có thật, quá sự thật trong cuộc sống. 4. Kết luận - Các yếu tố đặc trưng của truyện cười: + Nhân vật + Lời thoại + Nguyên nhân gây cười + Ý nghĩa câu chuyện